Chia sẻ

Tre Làng

TRƯNG CẦU ZÂN Ý: MÚA GẬY TRONG BỊ

Chuyện tây

Gần hết các nước-được mặc định trong chúng dân Việt-là đỉnh cao nhân lọai về dân chủ nhân quyền, đều ko có luật Trưng cầu dân ý.

Thụy sĩ có. 3 cuộc hỏi ý dân gần nhất, 2 bị phủ quyết. Năm 2003, chính phủ muốn cấm xe hơi vào ngày Chủ nhật và năm 2008, chính phủ muốn cấm các chính trị gia tuyên truyền về đảng của mình (tương tự như tuyên giáo ta).

Năm 2012, nhằm giữ gìn tài nguyên môi trường bảo vệ ngành du lịch, Thụy sĩ hỏi dân việc cấm dân ko được có 2 ngôi nhà. Cuộc trưng cầu này cho tới nay chưa kết thúc, nên chưa biết kết quả thế nào.

Tại Mĩ, James Madison - một trong những tác giả Hiến pháp Mĩ, chỉ trích thẳng thừng, trưng cầu dân ý sẽ biến thành công cụ đàn áp của số đông với những tiến bộ và phát triển, những điều chỉ có được, chỉ xuất phát ở một thiểu số cực ít. Tại Đức, hẳn nhiều người biết rõ, Hitler nhờ trưng cầu dân ý mà thắng cử.

Tuy liên bang ko, nhưng 24 tiểu bang tại Mĩ có luật Trưng cầu dân ý. Tại California, luật quy định 3 nội dung trưng cầu dân ý như sau:

1. Những vấn đề nhạy cảm mà các nhà làm luật không tự giải quyết được, họ tổ chức một hội đồng nhân dân, hội đồng này đứng ra hỏi ý tòan dân, xem có chấp nhận hay lọai bỏ nó. Ví dụ, năm 2003 California đưa ra vấn đề có nên bắt buộc chính quyền bang cấm tòan bộ các doanh nghiệp không được thu thập thông tin về chủng tộc, không được phân biệt đối xử theo chủng tộc. Kết quả: phủ quyết và giờ này, trong lý lịch hay đơn xin việc, dân Cali vẫn buộc phải khai chủng tộc nếu giới chủ yêu cầu.

2. Đối phó với các vấn đề không có sự đồng thuận giữa 2 cơ quan hành pháp và lập pháp. Ví dụ gần nhất vào năm 2008, khi các nhà làm luật chống đối sắc lệnh hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính của thống đốc Jerry Brown. Được sự ủng hộ của đa số dân chúng nên sắc lệnh đã được thông qua vào năm 2013. Tuy nhiên, cuộc trưng cầu dân ý kéo dài trong 5 năm này sau đó bị Tòa án Tối Cao phán xét là vi hiến và bị hủy bỏ kết quả. Lưu ý phân biệt: vấn đề được đưa ra trưng cầu là vi hiến chứ ko phải sắc lệnh của Jerry Brown vi hiến.
3. Cali còn một công cụ trưng cầu dân ý nữa là “dân ý cố vấn”, hình thức thực hiện cũng y hệt như trên, nhưng kết quả không có tính ràng buộc.

Chuyện ta

Ông Hà Minh Huệ cho rằng, dân trí ta thấp, chưa nên trưng cầu dân ý.

Phàm chính khách, ko ai nói thẳng tọet đánh giá ra như vậy. Ví như chê thằng đối diện tiếng Anh kém, phải bảo, ngọai ngữ ông giỏi quá giỏi, thật tiếc tai tôi nghễnh ngãng.

Nhưng ông Huệ ko phải chính khách, ông ấy là đại biểu của một cơ số dân trong khu vực ứng cử, nói thế chuẩn cmn rồi, chỉnh gì.

Thay vì bâu vào chửi một câu nói thật, rất thật, của ông Huệ, hãy chỉ cho thường dân biết, luật trưng cầu dân ý hình dung ra sao? Chính phủ cắt cử người đứng ngã tư đường phát phiếu thăm dò như marketing hay dán phiếu lên các gốc cây như rút hầm cầu ? Phiếu người tâm thần có ngang giá trị phiếu ông bà tiến sĩ ?... 

Lại nữa, cái gì cần hỏi, cái gì ko. Cái gì cũng mang ra hỏi dân, nên chăng chính phủ đổi chỗ xuống làm dân và 9 chục triệu mạng lên làm chính phủ.

Ko dám nhìn thẳng vào sự thật, thì chờ xem, mọi cuộc lấy ý dân rồi sẽ cho ra kết quả giống hệt số phần trăm ủng hộ bản Hiến pháp sửa đổi vừa qua.Dân trí cao, mà múa gậy trong bị được thế với nó á?

8 nhận xét:

  1. 1-Trích một nhận định đang rất nóng :"Ở VN có một nghịch lí rất đáng chú ý. Khi nói về thành tựu giáo dục thì các quan chức thích nói rằng nền giáo dục ưu việt đã thành công xoá mù chữ, rằng dân ta thông minh và sáng tạo. Nhưng khi có ai đề nghị cải cách thể chế, phục hồi các quyền căn bản của công dân (như tự do báo chí, tự do ngôn luận, trưng cầu dân ý) thì chính những cán bộ này lại nói rằng trình độ dân trí còn thấp, chưa thể cải cách được. Hiếm thấy các quan chức Việt Nam khinh thường dân như thế. Ấy thế mà họ lúc nào cũng oang oang nói là đầy tớ của nhân dân!...Thật ra, những người mở miệng nói dân trí thấp chính là "suy bụng ta ra bụng người" -- chính cái quan trí của họ mới thật sự thấp."
    2-Chê dân trí thấp: Từ người đại diện bỗng chốc thành người giám hộ cho cả dân tộc :http://www.thesaigontimes.vn/131310/Che-dan-tri-thap-Tu-nguoi-dai-dien-bong-choc-thanh-nguoi-giam-ho-cho-ca-dan-toc.html
    "Hãy nhìn vào tình trạng tham nhũng để thấy được nhu cầu kiểm soát quyền lực nhà nước. Hãy nhìn vào lịch sử hơn 2000 năm, chứ không phải vào lịch sử 100 năm, để thấy rằng dân tộc Việt Nam có thể tự tìm đường đi cho mình, mà không nhất thiết phải đặt dưới sự giám hộ của một lực lượng nào."..."nhu cầu triển khai kênh dân chủ trực tiếp tại Điều 6 Hiến pháp là đúng đắn và cần thiết. Sự trì hoãn, càng có thêm thời gian cho bộ phận không nhỏ thoái hóa biến chất có thêm thời gian thao túng."
    3-Dân trí hay quan trí?http://vov.vn/blog/tran-dang-khoa-dan-tri-hay-quan-tri-215472.vov
    4-Lạm bàn chuyện "quan trí" :http://community.tuanvietnam.net/lam-ban-chuyen-
    quan-tri/
    Còn tác giả bài viết đăng ở phía trên là ai?Nhân thân thế nào? Thiết tưởng không cần hỏi thì phần lớn cư dân mạng đã biết từ lâu về một "mụ nặc nô" có lịch sử nhân thân rất "mờ ám" và đã bị kỷ luật về đủ mọi lý do công khai và không công khai .Mụ là tay sai cho thế lực nào luôn nhằm cản trở quá trình đổi mới của Đảng để thực thi các quyền của người dân đã minh định trong hiến pháp thì chúng ta chẳng cần phải nghĩ nhiều cũng rõ.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi cũng đồng ý kiến với tác giả bài viết. Thiết nghĩ nếu phần đông dân chúng đều thiết tha với việc chính phủ mang ra trưng cầu, phần đông dân chúng có thể hiểu căn kẽ, thấu đáo vấn đề đem ra trưng cầu thì trưng cầu dân ý thật tốt biết bao, nếu ngược lại thì tác hại quả thực rất lớn.

    Trả lờiXóa
  3. Quý hồ tinh bất quý hồ đa. Phần đông dân chúng thật sự chưa hẳn đã thiết tha với việc chính phủ, quốc hội mang ra trưng cầu. Dân bầu ra Quốc hội chính là bầu ra những người tài, những tinh hoa của đất nước để lo cho dân. Vậy tùy vào điều kiện dân trí của nước ta về vấn đề mang ra trưng cầu mà nên suy xét cho kỹ.

    Trả lờiXóa
  4. Áp dụng "lấy dân làm gốc" nhưng không nên máy móc. Trong trường hợp này có lẽ là như vậy. Phần đông, đa số người dân người ta còn phải lo cơm, áo, gạo, tiền đủ thứ trên đời, lo kiếm tiền nộp thuế cho Nhà nước, có lẽ những vấn đề mang ra để trưng cầu ý kiến họ nếu không sát sườn họ thì chưa chắc họ đã có tâm trí mà tham gia đâu. Lấy đâu ra chất lượng được, rồi cuối cùng thực hiện kết quả thế nào thì cũng tại dân thôi. Vì hỏi dân rồi mà :)

    Trả lờiXóa
  5. Trưng cầu ý dân là tốt nhưng nếu họ tham gia ý kiến với tâm thế của người ngoài cuộc thì sao có thể đạt kết quả tốt được. Hơn nữa trưng cầu ý dân tốn cả về tiền bạc và tinh thần. Tôi nghĩ nên để Quốc hội thông qua là ổn.

    Trả lờiXóa
  6. Tôi nghĩ nên suy xét kỹ vấn đề này. Trưng cầu dân ý cũng tốt nhưng thật sự rút ra từ lần trưng cầu dân ý của bản hiến pháp sửa đổi vừa rồi. Nói thật ra, có mấy ai ngồi đọc mà cho ý kiến đâu. Họ còn đang lo cả trăm nghìn công việc của họ, hơi đâu mà lo hiến pháp nữa mặc dù biết đó là "quyền và nghĩa vụ" của họ. Có lẽ giờ chưa phải lúc áp dụng trưng cầu dân ý.

    Trả lờiXóa
  7. Bọn lợi ích đen chỉ mong dìm mãi nền dân chủ của Việt nam trong vũng bùn tăm tối để chúng tha hồ tước đoạt thành quả cách mạng cùng máu xương của dân tộc này mà thôi !
    TS. Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương viết:"Nếu không ngăn được “nhóm lợi ích”, Đảng chân chính sẽ không còn và Nhà nước sẽ biến chất, dân tộc sẽ bị bóc lột, bị tước đoạt quyền lực và tài sản của cải, xã hội sẽ không có dân chủ và tự do, không có bình đẳng.... “lợi ích nhóm” sẽ làm cho sự phát triển của đất nước và lợi ích quốc gia, dân tộc suy yếu và tổn thất nghiêm trọng; nhân dân bị tước đoạt quyền lực và lợi ích; thành quả cách mạng và chế độ chính trị - xã hội không được bảo vệ, dẫn đến đổ vỡ....không quan tâm đến lợi ích chính đáng của con người, ngăn cản các lợi ích chính đáng ấy, thì sự lãnh đạo và quản lý xã hội không thể thành công, mà trước sau gì nhất định cũng sẽ thất bại...."
    "Nhận thức sự quan trọng của thông tin, “nhóm lợi ích” còn móc nối, “kết nạp”, kết hợp với một số nhóm truyền thông không lành mạnh để tác động chi phối dư luận theo hướng có lợi cho “nhóm lợi ích”.."
    "Thực chất “nhóm lợi ích” là đồng tiền (tư bản) chi phối quyền lực, trực tiếp tham gia giành và chiếm giữ quyền lực, làm cho quyền lực không còn là của nhân dân, cũng có nghĩa là chệch khỏi mục tiêu xã hội chủ nghĩa (chân chính)..."
    Vì vậy tôi cho rằng tất cả những luận điệu ngụy ngôn trâng tráo chỉ nhằm cản trở và phủ nhận mục đích khởi thủy chân chính của cách mạng (do chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra và từng cụ thể trong hiến pháp 1946 do chính Người chỉ đạo soạn thảo) cũng như cản trở sự hoàn thiện nền dân chủ đích thực ở Việt nam , thì những luận điệu ngụy ngôn ấy chỉ phản ánh mưu đồ của những thế lực tay sai của các nhóm lợi ích đang tàn phá đất nước , hủy hoại tính chính danh của chế độ , và nguy hại hơn những ngụy ngôn ấy lại góp phần gián tiếp phủ nhận thành quả cách mạng Việt nam. Bởi chúng sẽ thâm hiểm khẳng định rằng : Dân tộc VN sau 2 cuộc kháng chiến thần thánh ,70 năm dưới sự dẫn dắt của Đảng CSVN vì độc lập tự do mà dân trí của nhân dân VN vẫn còn "quá thấp" !!!???Vậy Đảng đã "làm gì" với dân tộc trong từng ấy năm qua ?!
    Hãy hỏi xem trong mấy ngàn năm lịch sử của nhân loại , có bao giờ ai thấy một dân tộc "dân trí thấp" lại có thể liên tiếp đánh bại các siêu cường hùng mạnh nhất thế giới và đang từng bước chứng minh cho thế giới thấy khả năng "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" không phải còn xa như Việt nam chúng ta?
    Bọn lợi ích đen chỉ mong dìm mãi nền dân chủ của Việt nam trong vũng bùn tăm tối để chúng tha hồ tước đoạt thành quả máu xương của dân tộc này mà thôi !

    Trả lờiXóa
  8. Việc trưng cầu dân ý là tốt tuy nhiên sẽ tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Và rồi hiệu quả mang lại thế nào?

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog