Chia sẻ

Tre Làng

QUỐC TẾ CÔNG NHẬN HOÀNG SA, TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM TỪ LÂU

Những ngày gần đây, Biển Đông lại dậy sóng với sự ngang ngược của Trung Quốc khi đưa giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trước sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, nhiều học giả trong nước và quốc tế đã đưa ra những bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Vietnam+ xin trân trọng giới thiệu đến độc giả bài viết nghiên cứu, thể hiện quan điểm của Đại úy, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Minh (Phòng Khoa học Quân sự, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Quốc phòng) về vấn đề này.

Tập Atlas Thế giới của nhà địa lý học kiệt xuất người Bỉ Philippe Vandermaelen (1795–1869), thành viên Hội địa lý Paris, được xuất bản năm 1827 khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

Chủ quyền không thể chối cãi

Việt Nam là quốc gia duy nhất có những dữ kiện địa lý, bằng chứng lịch sử, cơ sở pháp lý quốc gia và quốc tế để xác lập chủ quyền và khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Một quốc gia khi xác lập chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ phải thể hiện đầy đủ tính chất về mặt nhà nước. Có nghĩa là, nhà nước đó có ban hành văn bản, chính sách và tổ chức quản lý hành chính vùng lãnh thổ đó hay không khi nó chưa thuộc chủ quyền của bất kỳ một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào, đồng thời cách thức xác lập chủ quyền phải được thực hiện bởi tổ chức hành chính trực thuộc nhà nước.

Xét về khía cạnh này, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khu vực Biển Đông đáp ứng đầy đủ tính chất về xác lập chủ quyền và khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.Quá trình hoạch định và triển khai chính sách về biển của Nhà nước Việt Nam qua các triều đại phong kiến đã được thể hiện rõ nét trong suốt mọi giai đoạn lịch sử, nội dung đó đã hình thành và liên tục được kế thừa phát triển qua các thể chế nhà nước.

Đặc biệt, trong chính sách về biển đảo qua các triều đại đều có nội dung khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.Việt Nam trong thời kỳ Lê-Trịnh (1592-1788), đã chứng kiến sự mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam của nhà Nguyễn ở Đàng Trong. Trong thời kỳ này, chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được xác lập và đi vào quản lý, khai thác một cách đồng bộ vừa mang tính dân sự vừa mang tính quân sự. 

Tuy nhiên, do vấn đề lịch sử để lại, chủ quyền của Nhà nước Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông đã bị một số quốc gia trong khu vực bất chấp những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và nội dung của Hiến chương Liên hợp quốc cũng như những quy định của Luật Biển quốc tế đã xâm chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa và một số đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa của Nhà nước Việt Nam. 

Điều này, đã dẫn đến hệ quả là cuộc đấu tranh trên các phương diện bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý quốc tế, luật pháp quốc gia và phương diện ngoại giao nhằm khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là cuộc đấu tranh lâu dài nhưng oanh liệt, khó khăn và rất phức tạp. 

Quốc tế thừa nhận

Thực tế cũng cho thấy, một số hội nghị quốc tế diễn ra trong thế kỷ XX, đã đương nhiên thừa nhận chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Năm 1943, bối cảnh chung của thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai đã bước vào giai đoạn khốc liệt nhất. Để xem xét một số vấn đề quan trọng của thế giới có liên quan đến biên giới lãnh thổ, đại diện ba nước Anh, Mỹ và Trung Quốc (Cộng hòa Trung Hoa) đã nhóm họp tại Cairo (Ai Cập) ngày 27/11/1943, mà lịch sử gọi là Hội nghị tam cường Anh-Mỹ-Trung.

Hội nghị này kết thúc đã đưa ra được Tuyên bố chung, trong tuyên bố có đoạn viết: “Nhật Bản phải bị loại ra khỏi tất cả các đảo ở Thái Bình Dương mà Nhật đã cướp hoặc chiếm đóng từ khi bắt đầu cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất năm 1914, và tất cả những lãnh thổ Nhật đã chiếm của Trung Quốc như Mãn Châu Lý, Đài Loan và Bành Hồ sẽ được trả lại cho Cộng hòa Trung Hoa.”

Như vậy, lãnh thổ của Trung Quốc đã được phân định rõ, không có gì liên quan đến chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngoài ra, Tuyên bố Cairo đã không đề cập đến chủ quyền của quốc gia nào đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vì hai quần đảo này đã thuộc chủ quyền của Nhà nước Việt Nam từ lâu, ít nhất là từ thế kỷ XVII đã có những chứng cứ lịch sử chứng minh chủ quyền thuộc về Nhà nước Việt Nam. 

Tiếp đến, vào năm 1945, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai dần dần đi vào kết thúc, thế giới có nhiều việc phải làm đối với các cường quốc thắng trận như vấn đề lãnh thổ, phân chia phạm vi ảnh hưởng... 

Sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc ở mặt trận châu Âu, tháng 7/1945, đại diện ba nước lớn là Anh, Mỹ và Liên Xô đã tổ chức nhóm họp tại Postdam của Đức. Hội nghị Postdam đã ra Tuyên bố chung ngày 26/7/1945, ấn định thể thức giải giáp quân đội Nhật Bản sau khi chiến tranh Thái Bình Dương kết thúc.

Đối với Việt Nam, để giải giáp quân đội Nhật, ba nước Anh-Mỹ-Liên Xô đã quyết định chia Việt Nam thành 2 khu vực từ vĩ tuyến 16.

Theo đó, phía Trung Quốc do phái đoàn Cộng hòa Trung Hoa (Quốc dân đảng) có nghĩa vụ giải giáp quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 ra Bắc, trong đó có quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam tọa lạc tại vĩ tuyến 16: nhóm Lưỡi Liềm phía Tây Nam tại vĩ độ 16 độ 30’ Bắc và nhóm An Vĩnh phía Đông Bắc tại vĩ độ 16 độ 50’ Bắc. Trong khi đó, quân đội Anh có nghĩa vụ giải giáp quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, kể cả quần đảo Trường Sa tọa lạc tại các vĩ tuyến từ 12 độ đến 7 độ Bắc, tính từ Cam Ranh xuống tỉnh Cà Mau.Từ 4-8/9/1951, Hội nghị San Francisco được tổ chức, có đại diện 51 nước tham dự để bàn về việc ký hòa ước hòa bình với Nhật Bản. Phái đoàn Quốc gia Việt Nam đại diện cho Nhà nước Việt Nam do Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu thuộc Chính phủ Bảo Đại làm trưởng đoàn cũng được mời tham gia hội nghị. 

Trong phiên họp toàn thể thứ hai của hội nghị San Francisco (ngày 5/9/1951), đại biểu Liên Xô là Andrei A. Gromyko đã chỉ trích tính bất hợp pháp và sự vô nghĩa của bản dự thảo hòa ước của Anh. Trên thực tế không chỉ riêng Anh mà Mỹ cũng đưa ra những ý kiến bất hợp lý.

Đó là việc Mỹ đưa ra một đề nghị 7 điểm gọi là để hướng dẫn việc ký kết hòa ước thực sự với Nhật Bản. Trong đó, có điểm thứ 6 đề nghị trao trả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lãnh thổ của Việt Nam cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Hội nghị đã bác bỏ yêu cầu này với 48 phiếu chống vì chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã thuộc về Nhà nước Việt Nam từ lâu.

Tàu Hải cảnh của Trung Quốc chủ động đâm thẳng vào mạn trái tàu Cảnh sát biển Việt Nam. (Nguồn: Cảnh sát biển Việt Nam/TTXVN)

Tuyên bố chủ quyền

Tại San Francisco năm 1951, phái đoàn Quốc gia Việt Nam đã ra tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 

Cụ thể, ngày 7/9/1951, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu đã ra tuyên bố xác định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước 51 phái đoàn ngoại giao của các nước thành viên Liên hợp quốc: “Và để tận dụng không ngần ngại mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống bất hòa, chúng tôi khẳng định chủ quyền của chúng tôi trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ xưa đến nay vẫn thuộc cương vực Việt Nam.” 

Lời tuyên bố đó đã được Hội nghị San Francisco ghi vào biên bản và trong tất cả 51 phái đoàn tham dự hội nghị, không có một phái đoàn nào phản đối thể hiện bằng văn bản. 

Về khía cạnh pháp lý, việc công bố khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước các quốc gia thành viên Liên hợp quốc cho thấy từ năm 1951 các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được các quốc gia trên thế giới đương nhiên thừa nhận là lãnh thổ thuộc chủ quyền của Việt Nam.Sự kiện 92% các quốc gia thành viên Liên hợp quốc thừa nhận chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có giá trị tuyệt đối phù hợp với luật pháp quốc tế, buộc các quốc gia khác phải thừa nhận, kể cả đối với những quốc gia và vùng lãnh thổ không tham dự Hội nghị như Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan. 

Việc hòa ước San Francisco tách riêng Đài Loan, Bành Hồ và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thành hai khoản riêng biệt (b, f) tự nó đã bao hàm ý nghĩa không công nhận chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc. Tại khoản f quy định: “Nhật Bản từ bỏ tất cả các quyền, tước hiệu và đòi hỏi đối với quần đảo Trường Sa (Spratly) và Hoàng Sa (Paracel).”

Rõ ràng, việc phái đoàn Việt Nam đưa ra quyên bố chủ quyền là sự kiện hết sức quan trọng. Đây được xem là cơ sở pháp lý để Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền ở Trường Sa và Hoàng Sa tại các hội nghị, diễn đàn quốc tế và khu vực cũng như đưa vào hồ sơ pháp lý để đấu tranh với các bên có yêu sách tại tòa án quốc tế.

Nguyễn Thanh Minh/VietNam Plus

8 nhận xét:

  1. Biết là thế, nhưng bọn cẩu tặc Bắc Kinh vẫn ngang nhiên chiếm giữ.
    Sẽ có ngày ta lấy lại

    Trả lờiXóa
  2. Cuốc tế công nhận thì làm gì?
    Quan trọng là nắm giữ nó trên thực tế kia

    Trả lờiXóa
  3. Đúng là Lìn, Qt công nhận thì sau này kiện ra anh UN, mình sẽ có cơ hội thắng, đồ ngu ngốc!
    He he, có thế mà cũng không hỉu nổi sao?

    Trả lờiXóa
  4. Tức lắm rùi mà đéo làm j được nó.
    Cho rải thủy lôi cho chết mẹ thằng Tập Cận BÌnh đi

    Trả lờiXóa
  5. Chuyện của lão lìn tru. Nhờ đăng, nhưng chò đéo thấy, anh post mẹ nó lên đây cho các chã tha hồ đọc. Đit mẹ thằng Tre này khó tính.
    NOẠN CÁI NỒN

    Tôi có người cô bạn Trung Quốc, tên thị là Phấn, chuyên nghề buôn quặng sắt từ An-nam về quê hương. Năm thị ở An-nam nhiều hơn ở Trung quốc, ấy nhưng tiếng Việt rất chi là bập bõm, tiếng Anh biết mỗi câu " anh đông lâu"*, một lối phát âm ngọng nghịu kiểu Tàu phù.

    Bất đồng ngôn ngữ là thế nhưng tôi với thị khá thân. Mỗi bận từ Trung quốc sang thị đều thảy cho ít lon bia Thanh Đảo, vài hộp diệu cá ngựa Hải Nam hay mấy bao thuốc lá Hồng Kỳ. Đổi lại lúc rảnh việc tôi hay rủ thị đi uống bia. Thị thích mỗi bia hơi mới thịt chó. Một đặc tính bần nông tương đồng hiếm có với tạng người An-nam ta.

    Hai tuần nay thị không về Hà Nội mà cắm chốt trên mỏ quặng sắt tít tắp mạn Hòa Bình. Trước thị buôn nhưng tự đận nhà nước cấm xuất thô nên vác cả máy móc thiết bị vào làm tinh luyện dưới hình thức góp vốn cổ phần. Thị cùng với 20 đồng hương miệt mài đào bới kiếm ăn như những con con dòi con bọ.

    Mấy hôm nay thị điện thoại liên tục, ngày mấy chục cuộc, hỏi nhõn một việc là Hà Nội có biểu tình không, người Trung quốc có bị đánh không? Tôi hiểu ngay ra là thị đã hóng được tin gì đó ở mạn Hà Tĩnh, Bình Dương. Tôi bảo vẫn yên ổn. Sự việc xảy ra là rất đáng tiếc và đã được vãn hồi. Thị mừng rúm đít.

    Vốn dĩ chỉ là một con buôn đơn thuần nên mỗi khi diệu thịt tôi ít nói với thị về chính trị. Gái mú cũng không mấy hứng thú bởi thị đã quá già. Đàn ông nông nỗi diệu thịt chỉ chém hai món đó là hùng hồn thôi, là chính trị và gái. Tất nhiên gái phải đẹp và chính trị phải thật dã man, thêm thắt tí vỉa hè vào mới tanh tao chất chát. Nhưng thi thoảng tôi cũng đá với thị tý Trường Sa - Hoàng Sa cho ra vẻ yêu nước. Thị bảo tao đéo quan tâm nhưng Trường Sa - Hoàng Sa là của Trung quốc. Tôi bảo lý ở đâu ra thế? Thị lại hề hề, "anh đông lâu.".

    Trả lờiXóa
  6. Chiều qua thị về Hà Nội, hẹn tôi đi uống bia hơi. Thị nói tìm quán nào văng vắng. Tôi bảo hè rồi nên quán nào cũng đông, muốn vắng chỉ có cách mua về nhà. Mà cái anh bia hơi, uống ở nhà đắng như trà bồm pha cờ - lo - xít. Tôi tìm quán quen đông đúc, ngồi góc vắng đợi thị, không quên gắp theo cu em rành rẽ tiếng Hoa để ngồi chém cho chí chát.

    Thị đến cùng với một đồng hương nữa. Chửa an vị thị đã ghé tai bảo mai tao về. Tôi bảo đây với Hòa Bình mấy tí. Thị nghệt mặt, về Trung quốc. Và không đợi thị nói hết ý thì tôi cũng đã hiểu ra. Đồng hương thị thì thào với thằng cu em, bọn tao sợ và có khuyến cáo nên về. Bữa bia gặp mặt bỗng hóa thành buổi chia tay. Bọn tôi uống ác lắm, trạng thái thì thào bỗng chốc thành choang choang. Người Trung quốc và An-nam ta nốc vào đều như thế cả. Lại một sự tương đồng bần nông đáng quý xiết bao.

    Quán bia ngày mỗi đông và ồn ã. Góc vắng bọn tôi ngồi phút chốc chật chội mùi mồ hôi và những gương mặt hao hao gà chọi. Chúng đang xả cái nóng bức cuối ngày vào vại bia sùi bọt, mép chúng cũng đang bã ra bọt màu mắm tôm khi choang choác nổ về biển đảo mấy lị biểu tình. Câu tử tế tôi nghe được là, "địt mẹ bọn Trung quốc, cho chết mẹ chúng nó đi. Tham như chó."

    Tiếng tăm tôi không biết nên chỉ đạo thằng cu em chém cật lực với thị và đồng hương về chủ quyền và biển đảo. Đại khái như cách bọn tuyên huấn đang làm, nhưng lịch sự hơn tí là có tị xin lỗi về những hành vi mất dạy gây ra nỗi lo sợ và hoang mang. Đéo biết thằng cu em chém những gì mà mặt mũi thị với đồng hương đỏ rực lên như tiết canh đánh vội. Tôi thì thi thoảng vẫn nghe thị nói cái câu " anh đông lâu" hehe. Tôi hiểu ngay ra là chả có cặc gì khác cả. Điểm này người Trung quốc không giống với người An-nam ta, là họ nhất quán trong những vấn đề của quốc gia và đoàn kết trong mãi thương và kiếm ăn nơi đất khách.

    Sự ồn ã bỗng nhiên câm bặt khi những khuôn mặt đầy bức bối và tức tối ném những ánh mắt hình viên đạn sang bàn bọn tôi, kèm với câu chửi đổng, "địt mẹ bọn Trung quốc". Thị nín hẳn. Đồng hương thị dúm ró co người vào góc tường như cố làm nhỏ mọn đi cái hình hài Hòa Thân ú ụ. Không ổn rồi. Tôi nghĩ vậy. Và thị cũng rất tinh ý bấu nhẹ tay tôi, thì thầm, đưa tao về nhé. Tôi dặn thằng cu em ngồi lại, cố nở một nụ cười cầu tài với những bàn xung quanh rồi dẫn thị và đồng hương lách nhẹ như gió qua khe ra ngoài.

    Tôi gọi cho thị cái taxi, dặn dò cẩn thận anh tài xế. Và không quên nói lời xin lỗi cũng như hẹn gặp lại vào những ngày gần. Thị vo tay lên miệng, ném ra quả hôn gió " hảo lơ, ngộ chẩu à"*.

    Tôi trở vào trong. Mồm thằng cu em không hiểu ai đánh tiết canh lên mà đầy lạc rang và máu.
    .
    .
    .

    Ba ngày sau mới mở mồm được. Nó nói tôi, lúc anh ra ngoài em bị một thằng bàn bên đáp hẳn vại bia vào mõm. Một thằng khác khuyến mại hắt hết đĩa lạc rang vầu mặt. Chúng bảo em là người Trung quốc. Em là người An-nam nhưng mồm đau quá không nói được nên ngồi chịu trận.

    Hehe, chết mẹ mày đi.

    Và khi chưa đánh được người Trung quốc nào thì người An-nam đã " đánh tiết canh" nhau như thế đấy.

    Chú thích: "* anh đông lâu" - lối phát âm Tàu phù của "I don't known" trong tiếng Ăng - lê.
    "* hảo hơ, ngộ chẩu à" - tiếng Tàu phù, đại khái là: "được rồi, tao đi à".

    Trả lờiXóa
  7. Hoang Sa và Trường Sa là hai quần đảo đã được quốc tế công nhận là thuộc chủ quyền của nước ta.Trên bản đồ thế giới cũng đã ghi ra hoàng sa và trường sa là của Việt Nam.Thế nhưng trung quốc vẫn ngang nhiên chiếm giữ.Như vậy là trái với pháp luật quốc tế.Chúng ta cần kêu gọi bạn bè quốc tế để phản đối việc làm ngang ngược của trung quốc.Nhất định trung quốc sẽ phải trả giá cho những hành động của chúng!

    Trả lờiXóa
  8. Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam chúng ta. Chúng ta có đầy đủ những bằng chứng lịch sử để chứng mình cho điều này. Không những vậy mà cả quốc tế đều công nhận điều này, đều công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Điều này sẽ không bao giờ thay đổi.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog