Chia sẻ

Tre Làng

NHỮNG ĐIỀU MÀ NHỮNG KẺ CẦU NGUYỆN CHO HONGKONG KHÔNG ĐỦ CAN ĐẢM CÔNG NHẬN


Những điều mà những kẻ #pray4hk không bao giờ đủ cam đảm công nhận, dù rằng đó là sự thật:


- Trước bạo loạn 1967, nhà cầm quyền Hong Kong chưa hề nghĩ đến việc cho những người tứ xứ (mà phần nhiều từ đại lục) lưu lạc về đây một quốc tịch pháp lý. Sau bạo động,dù 51 người chết, hơn 800 bị thương, nhưng đồng thời người dân Hong Kong có nhiều quyền lợi chính trị hơn, lần đầu tiên học phí bậc tiểu học được miễn phí (Cater,1996).

- Năm 1985 là 1 mốc quan trọng, bởi tháng 7/1984, người Anh cay đắng kí Tuyên bố chung Trung - Anh trả lại Hong Kong cho TQ vào năm 1997. Trước 1985, thành viên Chính quyền và Hội đồng Lập pháp Hong Kong hầu hết được chỉ định bởi Toàn quyền Hong Kong - người được chỉ định bởi Chính phủ Hoàng gia Anh. Đạo luật Hong Kong 1985 lần đầu tiên cho phép người Hong Kong bầu cử gián tiếp các thành viên của Hội đồng Lập pháp, nhưng chỉ 24 ghế trên tổng số 46 ghế. 22 ghế còn lại vẫn do Toàn quyền Hong Kong chỉ định. Toàn quyền Hong Kong giữ ghế Chủ tịch Hội đồng Lập pháp cho đến tận năm 1993, 4 năm trước khi trao trả Hong Kong. Vậy sự thực nền dân chủ hạn chế của Hong Kong chỉ kéo dài 12 năm trước khi quay trở về đại lục.

- Năm 1987 cũng là năm người Hong Kong được cấp hộ chiếu của Liên Hiệp Anh, với tên gọi British National (Overseas). Hộ chiếu này cho phép người Hong Kong đến UK trong 6 tháng như một khách thăm - du lịch (visitors), song không có quyền cư trú - học tập - làm việc dài hạn. Vậy là chỉ 10 năm trước khi được (bị) trao trả, người Hong Kong mới được đế chế Anh coi như một công dân hạng 2 chính thức bằng 1 cái hộ chiếu hạng 3. Người Hong Kong chưa bao giờ từng được bầu cử như cách mà công dân Anh ở mẫu quốc có quyền trong suốt giai đoạn 1843-1997.

- Chính phủ Anh đã từng liên tục gây sức ép buộc Bồ Đào Nha không cấp hộ chiếu Bồ cho dân Macau thời điểm 1985, khi mà Bồ cần sự ủng hộ của Anh để gia nhập EC (tức EU). Bởi người Anh sợ rằng (1) người Hong Kong sẽ đòi hỏi tương tự (2) người Hong Kong sẽ apply hộ chiếu Bồ ở Macau để từ đó sinh sống ở Anh. Thư của Bộ trưởng Nội vụ Anh D Hurd gửi bộ trưởng Ngoại giao Anh G Howe vào ngày 16/10/1985 đã tiết lộ sự thật này (thư được giải mật năm 2018).

- Vài chuyện không liên quan, người Anh khi trao trả độc lập cho tiểu lục địa Ấn Độ, đã chia ra thành Pakistan, Ấn Độ và sau đó là Bangladesh và chúng ta đều biết Ấn Độ - Pakistan vẫn gầm ghè nhau vùng lãnh thổ Kashmir suốt từ ngay ấy. Còn khi rời khỏi Trung Đông, người Anh tạo ra thoả ước Skypes Picot, Trung Đông bây giờ như thế nào thì ai cũng biết.

Người Anh lúc cai trị Hong Kong không rõ có Dân chủ không nhưng Bình đẳng - Nhân quyền thì chắc chắn không có. Bình dân lao động Anh ở mẫu quốc có công đoàn bảo vệ, có luật lương tối thiểu, được tự do đi lại cư trú, công dân Anh - Hongkongers thì chắc chắn không được hưởng những điều này, mãi đến năm 2010 (sau 13 năm quay trở về đại lục và chắc hẳn có sức ép từ đại lục) người Hong Kong mới có luật lương tối thiểu.

3 nhận xét:

  1. Bạo lực không mang lại giải pháp, mà chỉ gây ra nhiều bạo lực hơn, để lại nhiều hơn những đau thương mất mát trong xã hội. Cần xử lý nghiêm những kẻ lợi dụng vào tình hình bất ổn ở ở Hồng Kông để suy diễn, xuyên tạc tình hình Việt Nam. Đó là phần tử của các tổ chức phản động, tổ chức khủng bố Việt Tân

    Trả lờiXóa
  2. Trong thời buổi hòa bình như hiện nay tại sao chúng ta lại gây ra bạo loạn chứ, thật đúng là ngu ngốc mà. Thực tiễn luôn chứng minh bạo lực chỉ gây ra mất mát đau thương chứ không phải là một biện pháp hữu hiệu. Hiện nay một số thành phần trong các tổ chức chống phá Việt Nam đang lợi dụng diễn biến ở Hồng Koong để kích động quấy rối ANTT nước ta, thiết nghĩ nên nghiêm khắc trừng trị những kẻ này để không xảy ra tình trạng tương tự như thế.

    Trả lờiXóa
  3. Có thể thấy rằng những gì mà người ta gọi là biểu tình ôn hòa tại Hồng Kông thực chất tại nơi đây đang diễn biến theo kiểu bạo động. Những người biểu tình đập phá các công trình công cộng, chống đối cảnh sát, chặn xe gây ách tắc giao thông...người dân biểu tình tại đây đang tự phá vỡ bát cơm của chính mình, đây tự đẩy cuộc sống của bản thân vào khó khăn không giống như những ngày trước đây mà Anh trao trả.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog