Chia sẻ

Tre Làng

ĐƯỜNG SẮT TRÊN CAO, BẾN XE MỸ ĐÌNH LÀ HIỆN THÂN CỦA TẦM NHÌN VÀ KHẢ NĂNG QUẢN LÝ

LâmTrực@

1. 
Dự án đường  sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông là nỗi nhức nhối của những nhà quản lý và của người dân. 

Bị chậm tiến độ, đôi vốn cao ngất, gây hỗn loạn giao thông và làm mất dần niềm tin vốn dĩ đã khá ít ỏi vào khả năng quản lý của Bộ Giao thông Vận tải.

Đội vốn là do lỗi của Ban quản lý dự án, tức phía ta, còn chậm tiến độ, làm mất niềm tin của người dân vào nhà nước là lỗi của chủ đầu tư. 

PGS.TS Nguyễn Đình Thám, Trưởng Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng, Đại học Xây dựng Hà Nội khẳng định: "Đây là lỗi do Ban quản lý (BQL) chứ không phải lỗi của nhà thầu, bởi vì, nhà thầu chỉ liên quan đến vấn đề chất lượng công trình, thi công chậm tiến độ. Riêng việc đội vốn, tăng vốn, không giải phóng được mặt bằng là lỗi do chủ đầu tư, BQL".

Vậy mà cho đến tận hôm nay, nỗi thống khổ của người dân dọc tuyến đường dở dang này vẫn tiếp tục leo thang.

2.
Chưa thấy ai ngạc nhiên khi báo dẫn lời Bộ trưởng Đinh La Thăng hôm 15/10/2015: "Có người nói với tôi, xin một lốt xe vào Bến xe Mỹ Đình mất đến 500 - 600 triệu đồng".

Con số 500 triệu đối với một người dân là số tiền khổng lồ và có lẽ phải mất cả đời mà chưa chắc có được, vậy mà không hề có ai ngạc nhiên.

Và người dân biết rõ, "lốt" xe ấy chỉ là phần nổi của tảng băng chìm có tên giao thông. Họ cũng biết, chính người dân là những người chịu thiệt thòi tới mức đau đớn nhất.

Thảm trạng quản lý yếu kém trên tất nhiên không phải ai khác, mà chính là Bộ Giao thông Vận tải.

Vậy nên, ai đó không hề quá lời khi nói: "Bến xe Mĩ Đình là hiện thân rõ ràng nhất của tầm nhìn phát triển giao thông của Việt Nam". 

Với người viết, bến xe Mỹ Đình và Đường sắt trên cao là biểu hiện của không chỉ về tầm nhìn mà còn về năng lực quản lý giao thông của Bộ Giao thông Vận tải.

P/s: Lần này tôi không thể ủng hộ anh Thăng được. Nếu muốn sửa sai và phát triển, anh Thăng nên liên hệ với những người dám viết bài trên blog như thế này. Rất sẵn lòng được giúp anh Thăng, miễn là anh thật lòng.

25 nhận xét:

  1. Mọi người ra đường ai cũng phải lắc đầu ngao ngán vì cái đường sắt trên cao, nó gây ra biết bao phiền phức cho người dân. Xây dựng xong đường sắt thì đường bộ cũng bị hư hỏng không kém, mặt đường nham nhở, băm vằm. Hà Nội xưa đến này đã nổi tiếng với việc tắc đường, vậy mà bây giờ nó còn tồi tệ hơn nữa. Nó làm cho người ta cái cảm giác sợ đi ra đường. Tiếp đó là tai nạn diễn ra thường xuyên,bến xe Mỹ Đình là một tiêu biểu cho sự hỗn loạn, láo nháo của giao thông Hà Nội. Càng nghĩ càng thấy buồn vì không biết bộ mặt giao thông bao giờ mới khởi sắc.

    Trả lờiXóa
  2. Xin truyền đạt lại ý của anh Thăng:
    "Very good, tui đang ở Tung Chảo bàn lại về cái món vịt quay Bắc kinh, đồng chí Lâm Trực có thể gửi cho trợ lý của tôi Trần Văn Cạo xem trước trình lại cho tui sau được hông? Nếu ok nhắn tin vào phone 0913210367, đồng chí Cạo có trách nhiệm lo an toàn cho đồng chí.
    thân mến"

    Trả lờiXóa
  3. Quả thật công trình đường sắt trên cao làm quá rề rà, khó lòng khiến người dân hài lòng được. Thậm chí, những thông tin cần thiết để dân biết cũng không được đưa ra, như về lợi ích, cách xây dựng, kết cấu, thời gian hoàn thành.... tất cả gần như chỉ gói gọn để cho nội bộ biết vậy, mặc cho công trình này làm đã hơn 4 năm trời, nhưng làm khổ cho cuộc sống nhân dân bao nhiêu rồi. Bao giờ Việt Nam thay đổi được quan điểm, thái độ làm việc thì khi đó mới có thẻ thúc đẩy nền kinh tế đất nước một bước mạnh mẽ mới.

    Trả lờiXóa
  4. nói thật là chưa bao giờ sợ ra đường ở hà nội như dạo gần đây, nhất là đi qua đoạn đường đang xây dựng đường sắt trên cao, đúng là thần chết đang lơ lửng ở trên đầu. Xử lý được vấn đề này thì gian nan lắm, Trung Quốc nó phải phá thêm nhiều nữa, phải hành dân Việt Nam nhiều nữa chúng mới thỏa mãn.
    Thật sự là cám cảnh cho giao thông Hà Nội, nhìn mà buồn.

    Trả lờiXóa
  5. Bao giờ cho cái đường sắt trên cao đó hoàn thiện, cũng mong nó hoàn thiện, nhưng đồ rằng hoàn thiện rồi lại chả ai đi bởi tính an toàn của nó. Nhưng nó cứ chậm tiến độ như thế này thì mỗi lần đi qua cảm tưởng 1 lần thoát khỏi cửa tử

    Trả lờiXóa
  6. Đúng là việc thi công đường sắt trên cao Cát Linh - Giảng Võ đang trở thành nỗi nhức nhối của người dân sống ở cung đường nó đi quá cũng như với người dân thành phố Hà Nội. Vấn đề truy lại xem sai phạm từ đâu có lẽ chưa phải là vấn đề bức thiết lúc này, cần nhất ở thời điểm hiện tại đó là những cơ quan chức năng, quản lý làm sao để có thể tạm giải quyết những vấn đề mà việc thi công đang gặp phải, coi đó như câu trả lời cho những câu hỏi, chất vấn của người dân.

    Trả lờiXóa
  7. Vấn đề không phải là quy kết trách nhiệm cho ai, đổ lỗi cho ai sai, ai có lỗi. Điều người dân cần bây giờ các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng có cách giải quyết tốt nhất cho "cơn ác mộng" mang tên đường sắt trên cao này. Đừng họp bàn, cãi nhau để đùn đẩy trách nhiệm, cuối cùng khổ nhất vẫn là những người dân mà thôi.

    Trả lờiXóa
  8. Không biết tới bao giờ cái công trình đường sắt này mới hoàn thành, chứ thế này thì chán lắm rồi, không hôm nào là đi làm hay đi đâu qua đoạn đường này là không tắc, tắc đến phát sợ lên được, đặc biệt hôm nào mưa gió mà đi qua đoạn đường mỹ đình xuân thủy thì chỉ có nước muốn vứt xe đi thôi. Các bộ các ngành xin hãy thương dân với, cứ thế này sao dân nào còn niềm tin vào các ông, vào đảng và nhà nước nữa đây.

    Trả lờiXóa
  9. Hết vấn đề an toàn trong thi công công trình tới vấn đề đội vốn, rồi kéo dài thời gian thi công, đường thì bung bét, đắp chỗ này vá chỗ kia lại còn gây ách tắc giao thông kéo dài, mấy ông bộ ngành đi làm có bao giờ đi xe máy đâu, thi thị sát cũng ngồi ô tô, biết thế này là tiếng còi inh ỏi, khói bụi, nguy hiểm rình rập từ trên cao? Việc này mà không sớm được giải quyết, thì bọn rận chủ lại lao vào cắn xé ngay được.

    Trả lờiXóa
  10. Khi ông thăng mới lên, thực sự tôi phải thán phục ông ấy về cách giải quyết vấn đề nhanh gọn, thúc đấy thi công một số công trình giao thông quan trọng mà đã bị bỏ giở từ lâu, như con đường 32 nơi tôi học tập, nhưng càng ngày càng có nhiều sự vụ xảy ra làm tôi càng ngày càng mất đi sự kính trọng và niềm tin vào ông. Từ con đường cong mềm mại, tới hàng loạt những sự vụ liên quan tới công trình đường sắt trên cao, như xây dựng ẩu đả, mất an toàn, chậm chế tiến độ thi công , gây ảnh hưởng tới giao thông của người dân, ai đời đi có một đoạn đường 1km mà mất tới 45 phút vì tắc đường. Như thế thì sao mà đất nước ta phát triển được.

    Trả lờiXóa
  11. Cuối cùng thì ông nào cũng như ông nào, vấn đề quy hoạch ở nước ta thực sự là một vấn đề vô cùng nan giải và khó tìm được cách giải quyết, không biết là các ông tham nhũng đội vốn, hay là do lãng phí khi chậm tiến độ thi công hay mức bồi thường cho người dân quá cao là toàn là hàng nghìn tỷ cho con đường có khi chưa tới 500m (Đường lê văn huyên nối nguyễn khánh toàn và đường cầu giấy), hay như con đường ở phố tây sơn, xây xong mà cũng không biết xây để làm gì? tốn tiền của dân, các ông có hiểu nỗi khổ đó không, nộp thuế cho đất nước mong có một cuộc sống tiện nghi hơn, ấy vậy mà mỗi lần ra đường là đập vào quang cảnh tắc nhích từng tí một, còn các ông thì ung dung trên xe ô tô, mưa không đến mặt, nắng không tới đầu.,

    Trả lờiXóa
  12. Có cơ hội được ngắm hà nội trên cao ta mới có thể thấy được hết tình hình đường phố, quy hoạch đô thị tới giao thông xuyên suốt nó như thế nào, thực sự phải nói là như kiến vỡ tổ, ấy vậy người ta mới nói, hà nội chỉ đẹp về đêm cũng là đúng. Đi ra đường mà cứ như đi chơi với tử thần, đường thì nhỏ, ổ gà hố ga thì nhiều, xong tắc đường, rồi đi qua mấy cái công trình bốt đang thi công thì cứ phải gọi là cắm đầu vít ga quan sát đi cho thật nhanh không khéo lại có cái gì nó rơi vào đầu thì lại chết tức tưởi, mong là dư luận sẽ làm um việc này lên, buộc ông thăng cũng như chủ đầu tư phải đẩy nhanh tiến độ thị công, chứ không cứ thế này thì dân không còn niềm tin gì vào bất cứ bộ ngành nào ở nước ta nữa rồi, thân ai lấy lo thôi.

    Trả lờiXóa
  13. Xây đường sắt trên cao là chính xác. Cái Hà Nội quá chật quá hẹp rồi, giao thông quá hỗn loạn, lúc nào cũng tắc. Đi dưới đất không đủ thì phải đi trên đầu chứ. Một núi tiền không phải là ít đổ ra để xây dựng đường sắt đó, nhưng hãy thử tính thiệt hại từ việc tắc đường xem cái nào tốn kém hơn. Cứ như việc tắc đường 3km ở Hà Nội vừa rồi. Nhân số người mắc ở đó với số lương/1h lao động ra thì biết chúng ta đã mất bao nhiêu tiền.

    Trả lờiXóa
  14. Ngày xưa Park Jung Hee xây dựng con đường cao tốc xuyên Bắc Nam (Seoul-Busan) khi người dân Hàn cơm còn chưa đủ ăn, áo còn chưa đủ mặc. Dân Hàn hồi đó có đến nửa dân số oán trách Park Jung Hee vì việc làm đó. Rồi giờ chứng kiến xem con đường đó đã phục vụ như thế nào trong Kỳ tích sông Hàn của người Hàn Quốc? Con đường thể hiện tầm nhìn rất xa của vị tổng thống Độc tài đó. Xây những thứ như đường sắt cao tốc trên không ở Hà Nội nói riêng và các đô thị lớn ở Việt Nam là việc làm rất cần thiết bây giờ.

    Trả lờiXóa
  15. Đến bây giờ chúng ta xây đường sắt trên cao hoặc tàu điện ngầm là còn quá chậm. Hãy nhìn sang anh bàn hàng xóm Thái Lan kia kìa, họ xây tàu điện ngầm từ năm 1997. Nền kinh tế mình đi sau Thái phải 20-30 năm. Vậy cứ nhìn vào những gì họ trả qua mà bắt chước và rút kinh nghiệm.

    Trả lờiXóa
  16. Ra đường bây giờ là một nỗi ám ảnh lớn đối với người dân, không biết tuyến đường sắt trên không Cát Linh- Hà Đông bao giờ mới hoàn thành để cho tình trạng ùn tắc giao thông được giảm. Từ khi bắt đầu xây dựng lòng đường bị thu hẹp, mặt đường thì đầy rẫy những vết rạn nứt, ổ gà ổ voi, rất mất mỹ quan đô thị và là mối nguy hại đối với người dân, nhiều vụ tai nạn xảy ra rất nghiêm trọng thiệt hại về người cũng như về của. Một đống tiền bỏ ra xây dựng không biết khi đưa vào sử dụng thì nó đạt hiệu quả ra sao, nhưng trước mắt toàn thấy những mặt tiêu cực khi xây dựng. các nước phát triển người ta xây dựng tàu điện ngầm, còn nước ta chơi tàu điện chạy trên không, với vận tốc nhanh như vậy sớm muộn gì cũng lao xuống đất. Đúng là những cái gì dị chỉ có ở Việt Nam. Thiết nghĩ cần có những biện pháp tích cực để khắc phục tình trạng ùn tắc như hiện nay, để người dân cảm nhận được mỗi lần ra đường là một niềm vui.

    Trả lờiXóa
  17. Chưa hoàn thành tuyến đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông chưa thấy mặt lợi ích trước mắt, mà hiện tại có vô số những vấn đề bất cập về công tác quản lý. Người dân mỗi khi ra đường hiển hiện trước mắt có vô số những ngao ngán, nào là tắc đường, khói bụi, ổ gà, rồi những mối đe dọa nếu như có tai nạn bất ngờ lao từ cầu đang thi công xuống... từ khi bắt đầu xây dựng thì đường xá bị thu hẹp hết mức, xe cộ đi lại chật cứng, mặc dù có lực lượng chức năng đứng ra giải quyết nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng ùn tắc, rất gây ức chế cho người tham gia giao thông. Thiết nghĩ cần có những biện pháp cấp bách khắc phục tình trạng trên, để người dân bớt đi sự nguy hiểm mỗi khi ra đường.

    Trả lờiXóa
  18. Để thực hiện dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, Nhà nước ta đã phải bỏ ra rất nhiều tiền, phải chặt bỏ những hàng cây cổ thụ lâu năm, tạo mọi điều kiện để công trình được thi công. Hy sinh nhiều như vậy nhưng công trình lại không đáp lại xứng đáng sự hy sinh đó: tiến độ chậm chạp, ách tắc giao thông, mất an toàn, những nghi vấn về chất lượng công trình...gây bức xúc cho người dân. Trách nhiệm ở cả cả Ban quản lý và nhà đầu tư. Mong rằng Bộ GTVT sẽ có những giải pháp hiệu quả giải quyết tình trạng này, giải tỏa bức xúc cho người dân và không để lãng phí tiền của đã đầu tư vào dự án.

    Trả lờiXóa
  19. Rõ ràng thực trạng quản lí của bộ giao thông vận tải ngày càng kém đi mà không dám nhận lỗi về mình.

    Trả lờiXóa
  20. Nói chung, cái tầm nhìn về quy hoạch của nhiều ông ở Bộ GT-VT chắn ngắt, quy hoạch đi, quy hoạch lại rồi thấy còn tệ hơn trước, bây giờ đến cái công trình đường sắt trên cao này, một công trình có thể nói là có vị trí không nhỏ trong an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội...mà cuối cùng lại đi thuê mấy thằng chủ thầu Trung Quốc nó làm, đến bây giờ, bỏ tiền ra gọi nó về làm, mà đi thể đi "cầu xin nó về làm" vậy???

    Trả lờiXóa
  21. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  22. Trước mình trọ ở khu Ao Sen, chỗ này cũng có công trình này đi qua, giờ ra trường rồi, đi làm được gần nửa năm, có việc đi về qua khu đó thấy vẫn như xưa, ngổn ngang sắt thép, lều bạt...tôi thật rất khâm phục cái ông nào mà trong tình cảnh hiện nay, có thể thờ ơ đặt bút ký phê duyệt cái việc cho nhà thầu Trung Quốc phụ trách một công trình mang tầm cỡ quốc gia như vậy

    Trả lờiXóa
  23. Nói không phải sính ngoại hay chê bai đồ nội, nhưng cái tầm nhìn quy hoạch của ta chưa thật sự xa, nghĩa là thấy cần đến đâu là quy hoạch đến đó, không nghĩ được những dự tính còn có thể xảy ra trong tương lai. Ở Nhật Bản hoặc Mỹ, họ quy hoạch hôm nay là để cho 5-10 năm sau. Ở ta, việc quy hoạch rất chi là "chắp vá", làm hôm nay như vậy, mai có cái gì cần làm thêm là y rằng có chuyện

    Trả lờiXóa
  24. Mỗi lần phi thân ngoài đường là một lần ngao ngán, từ nhà đến công ty có chưa đến 10km mà phải đi cả tiếng đồng hồ, đến đoạn nào đèn xanh đèn đỏ mà xem, nhích từng centimet một chứ chẳng phải đùa. Sáng thứ 2 là sáng ác mộng nhất, dù cố gắng đi sớm thì vẫn đến muộn, từ ngày đi làm thì lao vỉa hè đã trở thành nghề của mình mất rồi, ôi cái giao thông.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog