Chia sẻ

Tre Làng

'Nước đổ về ầm ầm, công an không đến kịp chắc tôi chết rồi'


“Mọi năm nước vẫn lên, nhưng chưa bao giờ lên nhanh và mạnh như lần này. Cứ tưởng là sẽ chết, nhưng may được các chú công an đến cứu kịp thời”, bà Lê Thị Mẹo, 83 tuổi, nhớ lại.

10h ngày 10/11, hàng trăm người dân ở các xã Vạn Bình, Vạn Phú, huyện Vạn Ninh giật mình bởi tiếng nước từ trên núi đổ xuống ầm ầm. Chỉ trong vài giờ, cả một vùng rộng lớn của 2 xã này chỉ còn một màu đục ngầu của nước lũ.
Lũ chảy về ầm ầm

“10h30, tôi gọi cho đứa cháu dặn về ngay để dọn nhà, kê đồ chạy nước lũ. Hơn 30 phút sau, nó về đến thì nước đã ngập hơn 1 m trước sân nhà, đồ đạc ngoài sân trôi lềnh bềnh”, bà Nguyễn Thị Lan, thôn Bình Trung 1, xã Vạn Bình, kể lại.

Bà Lê Thị Mẹo (83 tuổi) kể về trận lũ chiều 10/11. Ảnh: An Bình.

Đến 11h, nước ở đầu nguồn vẫn đổ về xóm Bình Trung 1. Lúc này, mọi người vẫn chủ quan cho rằng chắc vẫn như mọi năm, nước lên một chút rồi sẽ xuống.

Một giờ sau, lũ chảy về mạnh hơn, nước dâng cao đến đầu gối. Lúc này ai cũng lo sợ vì không chuẩn bị cho tình huống chưa bao giờ xảy ra, đó là ngập nhà.

Ngồi an toàn trong trụ sở UBND xã Vạn Bình, bà Lê Thị Mẹo (83 tuổi) tay chân vẫn run run. Bà kể: “Nước lên nhanh quá! Tôi ở nhà một mình không biết xoay sở ra sao. Cả xóm này chưa bao giờ chứng kiến nước lũ về nhanh như vậy cả”.

Từ khi được cứu sống, chuông từ chiếc điện thoại trên tay bà Mẹo reo liên tục vì con, cháu gọi điện hỏi thăm tình hình.
"Tôi nghĩ mình sẽ chết"

14h, những tiếng kêu cứu, tiếng khóc bắt đầu vang lên ở thôn Bình Trung 1.

Nước trong nhà đã quá đầu gối, còn ngoài sân thì hơn 2 m, lúc đó bà Mẹo nghĩ mình sẽ không thoát ra ngoài được. Tất cả lối vào thôn Bình Trung 1 đã ngập sâu trong nước.

“Con gọi điện nói nước lớn quá, không về kịp. Lúc đó tôi hoảng hốt, gọi hàng xóm cũng không ai trả lời. Nước thì vẫn chảy ầm ấm vào nhà”, bà Mẹo nói, tay vẫn run run cầm chặt chiếc điện thoại.

Bà kể: “Mọi năm nước vẫn lên, nhưng chưa bao giờ lên nhanh và mạnh như lần này. Cứ tưởng là sẽ chết, nhưng may được các chú công an đến cứu kịp thời”.

Người dân kể lúc được cứu trong dòng nước lũ "Chưa bao giờ lũ lớn và lên nhanh như vậy. Nước ngập quá bàn ăn, tôi may mắn được lực lượng công an cứu sống", ông Trần Phẩm kể lại.

Khi lực lượng chức năng tiếp cận được ngôi nhà thì thấy bà cụ 83 tuổi đang ngồi trên bàn ăn trong bếp. “Tay chân bà run cầm cập vì lạnh và hoảng sợ. Anh em chúng tôi phải bơi vào để đỡ bà ra ca nô”, một chiến sĩ tham gia cứu nạn kể lại lúc vào nhà bà Mẹo cứu người.

Sau thời điểm đó, nước vẫn tiếp tục lên, cả khu vực ruộng "thẳng cánh cò bay" nay chỉ còn một màu ngầu đục của nước lũ.

Thôn Bình Trung 1 là nơi thấp nhất của xã Vạn Bình, cũng vì thế nơi đây có nhiều người mắc kẹt nhất.

“Tôi 75 tuổi mà chưa chứng kiến trận lũ nào đáng sợ như hôm nay. Bão số 12 năm 2017 ghê gớm vậy mà nhà tôi cũng chỉ ngập tới sân, còn năm nay tràn cả vào nhà", ông Trần Phẩm (75 tuổi, thôn Bình Trung 1) nói. Ông lo lắng thấp thỏm vì tuy người an toàn, tài sản có lẽ đã trôi hết theo nước lũ.

Theo ông Lê Hồng Phương, Phó chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh, từ 12h, cơ quan chức năng huyện bắt đầu triển khai lực lượng chốt chặn tất cả lối vào hai xã Vạn Bình và Vạn Phú.

Cùng thời điểm, hàng chục chiến sĩ công an, quân đội của huyện Vạn Ninh được huy động, dùng ca nô chạy vào ngay các thôn có dân mắc kẹt để cứu người.

Đến 17h, toàn bộ 21 hộ dân với 58 nhân khẩu đã được đưa về trụ sở UBND xã Vạn Bình an toàn.

Lãnh đạo huyện Vạn Ninh nhận định nước lũ lên quá nhanh khiến người dân không kịp trở tay. Tuy nhiên, do chủ động phương án trước khi bão số 12 đổ bộ nên các lực lượng đã kịp thời ứng cứu người dân mắc kẹt.

Liên quan đến hồ thủy lợi Hoa Sơn xả lũ, trong chiều 10/11, UBND huyện Vạn Ninh đã phải di dời 220 người tại xã Vạn Lương ra khỏi nơi ngập và đến nơi an toàn.

8 nhận xét:

  1. Chưa có nơi nào dưới gầm trời này lại có được tình đồng bào thiêng liêng, tính cộng động và tinh thần tương thân, tương ái như ở nước ta. Lũ, lụt nhấn chìm miền Trung và khắp mọi miền của tổ quốc đổ về khúc ruột cả đất nước; những đoàn xe nối đuôi nhau “vì miền Trung ruột thịt”, những hình ảnh gợi nhớ lại một thời mà cả đất nước dồn sức cho tiền tuyến lớn để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, tất cả vì miền Nam ruột thịt! Và những lúc khó khăn thì sự xuất hiện âm thầm của công an, bộ đội lại là cứu cánh duy nhất cho người dân.

    Trả lờiXóa
  2. Qua đợt dịch Covid - 19 và thiên tai, lụt, bão ở miền Trung chúng ta thật tự hào vì mình là công dân của nước Việt đời đời văn hiến; tự hào về Đảng quang vinh và nhân dân Việt Nam anh hùng! Đúng là: Mây đen phủ khắp năm châu/mặt trời mãi sáng trên đầu chúng ta. Công an , bộ đội quả thực là hai lực lượng xung kích, đi đầu mọi hoạt động giúp dân vượt qua khó khăn, bão lũ. Chính người dân còn phải cảm phục vì điều đó!

    Trả lờiXóa
  3. Trong mưa bão, hiểm nguy rình rập thì các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ, chiến sĩ ngày đêm túc trực; hàng chục người con ưu tú của tổ quốc thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đã băng mình trong lũ, lụt, họ đã chiến đấu và hy sinh vì đất nước, vì nhân dân; giữ trọn lời thề “trung với Đảng, hiếu với dân”. Hãy nhìn sang Hoa Kỳ, họ có nền khoa học, công nghệ tiên tiến nhất, kinh tế phát triển nhất; thế nhưng, họ chỉ lo phát triển kinh tài mà coi nhẹ mạng người.

    Trả lờiXóa
  4. Tính ưu việt của bất kỳ chế độ xã hội nào, không thể cân, đo, đong, đếm một cách toàn diện nhất, khách quan nhất nếu “trời yên, biển lặng”. Nó chỉ thật sự bộc lộ ưu, khuyết điểm khi đất nước có họa xâm lăng, dịch bệnh, thiên tai! Và trong đợt bão lũ này, công an, quân đội luôn là những người đi trước đón đầu giúp dân thoát khỏi vùng nguy hiểm, vậy thử hỏi chế độ nào ưu việt hơn hả ba que?

    Trả lờiXóa
  5. “Không để ai bị bỏ lại phía sau” là nguyên tắc của Đảng và nhà nước trong đợt Covid - 19 và cả thiên tai, lụt, bão ở miền Trung. Dù tốc độ phát triển kinh tế có chậm lại thế nhưng “còn người thì còn của”, trong tất cả các quyền con người thì quyền được sống vẫn là quyền tối thượng. Và công an là minh chứng rõ cho việc công an nhân dân từ dân mà ra, vì nhân dân phục vụ. Qua lời kể của cụ bà Lê Thị Mẹo thì có thể thấy, bất cứ khó khăn gì, dân cần là công an sẵn sàng có mặt!

    Trả lờiXóa
  6. Quả thật là thiên tai, lũ lụt cứ nhanh chóng ập đến nhưng giữa mênh mông muôn trùng như vậy lại xuất hiện những tình người rất là thiêng liêng. họ là ai? họ là những chiến sĩ công an, quân đội, biên phòng, các y bác sỹ ngày đêm túc trực để lo cho cuộc sống nhân dân. Bất kể khó khăn nào, bất kể gian nguy nào họ cũng sẵn sàng.Có người bảo lương cao ư? hay là sung sướng...xin hỏi cơ sở đâu. Thực tế đã chứng minh, chưa có nghề nào sung sướng cả, cái vinh quang nhất vẫn là nghề cao quý nhất.

    Trả lờiXóa
  7. Lực lượng công an quân đội luôn là lực lượng sẵn sàng lao thân mình vào nguy hiểm để đảm bảo sự an toàn cho người dân, không ngại khó không ngại khổ để thực hiện nhiệm vụ. Trong sự việc bão lũ miền trung vừa qua đã có nhiều sự hy sinh đau xót của cán bộ chiến sĩ quân đội công an vì chống bão lũ mà phải nằm lại đất mẹ để đổi sự bình an cho người dân. Có thể nói quân đội công an là nghề vất vả và phải đối diện với nhiều nguy hiểm nhất hiện nay.

    Trả lờiXóa
  8. Quanh lại việc trước đây có nhiều người so đo, đố kỵ rằng lương công an quân đội cao hơn các ngành nghề khác thế nhưng qua các sự việc bão lũ cũng như nhiệm vụ đời thương luôn tồn tại những nguy hiểm chúng ta mới thấy hiểu cho sự hy sinh của họ, khi nhiều người đang đầm ấp bên gia đình thì các chiến sĩ lại lao vào nguy hiểm để bảo vệ nhân dân, để cứu giúp nhân dân khỏi thiên tai, khỏi nguy hiểm.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog