Chia sẻ

Tre Làng

TRUNG QUỐC NÔN NÓNG KIỂM SOÁT BIỂN ĐÔNG

Trung Quốc nôn nóng kiểm soát Biển Đông

Trung Quốc đẩy mạnh việc xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa không chỉ để thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ), mà nhằm sớm kiểm soát toàn diện, trên thực tế toàn bộ Biển Đông. 

Tăng tối đa tốc độ và quy mô bồi đắpHình ảnh vệ tinh cuối tháng 4 cho thấy, trên bãi đá Subi đã xuất hiện một bãi bồi đắp dài 3.300m, diện tích khoảng 2,27 km2, tương tự bãi bồi đắp đang được Trung Quốc xây dựng đường băng trên đảo Chữ Thập (2,65km2). Hơn mười tuần trước, ảnh vệ tinh cho thấy trên đá Subi chỉ có hai điểm bồi đắp. Hiện nay, ở đá Subi chưa hình thành một âu tàu lớn và một đường băng như ở đá Chữ Thập, nhưng một luồng vào lòng hồ Subi từ phía Nam đang được khơi rộng. Bãi mới được bồi đắp ở cạnh luồng này dường như sẽ là nơi xây dựng bến cảng.

Hàng chục tàu Trung Quốc đang bồi đắp đảo nhân tạo và khơi luồng vào lòng hồ ở đá Subi

Đá Vành Khăn cũng đang bị Trung Quốc bồi đắp rất nhanh. Theo hình ảnh vệ tinh ngày 13/4/2015, bãi bồi đắp trên đá Vành Khăn có diện tích khoảng 2,42 km2, trong khi vài tháng trước hầu như không thấy phần nổi nào tại đây. Phần đông bắc của đá Vành Khăn, nơi có vành san hô tương đối thẳng, phù hợp một đường băng dài hơn 3.000 mét đang bị Trung Quốc bồi đắp. Ở phần tây nam của đá Vành Khăn cũng xuất hiện một bãi bồi đắp mới. Chữ Thập, Subi và Vành Khăn là 3 trong số 7 bãi đá san hô ở quần đảo Trường Sa đang bị Trung Quốc biến thành đảo nhân tạo. 

Hơn 40 tàu Trung Quốc tham gia bồi đắp đảo nhân tạo ở đá Vành Khăn

Theo báo cáo thường niên do Bộ Quốc phòng Mỹ công bố ngày 8/5/2015, hoạt động bồi đắp các đảo mà Trung Quốc chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa đang gia tăng với tốc độ và quy mô chưa từng có. Hoạt động bồi đắp được Trung Quốc tiến hành từ tháng 1/2014, đến cuối năm 2014 diện tích các bãi bồi đắp là khoảng 200ha. Nhưng chỉ trong 4 tháng đầu năm 2015, diện tích này đã tăng thêm 610ha, lên đến 810ha, gấp 400 lần tổng diện tích các căn cứ của Trung Quốc ở Trường Sa trước năm 2014. Tại 4 bãi đá là Gạc Ma, Châu Viên, Huy Ghơ, Gaven, Trung Quốc đã chuyển qua giai đoạn xây dựng hạ tầng cơ sở, bao gồm cầu cảng, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống giám sát…
 
Đảo nhân tạo ở phía Nam đá Chữ Thập, ảnh vệ tinh ngày 17/4/2015

Trung Quốc đang xây dựng đảo nhân tạo ở 7 bãi đá mà họ chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, là Chữ Thập (Fiery Cross), Châu Viên (Cuarteron), Gạc Ma (Johnson South), Gaven, Subi, Hughes, Vành Khăn 

Tiến tới kiểm soát toàn diện 

Hầu hết các nhà quan sát trên thế giới quan tâm nhiều nhất đến ý nghĩa quân sự trong hoạt động bồi lấp đảo của Trung Quốc. Họ cho rằng, các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng ở Trường Sa sẽ trở thành các căn cứ quân sự, với các trạm giám sát hàng hải, trinh sát điện tử, theo dõi tàu ngầm của các nước khác. Đảo Chữ Thập sẽ trở thành một căn cứ hải quân/không quân lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, với một cảng có thể tiếp nhận những tàu lớn nhất của hải quân Trung Quốc, một đường băng có thể đón hầu hết các loại máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Những đảo này là tiền đề để Trung Quốc thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Tuy nhiên, việc thiết lập ADIZ không thể mang lại sự kiểm soát toàn diện vùng biển. Do vậy, Trung Quốc gia tăng hoạt động xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa không chỉ nhằm thiết lập ADIZ. 

Đảo nhân tạo ở đá Gạc Ma
Đảo nhân tạo ở đá Gaven

Đảo nhân tạo ở đá Hughes

Kết cấu chính ở đá Gaven, đá Hughes, đá Gạc Ma tương tự nhau
Đảo nhân tạo ở đá Châu Viên

Hình ảnh vệ tinh cho thấy, một âu tàu lớn đang được xây dựng ở đảo Chữ Thập, diện tích khoảng 50ha. Với việc nạo vét cát san hô để bồi đắp đảo nhân tạo, lòng hồ phía trong đá Subi và đá Vành Khăn sẽ được làm sâu, trở thành những âu tàu tự nhiên cực lớn (đá Subi có diện tích khoảng 15km2, đá Vành Khăn có diện tích khoảng 46km2). Mỗi âu tàu này có thể chứa hàng nghìn tàu các loại, từ tàu chiến tới tàu cá. Cũng nên nhắc lại, hàng năm báo chí hay nói đến việc “Trung Quốc cho hàng chục nghìn tàu cá xuống Biển Đông”, nhưng thực ra chỉ một phần trong đội tàu này xuống đến ngư trường Trường Sa, phần lớn ở ngư trường các tỉnh Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông và Phúc Kiến của Trung Quốc, cũng thuộc Biển Đông. Khi có những bến cảng, những âu tàu lớn, là những căn cứ hậu cần và tránh trú bão ở Trường Sa, Trung Quốc sẽ có điều kiện thực sự đưa hàng nghìn tàu cá đến ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam và ngư dân một số nước Đông Nam Á. Đi kèm những tàu cá này sẽ là các tàu ngư chính, hải giám của Trung Quốc. Sự hiện diện đông đảo, thường xuyên, liên tục của những loại tàu này và cả tàu chiến sẽ giúp Trung Quốc thực hiện ý đồ kiểm soát trên thực tế, tiến tới xác lập chủ quyền tại vùng biển Trường Sa và các vùng khác ở Biển Đông trong “đường lưỡi bò”. Việc hạ đặt những giàn khoan lớn như giàn khoan Hải Dương 981 tại Trường Sa và vùng phía Nam Biển Đông sẽ trở nên dễ dàng hơn, đối với Trung Quốc. 

Một âu tàu lớn đang được xây dựng ở đảo Chữ Thập, diện tích khoảng 50ha

Việc Trung Quốc tăng tốc xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa cũng cần được xem xét trong bối cảnh, Tòa án Trọng tài Quốc tế (PCA) có thể đưa ra phán quyết đối với vụ kiện Trung Quốc của Philippines vào đầu năm 2016, đồng thời ASEAN đang thúc giục Trung Quốc sớm cùng ký kết Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Nhiều chuyên gia cho rằng, Trung Quốc đẩy nhanh việc các xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa để điều đó thành “chuyện đã rồi” trước khi PCA ra phán quyết. Cho dù phán quyết của PCA có bất lợi cho Trung Quốc, cũng khó thay đổi được hiện trạng mà Trung Quốc đã tạo nên. Và, sẽ chẳng phải là điều quá ngạc nhiên, nếu sau khi hoàn tất việc xây dựng căn cứ ở các đảo nhân tạo nói trên, Trung Quốc sẽ tỏ ra sốt sắng với việc ký kết COC. Khi có những căn cứ lớn ở Trường Sa, Trung Quốc sẽ cho rằng có thể ở “cửa trên” trong thương lượng COC, buộc các nước khác theo luật chơi mà họ đưa ra. Họ có thể sẵn sàng chấp nhận, thậm chí chủ động đưa vào COC những điều khoản có tính ràng buộc cao, để hạn chế hành động của các nước khác có tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Trường Sa.

Đảo Gạc Ma, ảnh Văn Kỳ chụp ngày 28/4

Tất nhiên, không phải Trung Quốc muốn là được.

Được đăng bởi thiemthu 

28 nhận xét:

  1. Có lẽ như Trung Quốc ngày càng nôn nóng và ngày càng có những hành động ngang ngược ở biển đông hơn. Chúng bất chấp tất cả, cả luật pháp quốc tế cũng như dư luận, chúng không coi ai ra gì. Rồi chúng cũng sẽ phải trả giá đắt cho những gì mà mình đã làm mà thôi

    Trả lờiXóa
  2. Bọn tàu khựa có lẽ giờ chúng đã nôn nóng chiếm được biển đông lắm rồi, chắc hẳn là bên trong của chúng đang gặp vấn đề gì đó nên chúng mới đâm ra như vậy, cần phải có biển đông để mà giải quyết. Thế cho nên là việc của chúng ta là tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, kiên quyết đối phó với các âm mưu của bọn tàu khựa này

    Trả lờiXóa
  3. Trung Quốc thì giờ nó như con hổ đói lao vào biển đông rồi, tài nguyên của nước nó khai thác bừa bãi giờ cũng sắp cạn kiệt rồi, giờ nếu không đi xâm chiếm biển đông chắc là khó mà có thể phát triển tiếp được. Có thể nói là Trung Quốc đang phát triển nhưng nó lại không ổn định cho lắm, và dễ dàng sẽ bị sụp đổ nếu không có nguồn tài nguyên dồi dào

    Trả lờiXóa
  4. Trung Quốc lúc nào chẳng vậy, chúng vô cùng hung hăng trong vấn đề Biển Đông. Cậy mình là một nước lớn mà không coi ai ra gì, coi thường cả pháp luật, cả dư luận quốc tế. Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng sẽ không để Trung Quốc tác oai tác quái ngoài biển đông mãi đâu, rồi sẽ có lúc lũ tàu khựa này phải trả giá

    Trả lờiXóa
  5. Trung Quốc, thực hiện các hoạt động phi pháp ở Biển Đông trước hết là nguồn tài nguyên phòng phú phục vụ cho hơn gần 2 tỷ dân của chúng trong tương lại. Thứ hai là làm yên lòng dân và dư luận trong nước. Tiếp theo là chia rẽ các nước có quyền và lợi ích liên quan ở Biển Đông, đặc biệt là khối các nước ASEAN. Thỏa mãn được chủ nghĩa bành trướng không giới hạn, nó đã ngấm vào máu của dân tộc Trung Hoa rồi. Không bao giờ thay đổi. Việc àm trước hết là phải bảo đảm an toàn những thứ mà chúng ta đang có.

    Trả lờiXóa
  6. Thực sự thì cái bọn tàu khựa này lúc nào chúng cũng hổ báo vậy đó, từ ngàn đời nay đã vậy, chúng luôn ngang ngược và luôn tự cho mình là một nước mạnh. Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng không dễ bị bắt nạt đâu, sẽ không có chuyện chúng dễ dàng kiểm soát biển đông đâu nhé.

    Trả lờiXóa
  7. Bọn Trung Quốc luôn thể hiện sự bành trướng ngang ngược nhằm thôn tính biển đông. Biển Đông vừa nhiều tài nguyên và là con đường giao thông huyết mạch. Việt Nam chúng ta cần có biện pháp để đối phó với bọn Trung Quốc lắm mưu mô này.

    Trả lờiXóa
  8. Nặc danh15:44 14/5/15

    Cái lũ tàu khựa chỉ được cái sử dụng thủ đoạn thâm độc, âm thầm để tiến vào biển đông thôi. Chúng toàn hành động vào ban đêm thì ai chơi với chúng chứ. Đúng là cái lũ chó chết thật, suốt ngày giở mấy cái trò bỉ ổi ra, làm cho người khác không kịp trở tay. Đối phó với lũ này không thể mềm dẻo nữa rồi

    Trả lờiXóa
  9. Trung Quốc làm vậy thì cũng chẳng được tích sự gì đâu, chẳng bao giờ có chuyện chúng làm chủ biển đông cả. Thế giới có quy tắc cũng như luật pháp, đâu phải muốn làm gì thì làm? Hơn nữa Mỹ cũng thèm khát có được biển đông, nên là họ sẽ không dễ để Trung Quốc dễ dàng như vậy đâu? Trung Quốc đừng có mà mơ nhé

    Trả lờiXóa
  10. Biển Đông đâu phải là của riêng ai, Trung Quốc nói muốn chiếm là chiếm được luôn chắc? Đừng có mơ tưởng hão huyền nữa tàu khựa ạ. Đến bao giờ các người mới ảo tưởng sức mạnh đây, tưởng xây dựng được hai ba hòn đảo là có thể bành trướng ra sao? Còn lâu mới xảy ra điều đó nhé.

    Trả lờiXóa
  11. Âm mưu Trung Quốc luôn lấn chiếm và bành trướng các nước lân cận. Biển đông với nguồn tài nguyên phong phú thuận tiện giao thông nên TRung Quốc luôn lăm le lấn chiếm hàng ngày hàng giờ. Chúng không từ bất kì thủ đoạn hay âm mưu nào để đạt được.

    Trả lờiXóa
  12. Âm mưu bành trướng biển đông của Trung Quốc này quả là vô cùng nguy hiểm, có lẽ chúng đã ấp ủ từ lâu cái âm mưu này rồi. Chúng ta cần phải đề phòng cảnh giác cao độ, không được để chúng có cơ hội để thực hiện âm mưu này, nhất là phải phát hiện được sự xâm nhập của chúng vào vùng biển nước ta, như vụ HD981 là không chấp nhận được

    Trả lờiXóa
  13. Cứ để cho chúng nôn nóng đi, càng nôn nóng thì càng thể hiện được sự bế tắc của chúng, chúng cứ xây dựng căn cứ đi, mấy căn cứ ngoài đảo thế này thì chẳng mấy chốc mà lại hỏng thôi, cứ xây tốn kém cho lắm, đến lúc suy kiệt thì cũng hết xây thôi. Cái lũ tàu khựa này tuy thâm độc nhưng nhiều lúc cũng ko suy tính được nhiều điều đâu

    Trả lờiXóa
  14. Biển đông có rất nhiều nguồn lợi, bởi thế cho nên là không chỉ Trung Quốc mà ngay cả Mỹ cũng muốn có được những nguồn lợi to lớn này. Chính vì thế nên ta cũng không phải lo là Trung Quốc sẽ có thể chiếm được, bởi nếu muốn thế thì Mỹ sẽ can thiệp ngay và lúc đó chính là lúc chúng ta có được thời cơ tốt để bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình

    Trả lờiXóa
  15. Chưa có lúc nào vấn đề Biển Đông lại nóng như bây giờ, cả khu vực và thế giới đang hướng về BIển Đông , quan tâm sâu sắc những diễn biến xảy ra . Tất cả đều thấy sự bành trướng trắng trợn của TRung quốc, và đó chính là mục đích của Trung Quốc. TRung Quốc muôn cho cả khu vực, thế giới (Mỹ, Nga , NHật...) biết tiềm lực và khả năng của mình, thế nhưng TQ có biết cả thế giới đang nhìn TQ với sự khinh bỉ?

    Trả lờiXóa
  16. Tàu đang ngày càng bành trướng và nôn nóng thôn tính biển Đông. Những toan tính của chúng giờ không còn nằm dưới âm mưu, thủ đoạn nữa mà đang càng lúc càng hành động một cách ngang ngược thể hiện rõ dã tâm của mình. Người Trung Quốc đang ảo tưởng quá lớn về sức mạnh của mình rồi. Đâu phải phô diễn sức mạnh về quân sự hay cậy vào lợi thế tiềm lực về kinh tế là có thể muốn làm gì thì làm đâu? Cả thế giới đã biết bộ mặt bẩn thỉu của giai cấp cầm quyền Trung Quốc, chúng không thể mãi hoành hành được nữa đâu.

    Trả lờiXóa
  17. Trong thời gian qua để thực hiện âm mưu độc chiếm biển đông của mình trung quốc đa tiến hành rất nhiều các hành động trong đó Trung Quốc tăng cường xây dựng và cải tạo những hòn đảo mà trung quốc đã chiếm giữ trái phép của Việt Nam hành động này là xâm phạm đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam chúng tôi yêu cầu Trung Quốc chấm rứt ngay những hành động trái phép này lại.

    Trả lờiXóa
  18. Trung Quốc muốn biển Đông là sở hữu riêng của mình, muốn kiểm soát toàn bộ tài nguyên thiên nhiên trên biển cũng như tham vọng làm “bá chủ toàn cầu” khi biến biển Đông sẽ thành căn cứ quân sự vô cùng mạnh để vừa bảo vệ cho âm mưu lâu dài xâm chiếm biển Đông cũng như để đe dọa các nước láng giềng, bên cạnh đó sẽ làm cho các nước lớn như Mỹ và phương Tây phải nể sợ. Đúng là tham vọng ngang ngược.

    Trả lờiXóa
  19. Chúng cứ hết lần này đến lần khác nói rằng sẽ không có thêm động thái gì trên biển đông nữa, vậy mà giờ chúng lại thế, đúng là chẳng bao giờ có thể tin nổi cái gì từ mồm chúng cả.Chúng ta phải nâng cao tinh thần cảnh giác, chuẩn bị mọi thứ có thể để đối phó với chúng trong thời gian tới.

    Trả lờiXóa
  20. Chúng ta có biết bao người dân sống dựa vào biển, cái chúng ta đã, đang và luôn luôn hướng tới là hòa bình ổn định và cuộc sống ấm no, chẳng hiểu sao cái lũ kia lại cứ muốn đi ngược lại với điều đó, chúng sẽ chẳng bao giờ từ bỏ dã tâm xâm chiếm vùng biển của nước ta đâu.

    Trả lờiXóa
  21. Trung Quốc luôn cố gắng xây dựng cho mình một hình ảnh đẹp, tuy nhiên những hình ảnh đi xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác sẽ phá nát những hình ảnh đẹp đó. Nếu không biết kiềm chế lòng tham của mình, Trung Quốc sẽ nhận sự phản đối của cả thế giới. Chúng ta là một nước ưa chuộng hòa bình, nhưng chúng ta sẵn sàng làm tất cả vì chủ quyền dân tộc.

    Trả lờiXóa
  22. Chúng ta sẽ chẳng để chúng đạt được cái lòng tham của chúng đâu, không bao giờ nhé. Chúng ta sẽ không từ bỏ một tấc đất nào ông cha để lại. Chúng ta sẽ làm tất cả để bảo vệ từng tấc đất đó, chúng cứ ngông cuồng đi, rồi chúng sẽ nhận những quả báo mà thôi.

    Trả lờiXóa
  23. Trung Quốc lại đang cố tình làm cho tình hình biển đông trở nên khó khắn hơn và dường như mọi thứ đang diễn ra chúng ta chẳng thể nào chấp nhận được. Hiện thực có thế nào thì chúng nên chấp nhận như thế chứ chẳng phải cứ khăng khăng đòi thay đổi mọi thứ như vậy, quá ngông cuồng và phách lối.

    Trả lờiXóa
  24. Hẳn là như vậy rồi, vì chúng muốn chiếm biển đông từ lâu lắm rồi cơ mà, bây giờ nôn nóng ra cũng phải thôi, nhưng chúng sẽ chẳng bao giờ chiếm được đâu, vì vậy có nông nóng thế hay nữa cũng chả giải quyết được cái gì hết.

    Trả lờiXóa
  25. Dùng danh nước lớn để trấn áp những nước nhỏ, đây là hành động mà chúng có thể làm hay sao, hay nói cách khác, đường đường là một nước lớn cớ sao chúng lại ngang nhiên làm như vậy, chúng nghĩ chúng to thì chúng có quyền chắc.

    Trả lờiXóa
  26. Trước sau gì chúng cũng sẽ bị toàn thế giới cô lập mà thôi, chúng cứ thực hiện một mình một kiểu thế đi, cứ thích làm những gì mình thích mà k cần quan tâm đến luật pháp quốc tế đi, cứ ngông cuồng đi, cả thế giới sẽ không để cho chúng thích làm gì thì làm đâu.

    Trả lờiXóa
  27. Vi phạm luật biển, vi phạm công ước quốc tế, có những hành động làm ảnh hưởng tới tình hữu nghị của các quốc gia khu vực, chúng nghĩ gì mà có thể làm những hành động như thế, tự cho mình cái quyền bá chủ thế giới chắc, các nước khác sẽ không để chúng yên đâu.

    Trả lờiXóa
  28. Trung Quốc tự cho mình cái quyền có thể vi phạm mọi điều luật để đạt được mục đích lấn chiếm biển đông mà chúng dang hàng ngày hàng giờ mong muốn. Nhưng rồi chúng sẽ phải trả giá đắt về sự coi thường này.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog