Chia sẻ

Tre Làng

Đặc khu chỉ dành cho Trung Quốc?

Khoai@

Các anh chị đang tranh cãi về Luật đặc khu với nhiều ý kiến trái chiều. Trong đó đáng chú ý có ý kiến của anh Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa. Anh Nghĩa cho rằng không nên cho thuê 99 năm vì liên quan tới chủ quyền Quốc gia, liên quan tới cương vực lãnh thổ, đặc biệt là các đặc khu này đều ở những vị trí quan trọng...

Phát biểu của anh Nghĩa mới nghe qua có vẻ có lý, song dường như ý kiến này đang dẫn dắt dư luận hiểu sai về đối tượng sẽ thuê đất trong đặc khu với thời hạn 99 năm. 

Sau phát biểu của anh Nghĩa, hầu như các thế lực thù địch và các anh chị không ủng hộ nhà nước (trong mọi chủ trương, chính sách) đã hướng cho dư luận hiểu rằng, dường như đặc khu được lập ra không phải là để phát triển kinh tế xã hội, mà là để cho duy nhất Trung Quốc thuê.

Đây là luận điệu cực kỳ nguy hiểm.

Thực tế luật Đặc khu đang hội thảo nếu được thông qua sẽ góp phần phát triển kinh tế xã hội và góp phần bảo vệ ANQP, bảo vệ lãnh thổ. Và các đặc khu ấy, không phải chỉ để cho 1 mình Trung Quốc thuê. Các nước khác như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Hàn, Singapore....cũng sẽ thuê với điều kiện bình đẳng như nhau. 

Tất nhiên, những kẻ chuyên chống nhà nước Việt Nam chỉ cần hướng lái để dư luận hiểu sai rằng, đặc khu chỉ dành cho Trung Quốc thuê không hề ngu.

Nếu như những người hạn chế hiểu biết hiểu sai vấn đề đáng trách 1 thì những người được gọi là đại biểu sẽ đáng trách 10. Rất tiếc, nhiều "chuyên gia kinh tế" như Phạm Chi Lan cũng góp sức không nhỏ vào việc làm cho người dân hiểu sai.

Bàn về nội dung này xin giới thiệu stt của anh Hiếu Nguyễn với tựa: "Sự nhược tiểu có lẽ là nguyên nhân của căn bệnh "ám thị". Bởi vậy cho nên mới có chuyện đánh đồng "đặc khu chỉ dành cho Trung Quốc".

***

Khi biết hai vợ chồng mình đầu tư hơn tỉ bạc vào việc xây trường mầm non trên mảnh đất thuê, câu đầu tiên nhiều người hỏi chính là thời hạn hợp đồng thuê đất là bao nhiêu năm, câu thứ hai là liệu chủ đất có phá hợp đồng trước hạn. Đó là những thắc mắc hết sức bình thường của hầu như tất cả những người làm kinh doanh, khi phải quyết định đầu tư một khoản tiền lớn, nhất là trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên mảnh đất không thuộc quyền "sở hữu".

Đó là chỉ mới ở tầm vài ba tỉ đồng.

Còn với số tiền hàng tỉ USD aka đôla Mỹ từ nhà đầu tư nước ngoài aka doanh nghiệp FDI thì sao? Tất nhiên, họ không thể nào ký hợp đồng với thời hạn vài ba mươi năm chỉ để "vỗ béo" cho chủ nhà. Đối với họ, những tập đoàn tư bản kếch xù, thì lợi nhuận mới là trên hết. Do đó, trước khi quyết định xuống tay đầu tư vào bất cứ quốc gia hay vùng lãnh thổ nào, họ đều đã có một quá trình nghiên cứu, khảo sát dài hơi hàng chục năm về thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, cơ chế chính sách, thủ tục hành chính, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp, về đầu tư, về lực lượng lao động, vân vân và vân vân...

Việt Nam, với vị trí địa chính trị, địa kinh tế thuận lợi của mình, cùng với sự ổn định về chính trị, sự phát triển và tăng trưởng kinh tế không ngừng trong hơn 30 năm qua cùng lực lượng lao động dồi dào, chính là "miền đất hứa" cho những nhà đầu tư này. Minh chứng cụ thể cho nhận định này chính là tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn FDI đã tăng từ 1,603 tỷ USD (giai đoạn 1988-1990) lên 17,388 tỷ USD (1991-1995), đạt 25,510 tỷ USD (1996-2000) rồi 99,001 tỷ USD (2010-2016). Giai đoạn tăng trưởng FDI "nóng" nhất là 2006-2010 với 148,075 tỷ USD, tức là TĂNG 92,3 LẦN so với thời kỳ bắt đầu đổi mới.

Trong số hàng trăm doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam với nhiều hình thức khác nhau, có thể liệt kê ra hàng chục doanh nghiệp tập đoàn lớn được tạo điều kiện tối đa về cơ chế, chính sách, nhất là cơ chế, chính sách về thời hạn cho thuê đất, như: 

- Tập đoàn Sembcorp Industries (trước đây là SembCorp Parks Holdings) của Singapore với hệ thống các khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (viết tắt là VSIP), trải dài từ nam ra bắc.

- Tập đoàn Central Trading & Development (CT&D) của Đài Loan với việc đầu tư quy hoạch, xây dựng Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng và Khu đô thị Nam Sài Gòn.

- Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc (không cần nói nhiều).

- Tập đoàn Formosa của Đài Loan (not Tung Của).

Và rất nhiều tập đoàn công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ khác hiện đang làm ăn có lãi và là một nguồn thu ngân sách vô cùng quan trọng của nước ta.

Đó cũng có thể coi là cơ sở lý luận và thực tiễn, là tiền đề của nội dung liên quan đến thời hạn giao đất, cho thuê đất trong dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (mà gần đây nổi lên bằng cụm từ Hán Việt "đặc khu kinh tế" khiến dư luận quan tâm).

Điều 32 dự thảo luật viết: "Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và đề xuất của nhà đầu tư, Chủ tịch UBND đặc khu quyết định thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm; trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định".

Có nghĩa là, con số 70 năm hay 99 năm chính là thời hạn tối đa của việc giao đất hoặc cho thuê đất, phụ thuộc vào nhiều yếu tố và quan trọng nhất là thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Thủ tướng Chính phủ.

Vấn đề khiến dư luận băn khoăn là vấn đề chủ quyền, đến nỗi có người liên tưởng đến Hồng Kông, một trong những "đặc khu kinh tế" của Trung Quốc. Tuy nhiên, điều họ không biết, hoặc không nhớ, hoặc cố tình "quên" là Hồng Kông từng là một lãnh thổ phụ thuộc của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland từ năm 1842 đến khi chuyển giao chủ quyền cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997. Và "Đặc khu hành chính Hồng Kông" chỉ mới được thành lập từ ngày 01 tháng 7 năm 1997, sau khi được trao trả về cho TQ đại lục, sau hàng trăm năm là thuộc địa, đặt dưới sự cai trị và ảnh hưởng tuyệt đối từ "nước mẹ Victoria", quốc gia từng tự hào là "mặt trời không bao giờ lặn trên lãnh thổ nước Anh".

Vấn đề thứ hai, chính là yếu tố Trung Quốc. Qua theo dõi các bài phản biện về dự án luật này, tuyệt đại đa số đều thấy thấp thoáng yếu tố Trung Quốc, lấy Trung Quốc ra làm đối tượng để phân tích, như thể "đẻ" ra dự án luật này chỉ để phục vụ cho nhà đầu tư từ Trung Quốc vậy. Sự "ám thị" này là hoàn toàn dễ hiểu, đó có thể coi như triệu chứng của "căn bệnh" nhược tiểu, của sự thù ghét Trung Quốc đến mức cực đoan. Và thường những gì đã đạt đến trạng thái cực đoan thì đều thiếu sáng suốt, và thiếu khách quan.

"Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng" là thế.

Như đã dẫn chứng ở trên, dự án luật này là dành cho tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước, kể cả Mỹ, Tàu, Nhật, Hàn, Mã, Sing...với mục tiêu WIN-WIN, cả hai bên đều có lợi.

Link: 
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1959814434049411&id=100000626191369

5 nhận xét:

  1. Chắc tác giả ko nắm đc thông tin rồi. Trung Quốc đang có ý định muốn thuê lại đặc khu kinh tế Vân Đồn. Nên ngững đại biểu trong quốc hội mới có ý kiến chứ họ ko có ngốc như tác giả viết bài này đâu ạ

    Trả lờiXóa
  2. bài viết dành cho những người chưa hiểu và một số kẻ đang cố tình không hiểu đặc khu kinh tế là gì. Và dường như những kẻ xấu đang cố hướng lái để vấn đề này có liên quan đến trung quốc. Trước khi bàn luận về vấn đề gì thì phải hiểu về nó, đừng tay nhanh hơn não

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trc khi phán người khác tay nhanh hơn não thì hãy xem mình có bị thiểu năng trí tuệ ko nhé. Tình hình TQ đang chiếm biển đông và lãnh thổ VN, bây giờ chưa nói đến chuyện cho ai thuê. Nhưng khi mở đặc khu kinh tế thì TQ sẽ dễ dàng thông qua các nhà đầu tư mà vào VN đấy. Còn vấn đề cuồng ghét TQ hay j j hay ko hiểu đặc khu đặc khiết j tôi miễn bàn vấn đề đó.

      Xóa
  3. Các anh chị đang tranh cãi về Luật đặc khu với nhiều ý kiến trái chiều. Trong đó đáng chú ý có ý kiến của anh Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa. Anh Nghĩa cho rằng không nên cho thuê 99 năm vì liên quan tới chủ quyền Quốc gia, liên quan tới cương vực lãnh thổ, đặc biệt là các đặc khu này đều ở những vị trí quan trọng..

    Trả lờiXóa
  4. chính là yếu tố Trung Quốc. Qua theo dõi các bài phản biện về dự án luật này, tuyệt đại đa số đều thấy thấp thoáng yếu tố Trung Quốc, lấy Trung Quốc ra làm đối tượng để phân tích, như thể "đẻ" ra dự án luật này chỉ để phục vụ cho nhà đầu tư từ Trung Quốc vậy. Sự "ám thị" này là hoàn toàn dễ hiểu, đó có thể coi như triệu chứng của "căn bệnh" nhược tiểu, của sự thù ghét Trung Quốc đến mức cực đoan. Và thường những gì đã đạt đến trạng thái cực đoan thì đều thiếu sáng suốt, và thiếu khách quan.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog