Chia sẻ

Tre Làng

TỔNG THỐNG DUTERTE VÀ TỘI PHẠM MA TÚY

Khoai@

Tổng thống Philippines nổi danh với những phát ngôn để đời, đặc biệt là những phát ngôn về đấu tranh với tội phạm về ma túy. Nhiều người ủng hộ, nhiều người chê và nhiều người lên án.

Kể từ khi Duterte lên làm Thổng thống Philippines, đã có 1800 kẻ buôn bán ma túy hoặc dính dáng đến buôn bán ma túy bị bắn chết. Đó là những cái chết trực tiếp từ "chiến trường" mà không thông qua xét xử.

Đầu tháng 8/2016, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, anh Agnes Callamard đã lên án những chỉ thị của Duterte trong việc cho phép bắn hạ ngay mà không cần thông qua xét xử bởi Tòa án đối với tội phạm về ma túy là "kích động bạo lực và giết chóc mà theo luật quốc tế là một tội ác".

Duterte đã khẳng định, chiến dịch chống tội phạm ma túy đẫm máu khiến hơn 1.800 người thiệt mạng không phải là hành động diệt chủng. 

Thực tế, việc truy quét tội phạm ma túy ở xứ sở này thường tổ chức thành các chiến dịch lớn. Các băng đảng buôn bán ma túy ở đây thường tổ chức chặt chẽ quy mô lớn, mạng lưới rộng khắp và gắn với vũ trang quân sự. Do đó, tấn công và các băng đảng này cũng giống như giao tranh trong chiến tranh, và việc tiêu diệt các phần tử vũ trang của đối phương là cần thiết và không cần xét xử.

Tổng thống Rodrigo Duterte tuyên bố sẽ không nương tay cho đến khi tên trùm ma túy cuối cùng đầu hàng, bất chấp những cáo buộc vi phạm nhân quyền khi "hành quyết không cần xét xử" và ông sẵn sàng vào tù để bảo vệ cảnh sát trước những vụ kiện tụng. 

"Diệt chủng ư? Tôi đã giết ai? Tôi không giết đứa trẻ nào. Tôi cũng không dội bom như Assad. Tôi đang đấu tranh chống tội phạm", ông Duterte phát biểu trước các cựu chiến binh, quan chức cấp cao và đoàn ngoại giao nước ngoài.

Nói về lực lượng IS, ông Duterte gọi đây là những phần tử "ngu xuẩn". "Tôi không ra lệnh thiêu sống phụ nữ vì họ không chịu quan hệ".

Philippines có ít nhất 3,7 triệu người nghiện loại ma túy methamphetamines. Sau khi chiến dịch trấn áp tội phạm ma túy do Duterte phát động từ hồi tháng 5, đã có khoảng 750 người bị cảnh sát tiêu diệt; hơn 1.000 vụ tử vong chưa rõ thủ phạm; 600.000 tên buôn lậu và người nghiện ra đầu thú trước chính quyền.

Rõ ràng, quyết tâm hành động của Tổng thống Duterte đã mang lại hiệu quả cho dù nó có thể chưa được nhân văn cho lắm.

16 nhận xét:

  1. tuy rằng hiệu quả nhưng đéo nhân văn tí nào.khi mà xuất hiện những tên đập đá hay giặc cỏ ma túy bị bắn chết hết ko qua xét xử.hay như hiềm khích với nhau mang súng qua trừ khử rồi vứt cho vài tép ma túy vào trong túi là nghiễm nhiên ko bị truy tố gì cả.cái đó là một cái hại khi hàng ngìn người bị giết mà ko biết rõ lí do có buôn ma túy thật hay ko

    Trả lờiXóa
  2. Rất ủng hộ hành động của vị tổng thống này. Ông rất quyết liệt trong phòng chống các tội phạm ma túy, và tùy tình hình của quốc gia mà ông có những chính sách phù hơp. Và phải nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thì ông mới có thể thi triển kế hoạch của mình

    Trả lờiXóa
  3. Tổng thống Philippines nổi danh với những phát ngôn để đời, đặc biệt là những phát ngôn về đấu tranh với tội phạm về ma túy. Nhiều người ủng hộ, nhiều người chê và nhiều người lên án.Tổng thống Rodrigo Duterte tuyên bố sẽ không nương tay cho đến khi tên trùm ma túy cuối cùng đầu hàng, bất chấp những cáo buộc vi phạm nhân quyền khi "hành quyết không cần xét xử" và ông sẵn sàng vào tù để bảo vệ cảnh sát trước những vụ kiện tụng. Dù sao là cũng hành động quyết liệt để trấn áp tội phạm ma túy.

    Trả lờiXóa
  4. Tất cả cũng chỉ vì những người dân lương thiện mà thôi, cứ để những tên tội phạm này nhởn nhơ ngoài xã hội thì bao giờ Phillippines mới an bình trở lại. Tổng thống Rodrigo Duterte tuyên bố sẽ không nương tay cho đến khi tên trùm ma túy cuối cùng đầu hàng, bất chấp những cáo buộc vi phạm nhân quyền khi "hành quyết không cần xét xử" và ông sẵn sàng vào tù để bảo vệ cảnh sát trước những vụ kiện tụng.

    Trả lờiXóa
  5. Hungyen363623:02 31/8/16

    Quyết tâm của ông Duterte trong việc xóa sổ tội phạm ma túy thực sự là một điều đáng ghi nhận. Phải công nhân một điều, dù người ngoài nhìn vào thấy chính sách này có phần hà khắc khi cho phép bắn bỏ kẻ phạm tội mà không cần thông qua tòa án, nhưng từ khi thi hành điều luật này, tình trạng tội phạm buôn bán ma túy ở Philippines đã giảm hẳn.

    Trả lờiXóa
  6. Hoabinh023423:07 31/8/16

    Tình hình thực tế ở mỗi quốc gia khác nhau. Ở Philippines, tội phạm ma túy thường là các tổ chức chặt chẽ quy mô lớn, mạng lưới rộng khắp và gắn với vũ trang quân sự. Do đó việc tiêu diệt các tổ chức này giống như giao tranh trong chiến tranh, cần thiết và không cần thông qua tòa án. Chúng ta cần suy xét mọi khía cạnh trước khi đưa ra bất kỳ nhận định nào về chính sách này. Bởi nếu chính sách này tồn tại nhiều bất cập thì những người phản đối đầu tiên sẽ là nhân dân Philippines chứ không phải người nước ngoài. Nhưng hãy nhìn xem, người dân ủng hộ tổng thống và chính sách của ông

    Trả lờiXóa
  7. Những quyết định của ông Duterte suy cho cùng cũng chỉ vì mong muốn người dân có một cuộc sống tốt đẹp hơn, đẩy lùi được tệ nạn ma túy- một trong những nguyên nhân khiến cho tình hình chính trị bất ổn cũng như kinh tế kém phát triển ở nước này. Dẫu rằng những hành động của ông không thể coi là nhân văn nhưng rõ ràng nó mang lại hiệu quả và được người dân ủng hộ. Vậy thì có gì mà phải bàn cãi

    Trả lờiXóa
  8. Hành động quyết liệt để trấn áp tội phạm ma túy của ông Duterte là một điều đáng ghi nhận. Tình hình tội phạm ma túy ở nước này có nhiều điểm phức tạp không giống như các nước khác nên chúng ta không thể lấy quy chuẩn luật pháp của bất kỳ quốc gia nào để đánh giá về quyết định của Tổng thống Philippines được. Chỉ cần nhìn vào kết quả đạt được và phản ứng của người dân là ta có thể đánh giá được kết quả của cuộc chiến này rồi

    Trả lờiXóa
  9. Bangtuyetnhietdoi11:21 1/9/16

    Chính phủ của ông Duterte từ lúc được thành lập tới nay đã phát huy vai trò cũng như tính hiệu quả trong công tác trấn áp tội phạm ma túy. Hàng trăm tên tội phạm ma túy đã bị tiêu diệt, hàng trăm nghìn tên buôn lậu và người nghiện đã ra đầu thú trước pháp luật. Điều này cho thấy một sự tự giác từ phía người dân cũng như tính răn đe của điều luật đã có tác dụng.

    Trả lờiXóa
  10. Ai cũng đồng ý rằng "với ma túy phải ra tay trấn áp mạnh ...", trừ trong thế giới ...ma túy. Tuy nhiên ai có thể chắc chắn rằng, tất cả những cái chết "không cần xét xử" như tại Philippines, đều buôn bán hoặc sử dụng ma túy? Và như thế cần gì đến lực lượng cảnh sát, công tố, tòa án ..., cứ nghi ngờ có tội là ..."bùm", bất kể thực hư, nặng nhẹ thế nào?

    Trả lờiXóa
  11. Tôi hoàn toàn đồng ý với vị TT Philippines đối với bọn mà túy thì phải mạnh tay diệt tận gốc kẻ buôn bán cũng như kẻ nghiện. Chính bọn nghiện ma túy mới gây ra những vụ án cướp của giết người, vì vậy không nên nuong tay với bọn xứ dụng và nghiện ma túy. Loại bỏ bọn nghiện ma túy ra khỏi xã hội là cách tốt nhất để bảo vệ bình yên cho đất nước. Nhưng Chiến dịch mạnh mẽ nhưng vấn đề nhân đạo chưa có câu trả lời. Tội phạm mượn tay cảnh sát để thanh trừng lẫn nhau thì chuyện gì xảy ra? Sẽ có cái chết vô tội trong chiến dịch này! !!Chiến dịch mạnh mẽ tuy nhiên vấn đề nhân đạo chưa có câu trả lời. Tội phạm mượn tay cảnh sát để thanh trừng lẫn nhau thì chuyện gì xảy ra? Sẽ có cái chết vô tội trong chiến dịch này! !!

    Trả lờiXóa
  12. Một Tổng thống có trách nhiệm với lời hứa của mình. Có thể ông là hung thần của tội phạm ma túy, là đối tượng để các thế lực núp dưới chiêu bài nhân quyền đả kích nhưng lại là ông bụt của người dân lành. Đừng cho rằng ông chỉ có hành động giết chóc để dẹp ma túy. Hành động đó chỉ thực hiện sau lời kêu gọi đầu thú. Việc chọn lựa lời kêu gọi hay viên đạn là quyền của tội phạm ma túy

    Trả lờiXóa
  13. Chính phủ đã kêu gọi đầu thú những tên buôn bán và nghiện ngập ma túy rồi thì phải ra trình diện, nếu không thì bị bắn chết cũng đúng luật, đúng thông báo của chính phủ thôi. Không giết dân thì làm sao giết ma túy, cuộc mổ xẻ nào cũng có đau đớn, phải chấp nhận thôi, đừng kêu gọi không giết dân, nếu vậy thì ma túy sao bị tiêu diệt tận gốc, trái lại còn dung dưỡng chúng lây sang ra cả xã hội.

    Trả lờiXóa
  14. Không phải ai có hình dạng giống con người đều là "Con người".
    Có nhiều kẻ trông bề ngoài rõ ràng là "con người" nhưng cách cư xử còn tệ hơn cả con vật. Tôi đồng tình với quan điểm "Tội phạm ma túy không phải là con người" nhưng phản đối cách giết hại họ một cách vô tội vạ không qua xét xử như thế này

    Trả lờiXóa
  15. Con nghiện ma tuý không phải là người chứ là gì hỡi ngài tổng thống? Tiêu diệt kẻ mua bán ma tuý thì nước nào cũng làm, nhưng "diệt" luôn cả con nghiện thì thấy....Quá cực đoan, có nhiều người nghiện họ cũng muốn thoát nghiện nhưng khó khăn, họ cần được hỗ trợ và đối xử nhân đạo, bản chất nghiện là bệnh cơ mà ! Khi họ gây tội thì xử theo đúng luật, cần các biện pháp giúp người nghiện cai nghiện có hiệu quả.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog