Chia sẻ

Tre Làng

CÙNG HÂN HOAN

Cùng hân hoan

Dưới đây đăng lại một entry từ blog của bác Thiềm Thừ, một nhà báo.

Địa chỉ: http://thiemthu62.blogspot.com/2015/04/cung-han-hoan.html

Báo Tiền Phong số ra ngày 6/5/1975 dành nguyên trang 15 để đăng chùm 6 tranh liên hoàn về 21 năm Mỹ can thiệp vào Việt Nam, từ 1954 đến 1975.


Tranh cuối cùng khá thú vị, với nụ cười của ba người Việt Nam. Anh lính giải phóng cười tươi, dĩ nhiên. Hai anh lính Sài Gòn cũng vứt súng, hân hoan...


-------
Bổ túc vài nét về tác giả tranh vui:

Tác giả chùm tranh vui liên hoàn trên đây là họa sỹ Tạ Lựu (1929 – 2006).

Cụ thân sinh ra ông Tạ Lựu là cụ Tạ Văn Thâm, còn được gọi là cụ Phó Vẽ, chuyên vẽ truyền thần, có cửa hàng tại thị xã Tuyên Quang. Cụ Phó phát hiện ra năng khiếu hội họa của ông con trai, khi Tạ Lựu sốt ruột vì phải hầu quạt mà lỡ miệng chê ông cụ ... vẽ chậm.

Tạ Lựu thi đỗ vào trường Mỹ thuật Hà Nội năm 1954, nhưng không hiểu sao, không theo học tiếp, mà bắt đầu cộng tác với báo chí.

Tạ Lựu (và các bút danh khác là Tê Lê, Ti Li), là các bút danh đặc biệt thân quen với các bạn đọc nhỏ tuổi của báo Thiếu Niên tiền phong và nhà xuất bản Kim Đồng thời trước.
Nhiều người hẳn vẫn còn nhớ bộ truyện tranh Những cuộc phiêu lưu của Mít Ðặc và Biết Tuốt của nhà văn Nga Nikolay Nikolayevich Nosov (cùng là tác giả của cuốn “Vitya Maleev ở nhà và ở trường”) được Nhà xuất bản Kim Đồng dịch ra tiếng Việt vào những năm 196x.
Người vẽ minh họa bộ truyện tranh nói trên là họa sĩ Tạ Lựu.
Tranh thiếu nhi của ông đặc sắc, mang một phong cách rất riêng, không lẫn vào đâu được. Các em bé trong tranh ông đều có dáng vẻ tròn trĩnh, hồn nhiên, phúc hậu, vừa sống động, lại vừa hao hao giống... tác giả.

Chân dung Tạ Lựu (Tự hí họa)

Ngoài mảng truyện tranh, cộng tác với nhà xuất bản Kim Đồng và báo Thiếu niên, Tạ Lựu còn vẽ tranh biếm cho các báo Tiền Phong, báo Thống Nhất, (năm 1960, ông đạt giải nhất cuộc thi vẽ tranh đả kích do báo Tiền Phong tổ chức) và sau này là báo Lao Động và một số tờ báo khác. .

Tạ Lựu cũng chính là người “rủ rê” Văn Thanh gia nhập làng biếm họa, khi Văn Thanh còn đang là giáo viên dạy vẽ ở một trường phổ thông.

Định nghĩa khôi hài của Tạ Lựu về đàn ông: "Đàn ông là người thuyết phục được nhiều đàn bà nhất". Nhưng dường như ông không khôi hài tý nào khi thật sự áp dụng định nghĩa ấy vào trong đời sống riêng tư.

Hãy để ý “chữ ký” dưới mỗi bức tranh biếm họa của ông, đó là bình ảnh một quả tạ.

Chép lại từ Lốc Liếc

7 nhận xét:

  1. CHùm tranh hài hước vui nhộn mà vô cùng sâu sắc và phản ánh đúng hiện thực lúc bấy giờ. Thế mà có nhiều kẻ cứ đem những con người quá khứ ra để lấy lý do này nọ. Thực chất những người của quá khứ cũng muốn được nghỉ ngơi rồi.

    Trả lờiXóa
  2. Chùm tranh này quá hay luôn. Rất nhân văn ở chỗ sau khi thua trận bản thân những người lính cộng hoà cũng rất hân hoan. Vì sự giải phóng thống nhất đất nước. Thực tế có rất nhiều thanh niên bị ép buộc đi lính cộng hoà, họ không muốn phải chĩa súng vào chính những người anh em của mình. Nhưng lịch sử thì vẫn là lịch sử, chỉ có những thằng lom khom như chó mới thích cái chế độ cộng hoà mà thôi. TUYỆT

    Trả lờiXóa
  3. Chế độ VNCH toàn những bọn ăn hại, chúng chỉ biết có nhận tiền của Mỹ để ăn chơi nhảy múa chứ có biết gì đâu. Bây giờ thua cuộc rồi mà Mỹ vẫn cố giật giây cho bọn bậu sậu của chế độ cũ để chống phá Đảng. Đấu nhau trên chiến trường súng đạn không được Mỹ lại tiếp tục dùng chiêu trò phá hoại trên mặt trận tư tưởng. Có lẽ Mỹ vẫn là một kẻ thù đáng ngại của Việt Nam

    Trả lờiXóa
  4. Một bức tranh thôi đã tái hiện một cách hài hước nhưng không kém phần chân thực về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước của nhân dân ta, cuộc chiến với biết bao hi sinh mất mát nhưng cuối cùng phần thắng vẫn thuộc về chính nghĩa, thuộc về nhân dân.

    Trả lờiXóa
  5. Vẽ tranh đã khó, vẽ tranh biếm họa càng khó hơn. người họa sĩ phải am hiểu được bản chất vấn đề, nắm được nét tiêu biểu, nổi bật của nó mới có thể diễn tả một cách hài hước mà không bị hiểu sai, khi nhìn vào tranh,người xem không chỉ thấy khôi hài mà còn thấy nhân văn.

    Trả lờiXóa
  6. Thâm thúy, thâm thúy!!! Cái ý nghĩa của từng bức tranh rất thâm thúy nhưng cũng rất giản đơn để bất cứ người nào khi xem bức tranh cũng có thể đọc ra được. Hâm mộ bác Tạ Lựu quá, phải gu gồ sợt ít tranh của bác để thưởng lãm tiếp mới được

    Trả lờiXóa
  7. Tranh của ông rất đặc sắc, mang một phong cách rất riêng, không lẫn vào đâu được. Trước đây đọc nhiều truyện tranh mà giờ đọc bài này mới biết đến tác giả. Các em bé trong tranh ông đều có dáng vẻ tròn trĩnh, hồn nhiên, phúc hậu, vừa sống động, lại vừa hao hao giống... tác giả. Chứng tỏ trong ông là một tình yêu trẻ con rất trong sáng, thánh thiện, đầy tính nhân văn

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog