Chia sẻ

Tre Làng

SAO KHÔNG TÌM VIỆC TỬ TẾ MÀ LÀM?

Khoai@

Anh báo Công Lý đưa tin: "Tuyên Quang: Khởi tố đối tượng “làm tiền” doanh nghiệp". 

Đối tượng "làm tiền doanh nghiệp là ai thế?

Xin thưa, đó là NHÀ BÁO Vũ Văn Tiến!

Theo báo Công Lý, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tuyên Quang đã khởi tố, bắt tạm giam Vũ Văn Tiến về hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Tại Cơ quan điều tra, Vũ Văn Tiến thừa nhận mình là phóng viên báo Pháp luật, làm việc tại Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus (phapluatplus.vn). Tiến được giao nhiệm vụ viết bài về những vi phạm của Nhà xe Cường An,. Tuy nhiên, sau khi nắm được một số sai phạm của nhà xe, thay vì đăng bài lên báo, Tiến dùng bài viết để làm tiền doanh nghiệp. Sau khi thỏa thuận với điều kiện nhà xe phải chung chi cho Vũ Văn Tiến số tiền là 50 triệu đồng, Tiến sẽ gỡ bài đăng trên FB cá nhân và không cho đăng trên báo.

Vào hồi 18 giờ 45 phút ngày 21/1/2018, tại quán ăn ở phường Tân Hà, TP Tuyên Quang, khi Tiến đang nhận số tiền 50 triệu đồng của anh Hán Trọng Bằng, là chủ xe ô tô khách mang biển kiểm soát 29B-13469 thuộc Công ty cổ phần dịch vụ vận tải và du lịch Cường An (Nhà xe Cường An) thì bị tổ công tác của Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Tuyên Quang bắt quả tang.

Trước đó vài phút, sau khi nhận 50 triệu ở quán ăn, Tiến đã gỡ ngay bài viết trên FB cá nhân.

Sao không tìm việc tử tế mà làm, Tiến ơi?

10 nhận xét:

  1. Nặc danh11:03 28/1/18

    @quockhanh NGUYEN,
    he he, đúng là lùi.
    Nếu có tiến thì tiến vào nhà tù.

    Trả lờiXóa
  2. Tại Cơ quan điều tra, Vũ Văn Tiến thừa nhận mình là phóng viên báo Pháp luật, làm việc tại Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus (phapluatplus.vn). Tiến được giao nhiệm vụ viết bài về những vi phạm của Nhà xe Cường An,. Tuy nhiên, sau khi nắm được một số sai phạm của nhà xe, thay vì đăng bài lên báo, Tiến dùng bài viết để làm tiền doanh nghiệp. Sau khi thỏa thuận với điều kiện nhà xe phải chung chi cho Vũ Văn Tiến số tiền là 50 triệu đồng, Tiến sẽ gỡ bài đăng trên FB cá nhân và không cho đăng trên báo.
    ôi giời lại phóng viên báo pháp luật. có vẻ năm vừa rồi báo này nhiều lùm xum quá.

    Trả lờiXóa
  3. Vào hồi 18 giờ 45 phút ngày 21/1/2018, tại quán ăn ở phường Tân Hà, TP Tuyên Quang, khi Tiến đang nhận số tiền 50 triệu đồng của anh Hán Trọng Bằng, là chủ xe ô tô khách mang biển kiểm soát 29B-13469 thuộc Công ty cổ phần dịch vụ vận tải và du lịch Cường An (Nhà xe Cường An) thì bị tổ công tác của Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Tuyên Quang bắt quả tang.
    CẠN LỜI VỚI LOẠI PHÓNG VIÊN NÀY!

    Trả lờiXóa
  4. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng nên xem xét lại các điều luật để điều chỉnh lại, với những kẻ phóng viên như thế này thì tước thẻ phóng viên và có hình thức phạt thật nặng. Chứ phóng viên mà làm tiền doanh nghiệp, đưa thông tin sai là rất nguy hiểm!

    Trả lờiXóa
  5. Vũ Văn Tiến thừa nhận mình là phóng viên báo Pháp luật, làm việc tại Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus (phapluatplus.vn). Tiến được giao nhiệm vụ viết bài về những vi phạm của Nhà xe Cường An,. Tuy nhiên, sau khi nắm được một số sai phạm của nhà xe, thay vì đăng bài lên báo, Tiến dùng bài viết để làm tiền doanh nghiệp. Sau khi thỏa thuận với điều kiện nhà xe phải chung chi cho Vũ Văn Tiến số tiền là 50 triệu đồng, Tiến sẽ gỡ bài đăng trên FB cá nhân và không cho đăng trên báo. Rât nhiều vụ việc liên quan đến phóng viên tống tiền doanh nghiệp vậy mà không sáng mắt ra còn giẫm phải, những đối tượng này phải có hình thức xử lý thật nghiêm khắc.

    Trả lờiXóa
  6. Việc một số nhà báo ở Việt Nam bị bắt vì tống tiền, nhận hối lộ hay lừa đảo không phải là hiếm. Hầu như năm nào cũng có một vài vụ. Mặc dù không có một danh sách thống kê chính thức, nhưng dùng các từ khóa “bắt nhà báo nhận hối lộ”, “bắt nhà báo cưỡng đoạt tài sản”, v.v… có thể tìm qua Google được nhiều bài báo ít nhất là từ năm 2005 trở lại đây. Nếu như không có biện pháp xử lý mạnh tay thì tình trạng phóng viên tống tiền doanh nghiệp sẽ vẫn tiếp tục diễn ra.

    Trả lờiXóa
  7. Báo chí Việt Nam trên con đường hội nhập cùng đất nước có nhiều thuận lợi về cách tiếp cận thông tin, thiết bị công nghệ hiện đại… nhưng kéo theo đó là không ít thách thức về cách làm báo kiểu “chụp giật”, chạy đua câu view…. và nhức nhối hơn cả là vấn đề đạo đức báo chí xuống cấp hiện nay. Những người làm báo là những người dám nói lên sự thật, những họ là lấm liếm che giấu đi để vì mục đích riêng của mình. Như vậy thật là nguy hiểm cho xã hội, những doanh nghiệp sẽ tiếp tục làm những điều sai trái. coi thường pháp luật và họ nghĩ rằng đồng tiền sẽ có thể chi phối được tất cả.

    Trả lờiXóa
  8. Chúng ta phải chủ động, nghiêm túc khắc phục những bất cập trong công việc chỉ đạo, quản lý báo chí. Không đâu khác, chính đây là nơi phải tìm ra cách kiểm tra, giám sát hữu hiệu nhất đối với báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng. Khi bắt được những hiện tượng kể trên, cần xử lý thật nghiêm, kịp thời với người đứng đầu tờ báo, bất kể họ là ai. Họ phải là người thượng tôn luật pháp, tôn trọng đạo đức nghề nghiệp báo chí. Tuyệt nhiên không có đặc quyền cho ai hết. Người đứng đầu tờ báo phải thực sự là “Tư lệnh trưởng”. Tướng tài, quân giỏi thì “đánh đâu, thắng đấy” là cầm chắc.

    Trả lờiXóa
  9. Trường hợp của Tiến không phải là hi hữu, có một bộ phận không nhỏ những nhà báo thoái hóa, biến chất đã sử dụng sức mạnh của báo chí để gây khó dễ cho doanh nghiệp hòng thu lợi cá nhân. Đúng là có những nhà báo như vậy đã vô tình làm xấu đi hình ảnh của báo chí trong mắt nhiều doanh nghiệp và người dân.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog