Chia sẻ

Tre Làng

SƠ CỨU CO GIẬT DO ĐỘNG KINH - TRƯỜNG HỢP CẦU THỦ CỦA B. BÌNH DƯƠNG

Ong Bắp Cày

Nhân chuyện cầu thủ Nguyễn Hùng Thiện Đức của CLB B. Bình Dương Nguyễn Hùng Thiện Đức bị chấn thương rất nặng sau pha va chạm với Pape Omar ở ngay phút thứ 2 trong trận B.Bình Dương hòa Hà Nội 2-2 mà mấy anh lều báo gọi là "cầu thủ cắn lưỡi tự tử", tôi đong lại ý kiến của Bác sĩ Chính Quốc Lương, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bạch Mai về cách xử lý.

Trước khi vào nội dung chính, cần phải nói là Trọng Tài Ngô Duy Lân đã cực kỳ trách nhiệm với tính mạng của các cầu thủ trên sân. Việc trọng tài sử dụng kinh nghiệm của mình để cứu cầu thủ là hết sức đáng khen, đáng trân trọng. 

Tôi trích nguyên văn từ VnExpress:

"Trọng tài Duy Lân đút tay vào miệng ngăn cầu thủ Bình Dương cắn lưỡi.

Tình huống diễn ra ở đầu trận đấu trên sân Gò Đậu, tại vòng 8 V-League 2019. Sau pha va chạm mạnh với Pape Omar bên phía Hà Nội, Thiện Đức ngồi trợn mắt vì bị choáng và có dấu hiệu mất kiểm soát.

Trọng tài chính Ngô Duy Lân phát hiện điều này, lập tức cắt còi cho trận đấu tạm dừng rồi vẫy tay gọi tổ y tế. Ông cũng nhanh trí sơ cứu, bằng cách đỡ Thiện Đức nằm xuống sân... rồi chèn tay vào giữa hai hàm của Thiện Đức, để ngăn cầu thủ Bình Dương cắn lưỡi trong lúc mất kiểm soát. Các cầu thủ khác tỏ ra hoảng loạn, liên tục hối thúc tổ y tế nhanh chóng vào sân.

Trọng tài Ngô Duy Lân kiên trì giữ tay trong miệng Thiện Đức, dù có vẻ bị cắn rất đau."

Hết trích!

Dù rất đáng khâm phục, nhưng rất tiếc là cách cấp cứu trường hợp bị co giật như của cầu thủ Nguyễn Hùng Thiện Đức là chưa đúng. 

Ngay sau đây là ý kiến của Bác sĩ Chinh Quoc Luong Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bạch Mai:

Nhét giẻ vào miệng nạn nhân co giật là sai, sai hoàn toàn, thậm chí điều này có thể gây hại cho người bệnh (Bs Lương Quốc Chính, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bạch Mai)

SƠ CỨU CO GIẬT DO ĐỘNG KINH NGOÀI CỘNG ĐỒNG

- Cố gắng lật bệnh nhân nằm nghiêng trong khi co giật nhằm tránh sặc vào phổi

- Gọi người hỗ trợ và gọi ngay dịch vụ cấp cứu y tế tới (bằng điện thoại)

- Để môi trường xung quanh được thông thoáng và nới rộng quần áo cho bệnh nhân

Sau vài giây đến vài phút thì cơn động kinh tự hết và bệnh nhân tỉnh lại.




Cập nhật:

Nhiều bạn hỏi nguồn tài liệu do vậy mình đưa một tài liệu hướng dẫn sơ cứu cho cộng đồng của một bệnh viện ở Mỹ có uy tín vào bậc nhất thế giới (xem ảnh và link 2 ở dưới). Ngoài ra, cùng với những hướng dẫn sơ cứu, CDC của Mỹ cũng khuyến cáo không được nhét giẻ vào mồm nạn nhân (xem ảnh và link 3 ở dưới).


2 nhận xét:

  1. Chuyện cầu thủ Nguyễn Hùng Thiện Đức của CLB B. Bình Dương Nguyễn Hùng Thiện Đức bị chấn thương rất nặng sau pha va chạm với Pape Omar ở ngay phút thứ 2 trong trận B.Bình Dương và Hà Nội ngay sau đó vị trọng tài này đã lập tức sơ cứu kịp thời, mặc dù bị cắn rất đau nhưng vì tính mạng của cầu thủ trọng tài sẵn sàng chịu đựng, hành động thực sự rất đẹp và đáng được tôn vinh.

    Trả lờiXóa
  2. Dù sao chăng nữa thì đáng khen cho một trọng tài có trách nhiệm như ông Lân; ông không biết cách sơ cứu như thế nào nên khi thấy biểu hiện câù thủ cắn lưỡi thì ông đưa tay ngáng miệng càu thủ; tất nhiên với bác sỹ thì rõ ràng phải xử lý đúng rồi.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog