Chia sẻ

Tre Làng

NHỮNG NGƯỜI TỪNG RA KHỎI BỘ CHÍNH TRỊ SAU ĐÓ THẾ NÀO?

Những người từng ra khỏi Bộ chính trị, sau đó thế nào?

Trong lịch sử Đảng đã có một số trường hợp những người từng được bầu vào Bộ Chính trị, thậm chí là Tổng Bí thư của Đảng đã bị cách chức hoặc bị mất chức vì nhiều lý do. Song sau đó số phận của họ ra sao không phải ai cũng biết.

Xin bắt đầu từ trường hợp Tổng Bí thư Trường Chinh và trường hợp Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Cả hai vị đều đã bị mất chức nhưng sau đó đều đã trở lại giữ chức vụ cũ hoặc được giữ trọng trách cao hơn.

Năm 1956, sau những sai lầm trong Cải cách ruộng đất, tại Hội nghị lần thứ 10 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (họp từ ngày 25/8/56 đến 24/9/56) tiến hành sửa sai, ông Hồ Viết Thắng người trực tiếp lãnh đạo công cuộc cải cách ruộng đất bị kỷ luật, ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng, còn ông Trường Chinh, Tổng Bí thư của Đảng từ năm 1941 phải từ chức Tổng Bí thư. Sau đó ông Trường Chinh được Bác Hồ và Trung ương Đảng giao nhiệm vụ đứng đầu Ban chỉ đạo công tác sửa sai, đến năm 1958 được cử làm Phó Thủ tướng Chính phủ. Năm 1960, ông lại được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, phụ trách công tác Quốc hội và công tác lý luận của Đảng, sau đó được Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bầu làm Chủ tịch Quốc hội và đến năm 1976, giữ chức vụ này trong Quốc hội Việt Nam thống nhất cho đến năm 1981.

Năm 1981, ông Trường Chinh được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (như Chủ tịch nước hiện nay), Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Ngày 14 tháng 7 năm 1986, tại Hội nghị đặc biệt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ông Trường Chinh được bầu làm Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam thay cho ông Lê Duẩn vừa mất.

Như vậy, sau đúng 30 năm, kể từ khi mất chức Tổng Bí thư, năm 1986, ông Trường Chinh trở lại giữ chức Tổng Bí thư của Đảng và là “người đặt nền móng cho công cuộc đổi mới đất nước” như dư luận trong nước và cả nhiều người nước ngoài đánh giá.

Còn ông Nguyễn Văn Linh là Ủy viên Trung ương Đảng từ năm 1960, năm 1976 là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng trước Đại hội lần thứ V của Đảng ông ra khỏi Bộ Chính trị và mất cả chức Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, được điều động ra Hà Nội, làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Người viết những dòng này từng là phóng viên đặc biệt đưa tin về hoạt động của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, được trực tiếp nghe Tổng Bí thư cho biết sở dĩ ông mất chức Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh vì bị phê phán là “đi theo con đường tư bản chủ nghĩa theo kiểu Nam Tư”. 

Tại Hội nghị Trung ương 8 khóa V, ông Nguyễn Văn Linh lại được bầu vào Bộ Chính trị. Tháng 6 năm 1986, sau khi ông Lê Duẩn mất, ông Trường Chinh làm quyền Tổng bí thư, ông Nguyễn Văn Linh được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư và tháng 12 năm 1986, tại Đại hội Đảng lần thứ VI, ông Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng. Thế là sau 6 năm ra khỏi Bộ Chính trị, ông Nguyễn Văn Linh đã trở lại cương vị cũ và không những thế, ông còn được bầu vào vị trí cao hơn, là Tổng Bí thư của Đảng, đúng vào thời kỳ bắt đầu công cuộc Đổi Mới đất nước.

Ngoài hai ông Trường Chinh và Nguyễn Văn Linh, từng ra khỏi Bộ Chính trị nhưng sau đó đã trở lại Bộ Chính trị và đảm nhận cương vị cũ và cao hơn, còn có thể kể tới trường hợp một Ủy viên Bộ Chính trị đã bị kỷ luật nhưng sau đó vẫn được tín nhiệm bầu vào các chức vụ cao hơn. Đó là trường hợp ông Trương Tấn Sang. Tháng 1-2003, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa IX, ông Trương Tấn Sang đã bị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam kỉ luật khiển trách vì có những khuyết điểm liên quan đến vụ án Năm Cam và trong công tác cán bộ thời kỳ ông làm Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Ba năm sau đó, năm 2006 ông được cử giữ chức Thưởng trực Ban Bí thư Trung ương Đảng và năm 2011 ông được bầu làm Chủ tịch nước.

Còn những trường hợp sau đây bị kỷ luật ra khỏi Bộ Chính trị, có người bị tuyên án tử hình, có người chỉ còn là đảng viên thường đến khi mất, có người bị khai trừ ra khỏi Đảng. trở lại làm dân thường cho đến nay.

Đó là trường hợp ông Hoàng Văn Hoan, từng là Ủy viên Bộ Chính trị từ năm 1956, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ năm 1981. Nhưng năm 1979 ông ta đã phản bội lại Tổ quốc. Trong một chuyến đi nước ngoài ông ta đã bỏ trốn sang Trung Quốc, bị Tòa án Tối cao của ta kết án tử hình vắng mặt. Ông ta đã chết tại bắc Kinh năm 1991.

Ông Trần Xuân Bách là Ủy viên Bộ Chính trị từ Đại hội Đảng lần thứ VI, năm 1986, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiều khóa liền. Nhưng tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (tháng 3 năm 1990), ông Trần Xuân Bách đã bị phê phán gay gắt về quan điểm chính trị và bị kỷ luật, phải ra khỏi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương, chỉ còn là đảng viên thường. Ông mất đầu năm 2006.

Còn ông Nguyễn Hà Phan từng là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ năm 1986, đến năm 1991 đã là Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương và năm 1992 là Phó Chủ tịch Quốc hội. Năm 1993 ông được bầu vào Bộ Chính trị, là Thường trực Ban Bí thư. Song trước khi diễn ra Đại hội Đảng lần thứ VIII, ông Nguyễn Hà Phan bị nhiều đơn thư tố cáo trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ khi bị địch bắt đã đầu hàng, phản bộ và khai báo. Ngày 17-4-1996, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp nghe Ủy ban Kiểm tra Trung ương báo cáo kết quả kiểm tra và xác minh các đơn thư tố cáo đã biểu quyết khai trừ ông Nguyễn Hà Phan ra khỏi Đảng, sau đó ông bị tước hết mọi chức vụ đã đảm nhiệm.

Mới đây nhất, một ủy viên Bộ Chính trị cũng đã bị kỷ luật và cho thôi chức. Đó là ông Đinh La Thăng. Ông được bầu vào Bộ Chính trị trong Đại hội Đảng lần thứ XII, đầu năm 2016. Ngày 7-5 năm 2017 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII đã họp hội nghị lần thứ 5 xem xét và thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh vì đã mắc những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và công tác cán bộ thời kỳ ông là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã cho ông thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, sau đó Bộ Chính trị cho thôi giữ chức Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh để đảm nhiệm chức Phó ban Kinh tế Trung ương.

Không biết trường hợp kỷ luật ông Đinh La Thăng có điểm nào giống và điểm nào khác với các trường hợp kỷ luật các Ủy viên Bộ Chính trị trên đây không?

Nguồn: ở đây

7 nhận xét:

  1. Nặc danh20:31 11/5/17

    Đinh La Thăng giống với trường hợp của Nguyễn Hà Phan đều là những kẻ cơ hội chính trị, cá nhân chủ nghĩa, lũng đoạn, tráo trở, lừa Đảng, mỵ dân, luồn sâu, leo cao,phá Đảng, hại dân, hại mước.

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh21:45 11/5/17

    ý kiến của bạn nặc rất chính xác

    Trả lờiXóa
  3. để làm được quan tốt phải trải qua nhiều chông gai quá, đúng như người ta nói quan trường như chiến trường, có những việc xảy ra được gọi là tình ngay lý gian cần có thời gian để được làm sáng tỏ. Và ông đinh La thăng sau khi bị kỷ luật có thái độ như thế nào chính à thể hên bản chất thực của con người ông, có 2 xu hướng có thể ông Thăng sẽ rơi vào một trong số đó như bài viết đã nêu ra. CHúng ta chỉ biết chờ thời gian và hy vọng thôi

    Trả lờiXóa
  4. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  5. Nặc danh13:09 12/5/17

    Còn nước còn tát, đâu dễ gì chịu thua. Đinh Ba Chốp đợi tới giây phút cuối cùng bị kỷ luật mới "láu cá " lời xin lỗi .Đồng bọn hắn vẫn còn cố gắng tung hê "cái tài" phá hoại của hắn, làm biết bao đảng viên ưu tú vì tin hắn mà thân bại danh liệt, tài sản Nhà Nước thất thoát nghiêm trọng....Thế mà tù khi phát hiện hắn có tự giác nhận trách nhiệm đâu!

    Trả lờiXóa
  6. Hải Minh14:48 12/5/17

    Nếu xét ĐLThăng đâu chỉ xét ở mức con người bình thường mà ngợi ca mà bao biện. Ông ĐLT- với vị trí ủy viên BCT – thì không nên chỉ nhìn về phía Con Người , bởi vì anh chính là đại thần thời nay. Mà Đức của đại thần khác với Đức con người bình thường. Đòi hỏi ở Đức tầm cao hơn, khi ảnh hưởng sâu và rộng với đời sống đâu chỉ vài người quanh anh ta. Ở cương vị quyền hạn cao, trách nhiệm lớn, thì cái Đức không còn giới hạn bởi nhiều điều thuộc về quan hệ cá nhân người quanh quẩn với vài hành vi nữa nặng tính cá nhân biểu hiện “tính người”.
    Cái Đức của kẻ chí sĩ, quan đại thần xưa nay vốn nằm ở sự ứng xử với việc quốc gia, đại sự, với điều lớn hơn là sự ứng sử vặt vãnh ở đời thường. Nằm ở Khí phách, ở thái độ, ở trách nhiệm với quốc gia, quốc thể với đời sống triệu triệu sinh linh. Hy vọng ông Thăng cần tự biết rằng, cái sự xảy ra hôm nay là sự may mắn cho ông và cả dân tộc cả cho Đảng nếu như ông còn thật sự có tấm lòng với Đảng, để một ngày ông sẽ lấy công chuộc tội và trở lại cương vị này.

    Trả lờiXóa
  7. kỷ luật cảnh cáo ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh vì đã mắc những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và công tác cán bộ thời kỳ ông là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã cho ông thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, sau đó Bộ Chính trị cho thôi giữ chức Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh để đảm nhiệm chức Phó ban Kinh tế Trung ương.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog