Chia sẻ

Tre Làng

VỀ DỰ ÁN 4000 CÂY XÀ CỪ


Trong khi những người "cây quyền" phê phán chính quyền Hà Nội chặt cả nghìn cây xà cừ để mở rộng đường Phạm Văn Đồng, lên kế hoạch thay thế 4.000 cây xà cừ khác, thì đâu đó vẫn có những cây xà cừ bật gốc gây nguy hiểm cho tính mạng, tài sản của người dân thì họ không hề lên tiếng một câu lo lắng, thương xót.

Nhiều năm qua, đã có rất nhiều ý kiến về việc cây xà cừ không thích hợp trồng ở đô thị, do rễ nông, ăn lan phá hoại hè đường, cây phát triển quá to cao, do đó rất dễ gẫy đỗ khi mùa mưa bão, thậm chí là ngay cả khi trời yên gió lặng. 

Thực tế thì theo thống kê, trong thời gian từ 2014-2016 đã có đến 132 cây xà cừ đổ tại nội thành Hà Nội, gây ra một số cái chết thương tâm cho người dân, chưa kể thiệt hại nhiều đến nhà cửa, xe cộ, đường dây điện, viễn thông... 

Nhiều thành phố đã cấm trồng xà cừ (sọ khỉ) tại đô thị. Hà Nội đã từng có đề án cải tạo, thay thế cây xanh nhưng khi đi vào thực hiện đã bị "đánh" cho tơi tả, nhất là khi bị dính quả nhập nhèm giữa "mỡ" với "vàng tâm", hàng loạt cán bộ bị kỷ luật và kế hoạch bị dang dở giữa chừng. 

Sau khi anh Chung thay thế anh Thảo, Hà Nội đã tiến hành trồng hàng vạn cây xanh, mật độ chi chít trên các vỉa hè, dải phân cách của hàng loạt các tuyến đường. 

Những người từng phê phán chính quyền Hà Nội trước đây thì giờ lại im thin thít, không có một lời ngợi khen hoặc động viên khích lệ, nhưng khi có thông tin Hà Nội mở rộng đường vành đai 3, phải chặt bỏ gần nghìn cây xà cừ thì họ lại nhao nhao lên tiếng. Người nặng thì chửi bới, lăng mạ, người nhẹ thì bảo tại sao làm đường mà không tính đến chuyện bảo tồn hàng cây, hoặc di chuyển. 

Ồ, không nhẽ những người thiết kế họ không tính đến các phương án hay sao, nhưng nó còn liên quan đến giải phóng mặt bằng, kinh phí. Nếu giữ hàng cây đó thì kinh phí giải phóng mặt bằng hai bên sẽ tăng cao rất nhiều, chi phí công trình sẽ đội vốn lớn, trong khi ngân sách NN đang chịu áp lực lớn thì liệu phương án đó có chấp nhận được. Trong khi phương án dỡ bỏ hàng cây mà phần lớn là cây xà cừ không thích hợp với đô thị là phương án kinh tế nhất, làm đường xong sẽ lại trồng cây thay thế. Còn phương án di chuyển thì chỉ di chuyển những cây thích hợp với đô thị, còn với xà cừ, việc di chuyển tốn kém hơn nhiều so với chặt hạ (khoảng 25 triệu đồng so với 14 triệu đồng). 

Nhưng di chuyên đi đâu khi mà hè đường không được phép trồng loại này nữa? Công viên thì phải đa dạng các loại cây chứ sao trồng cả nghìn cây xà cừ?

Đề án cải tạo, thay thế cây xanh trước đây đã phải tạm dừng lại giữ chừng, nhưng chính quyền Hà Nội hiện nay lại đang rục rịch triển khai phương án thay thế 4.000 cây xà cừ. Tôi đánh giá cao chủ trương này của thành phố. Với tâm thế xây dựng một thành phố không những xanh, sạch mà còn phải đẹp và an toàn nữa thì chính quyền thành phố không có gì mà phải e ngại phe "cây quyền". Sẽ có rất nhiều người ủng hộ các anh.

16 nhận xét:

  1. Dù gắn bó với ký ức của nhiều người dân, tuy nhiên, Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng, không gian trên đường phố của Hà Nội không đủ cho bộ rễ cây xà cừ phát triển. Đặc trưng của Hà Nội là không gian vỉa hè quá hẹp, nhà cửa san sát ngay cạnh cây xanh, nhiều công trình ngầm, trong khi tán cây nặng, gốc rễ lại quá lớn, bị bó hẹp nên rễ ăn ngang, mất cân đối, dễ đổ ngã khi mưa bão. Những đặc điểm này khiến xà cừ không có khả năng chống chịu tốt trong mùa mưa bão.

    Trả lờiXóa
  2. Nếu thực hiện đúng quy định: Đến mùa mưa phải tỉa cành cây đảm bảo an toàn cho cây Xà cừ về áp lực gió, lượng nước đọng trên lá khi mưa thì cây Xà Cừ là cây rất an toàn cho người và công trình kiến trúc. Cây Xà Cừ được mệnh danh là "Lim đồng bằng", gỗ tốt, không sâu mối, tuổi thọ cao có tới vài trăm năm, dễ ăn xâu. Cho nên cây Xà Cừ cần được duy trì, chăm sóc và bảo vệ. Trường hợp đặc biệt nguy hiểm như cây sắp đổ thì mới thay thế. Bài viết này có nhiều ý "miệt thị" quá đáng cây Xà Cừ. Giống như các công trình kiến trúc, cây cũng cần diện tích để sinh tồn, tại sao lại chê Xà Cừ rễ ăn nhiều diện tích đất? Có chăng đề án thay thế cây Xà Cừ là để phục vụ lợi ích nhóm cho các đại gia giống như nhiều đề án quy hoạch vừa qua. Chỉ nên giảm số lượng cây Bàng. Cây Bàng có ưu điểm là tán lá che mát về mùa hè nhưng hay bị sâu, dễ gẫy đổ. Cây Bàng chỉ thích hợp trồng ở sân trường học.

    Trả lờiXóa
  3. Xà Cừ Ở Hà Nội dễ đổ là do không được tỉa cành phù hợp, do bị con người cắt rễ, đào gốc chứ không phải bản thân xà cừ là thứ cây dễ đổ gãy. Hà Nội định chặt xà cừ rồi thay bằng cây gì? Nếu chặt xà cừ rồi thay bằng những cây lớn bị chặt rễ cọc như ở đường Nguyễn Xiển liệu những cây đó có đứng vững được bằng những cây xà cừ đang có hay không?

    Trả lờiXóa
  4. Tôi thấy ở một số nước quanh ta họ trồng cây long não rất hợp lý, xanh tốt quanh năm, tán rộng, cây vững chắc, lại có giá trị khai thác tinh dầu. Hà nội cũng có một số tuyến phố có cây long não. Các nhà quản lý nên xem xét trồng loại cây này. Chứ thấy lược vàng tán mỏng và nhỏ, không có ích che mát, phượng cũng vậy

    Trả lờiXóa
  5. Đặc trưng của Hà Nội là không gian vỉa hè quá hẹp, nhà cửa san sát ngay cạnh cây xanh, nhiều công trình ngầm, trong khi tán cây nặng, gốc rễ lại quá lớn, nên rễ ăn ngang, mất cân đối, dễ đổ ngã khi mưa bão. Mùa mưa bão lại đến nữa rồi, nếu không triển khai sớm thì lại có những sự việc thương tâm khác xảy ra nữa

    Trả lờiXóa
  6. Cây nào kg đủ an toàn thì nên chặt bỏ và thay thế bằng trồng cây khác. Không cần thiết phải dịch chuyển cho tốn kém. Giống như cái vụ chuyển "hàng cây lưu niệm" cạnh công viên Thủ lệ năm nào. 24 cây chi phí đến hàng trăm tỷ đồng cho công dịch chuyển, chăm sóc và trồng lại...mà đến nay tỷ lệ sống sót rất thấp. Chưa kể khi trồng lại với thân cây có đường kính trên dưới 1m cao khoảng 10m mà chặt hết rễ cọc sẽ rất nguy hiểm. Lúc ấy đứng dưới hàng cây gắn biển "Di tích lịch sử" mà lo ngay ngáy ...chạy mỗi khi có gió về.

    Trả lờiXóa
  7. Cây xa cừ rễ chùm nên cần diện tích đất lớn để giữ vững cây bây giờ mở rộng đường nên đã chặt bớt rẽ của nó nên rất rễ đổ vì vậy chỉ thích hợp chồng trong công viên, trường học..không phù hợp trồng ven đường. Việc thay thế là cần thiết nhưng cần minh bạch trong việc bán và kinh phí đốn hạ

    Trả lờiXóa
  8. Mùa mưa xà cừ đổ đè chết người bạn có chịu trách nhiệm không? Hay lúc đó lại chỉ biết chửi là không đảm bảo an toàn cho dân? Có cách gì hay thì cứ nêu ra, có dẫn chứng , phân tích khoa học chứ chỉ biết chửi biết bàn lùi thì ai chẳng chửi được. Người Việt mình bây giờ toàn ném đá theo phong trào mà biếng suy nghĩ, làm sao mà Đất nước phát triển được

    Trả lờiXóa
  9. chúng ta có thể chủ động giữ lại những cây còn đảm bảo an toàn, còn những cây nghiêng ngả, hay không còn thẩm mỹ nữa thì nên thay thế, dù gì thì an toàn của con người vẫn là trên hết. đẹp nhưng vẫn phải giữ được an toàn thì cái đẹp đó mới có ý nghĩa thiết thực. vì lợi ích chung của cả quốc gi, đường đi lối lại thoáng đãng, an toàn. chúng ta cần phải bàn tính kĩ để nhân được sự đồng thuận của quần chúng nhân dân

    Trả lờiXóa
  10. Nếu mở rộng đường Mai Dịch nối Lê Đức Thọ đến cầu Thăng long, đường Phạm Văn Động sẽ quy hoạch lại và trở thành đường một chiều hướng cầu Thăng Long tới Hoàng Quốc Việt thì sẽ giải quyết được ùn tắc, đón khách ngoại giao từ Nội Bài, giữ đc hàng cây xanh cho thủ đô mà chi phí có thể làm đường Lê Đức Thọ nối dài sẽ giảm chi phí giải phóng mặt bằng.Hà Nội phải giữ lại cây xanh vì thời tiết đang vào mùa nắng nóng gây gắt. Và tận dụng hàng cây xanh làm giải phân cách cho xe ột tô đi đường nhỉ trời HN ngày càng nắng nóng gay gắt.

    Trả lờiXóa
  11. Hãy chấp nhận đi các bạn.Được cái này mất cai kia.Chúng ta phải chịu thay đổi thì để đón nhận một cái mới mẻ hơn.Cây không chịu cho chặt,làm đường giải phóng mặt bằng lấn vào đất nhà các bạn các bạn không chịu,người không chịu thuêtj thì để cây nó chịu.Làm đường mới sau này cây hok cungz trồng và quy hoạch.Có đường có to cây đẹp thành phố khang trang.Đường Phạm Văn Đồng là tuyến đường huyết mạch vào trung tâm thành phố, lưu lượng xe luôn đông đúc. Mùa hè trời vừa nắng vừa bụi mịt mù may mà còn có hai hàng cây đó. Giờ mà chặt đi cộng với đào xới thi công công trình mới nữa thì......Có phương án nào di dời không nhỉ, cây to thế mà chặt đi thì tiếc quá.

    Trả lờiXóa
  12. Nếu cấm chặt cây thì chẳng có ai trồng rừng đâu! Cái chính là trồng và chặt là phải có kế hoạch sao cho hợp lý. Còn nếu cấm như đề nghị của sư thầy thì toàn bộ 90% dân sẽ chỉ ngủ & hít không khí để sống vì Việt Nam là nước nông nghiệp nên phải dựa vào các ngành nông lâm ngư nghiệp thì người dân mới tồn tại đươc.Ở Mỹ, với một cây có đường kính vượt quá một kích thước nhất định là phải xin phép để chặt, tỉa, thậm chí cây ấy do minh trồng. Tất nhiên là đơn vị cấp phép của họ làm việc rất nghiêm túc.

    Trả lờiXóa
  13. Không có cái gì là tuyệt đối được. Các bạn sống ở thành phố chắc biết, cứ mừa xuống là nghe nơi này cây đổ đè người chết, xe hư. Cũng là mạng người cả đấy, cũng là của cải cả đấy. Đồng ý rằng nên trồng cây xanh, nên quý những cây cổ thụ. Nhưng phải hiểu là những cây cổ thụ bây giờ, trước kia trồng quy hoạch kém, thêm cái đào đường, đào móng làm nhà, tỉa cây lâu ngày làm cây càng cao lên mà rễ yếu thì nó ngã là một ngày nào đó thôi. Nên tôi nghĩ cây nào nên chặt là phải chặt. Chặt rồi phải trồng. Chặt 1 trồng 5 thì thời gian sau này cũng sum xuê thôi.

    Trả lờiXóa
  14. Ai cũng đòi quyền được hưởng thụ không gian trong lành, ai cũng đòi được sống dưới tán cây xanh. Thế đó, nhưng muốn vậy thì phải có sự đánh đổi chứ. Nếu muốn vậy thì phải tư duy sống thôi. thay vì muốn sở hữu nhà riêng, xây dựng theo kiểu tự phát, thì nên ở trong các căn hộ cao tầng. Trong tương lai, các thành phố đông dân nên quy hoạch nhà ở cao tầng, giải tỏa các khu nhà ổ chuột để dành quỹ đất cho mục đích công cộng và công trình đô thị. Thiết nghĩ, các tp lớn nên cấm phát triển nhà đất cá nhân, các đất vùng ven nên bắt đầu phát triển cao ốc trước. Khi đã hình thành rồi thì bắt đầu giải tỏa và quy hoạch lại khu nội đô. nếu làm được như vậy chắc chắn không gian sống sẽ thoải mái hơn

    Trả lờiXóa
  15. Không chặt hạ cây mở đường thì đi vào đâu được ạ. Hoặc chúng ta có đủ tiền để mở 1 con đường khác và chạy song song với tuyến đường đó để bảo vệ cây xanh. Cây xanh rất quý. Nhưng tắc đường trời nóng còn kinh khủng hơn các bác ạ. Cây to chặt hạ là phải. Vì cây to khi đánh ra để trồng lại thứ nhất chi phí rất cao 70-80 triệu 1 cây như mấy hôm nay báo đài nói vụ di chuyển cây xà cừ kim mã. Trong khi đó những cây xanh to đánh đi trồng lại rất gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông vì. Cây đã bị chặt hết rễ cái cắm sâu xuống đất rồi trồng lại chỉ có rễ chùm gặp giông gió to là bị đổ. Rất dễ gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Thay vào đó ta đấu thầu công khai số gỗ trên và trồng lại cây mới chi phí rẻ hơn. Cây bánh tẻ nhanh lớn, rễ bám sâu tạo sự vững chắc ít gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông hơn. Dân ta chỉ biết trời nóng thì kêu. Trong khi đó những việc nhỏ như vất rác đúng nơi quy định hay giữ gìn vệ sinh môi trường nơi mình sống thì ý thức còn quá kém. Và cũng thêm một ý nữa muốn gửi đến cơ quan lãnh đạo. Làm đường thì phải có vỉa hè và trồng lại cây xanh ven đường. Nhìn đường nguyễn trãi các bác không trồng lại cây thì quả thật dân kêu không sai ạ

    Trả lờiXóa
  16. Rõ ràng là Đặc trưng của Hà Nội là không gian vỉa hè quá hẹp, nhà cửa san sát ngay cạnh cây xanh, nhiều công trình ngầm, trong khi với cây xà cừ tán cây nặng, gốc rễ lại quá lớn, nên rễ ăn ngang, mất cân đối, dễ đổ ngã khi mưa bão. Mùa mưa bão lại đến nữa rồi, nếu không triển khai sớm thì lại có những sự việc thương tâm khác xảy ra nữa

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog