Chia sẻ

Tre Làng

Từ vụ "cướp lạ" nghĩ về công tác quản lý cán bộ

Khoai@

Liên quan đến vụ cướp 2 tiệm vàng ở Huế, nhiều người bình luận rằng vụ cướp này rất lạ, nghi phạm có vẻ như bị thần kinh. Còn đám chống phá nhà nước thì nhét chữ vào mồm tên cướp để tuyên truyền rằng "Nghi phạm cướp vàng xong ném ra đường và hô vàng cho người nghèo".

Tên cướp là Ngô Văn Quốc, 38 tuổi, trú tại thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên- Huế, là cán bộ trại giam Bình Điền. Xét nghiệm ma túy nhanh cho kết quả âm tính.

Tên cướp là một cán bộ công an, mặc cả cây quân phục cảnh sát với hàm đại úy, sử dụng hung khí là một khẩu AK giữa thanh thiên bạch nhật. Đó là cái lạ thứ nhất.

Sau khi nổ súng uy hiếp chủ nhà, nhân viên và để phá tủ kính chứa vàng, nhưng sau khi lấy được 1 khay vàng thì tên cướp lại ném ra đường cho mọi người nhặt. Đó là cái lạ thứ hai.

Cướp xong ở tiệm vàng thứ nhất, tên cướp không chạy trốn mà tiếp tục xách súng vào tiệm vàng thứ hai. Tại đây Ngô Văn quốc cướp được 2 khay vàng, rồi sau đó lại ném vung vãi ra đường cho mọi người nhặt. Đó là cái lạ thứ ba.

Sau khi cướp của 2 tiệm vàng, tên cướp không giữ lại gì cho riêng mình, bỏ lại xe máy tại hiện trường và dường như không có biểu hiện chạy trốn, dù biết rằng lực lượng công an đã phản ứng rất nhanh, đang bao vây mọi ngả đường và hắn có thể bị bắt hoặc bị tiêu diệt bất kể thời điểm nào. Đó là cái lạ thứ tư.

Phản ứng với lời kêu gọi đầu hàng của lực lượng công an, tên cướp đòi gặp Thủ trưởng cơ quan CSĐT, sau đó buông súng đầu hàng (Báo viết là "Tên cướp ra đầu thú" là chưa chính xác. Trường hợp này là "đầu hàng" chứ không phải là "đầu thú"). Đó là cái lạ thứ năm.

Năm điều lạ ở vụ cướp này làm người ta nghi ngờ Ngô Văn Quốc có vấn đề về thần kinh, và có biểu hiện tâm lý bất thường. Chắc chắn, trước khi thực hiện vụ cướp, tên cướp đã phải rất căng thẳng, trải qua những dày vò và đấu tranh động cơ, sau đó mới quyết định làm liều đến thế.

Tôi không tin Ngô Văn Quốc không có biểu hiện gì tại cơ quan, trước mặt các đồng nghiệp và lãnh đạo đơn vị. Chỉ cần để ý, quan tâm một chút thôi là có thể nhận ra.

Từ vụ cướp này, với những nghi ngờ của dư luận về tình trạng thần kinh và diễn biến tâm lý của Ngô Văn Quốc đã đặt ra những đòi hỏi về công tác quản lý cán bộ, đặc biệt là người lãnh đạo đơn vị.

Tôi không quy chụp hay đổ lỗi cho ai, nhưng bằng trải nghiệm cá nhân tôi thấy t
rên thực tế, có những người "đầu óc có vấn đề", có biểu hiện "hâm hấp", nói nôm na là "thần kinh có vấn đề" vẫn làm việc bình thường, sinh hoạt bình thường, thậm chí có người còn làm NCS đạt tới trình độ tiến sĩ.

Tôi đã chứng kiến có người lãnh đạo báo cáo với cấp trên về tình trạng tâm thần của nhân viên, nhưng lãnh đạo không tin và nói rằng, để kết luận ai đó tâm thần thì chỉ có các bác sĩ chuyên môn mới kết luận được. Hậu quả là sau đó, nhân viên kia gây ra hàng loạt vụ việc, đi ngược lại cả các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực cán bộ, làm náo loạn cơ quan.

Nói thế để thấy việc kết luận ai đó bị tâm thần dù là thể nhẹ là rất khó vì không có gì để chứng minh. Tuy nhiên, người lãnh đạo có kiến thức, có trải nghiệm đủ tốt có thể cảm nhận được nhân viên của mình có vấn đề về tâm thân. Và nếu quan tâm đúng mức tới họ thì hệ lụy sẽ không xảy ra hoặc khó có thể xảy ra.

Tại một số cơ quan, những người như thế này thường rất tự tin bởi trình độ học vấn và khả năng của mình, tự tin tới mức bảo thủ. Đặc biệt là họ luôn sống trong thuyết âm mưu, bất cứ ai nói câu gì họ đều có thể liên hệ tới bản thân và cho rằng những người đó đang theo dõi mình, và đối xử không tốt với mình. Phản ứng của họ là "âm thầm" tìm cách chống đối, thậm chí có thể rất manh động.

Điều cần chú ý trong quản lý là những người này sẽ có những thời điểm có những hành vi mất kiểm soát và hệ lụy rất khó lường. Hiểu được điều này, sẽ thấy việc một cán bộ cảnh sát trại giam tự dưng xách súng đi cướp tiệm vàng nhưng không hề giữ cho mình một đồng nào là hệ quả của việc không quan tâm, không nắm chắc đời sống tình cảm, tâm lý, của cán bộ chiến sĩ.

Tôi không phải là lãnh đạo hay nhà tổ chức chuyên nghiệp nên rất khó để khẳng định điều gì và cũng không có ý định dạy bảo hay chỉ trích ai, chỉ xin nêu vấn đề để từ vụ cướp lạ này chúng ta làm tốt hơn công tác quản lý cán bộ. Tôi nghĩ, làm lãnh đạo không chỉ đơn thuần là điều hành công việc, mà còn là quản lý cán bộ, trong đó có nội dung rất quan trọng là nắm vững diễn biến tư tưởng để sớm phát hiện những biểu hiện bất thường của cán bộ, từ đó ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

3 nhận xét:

  1. Làm lãnh đạo là phải có góc nhìn rộng về mọi thứ, nhìn mọi thứ trên nhiều phương diện khác nhau, đánh giá nó một cách khách quan, quản lí công việc cũng như cán bộ, diễn biến tư tưởng của cán bộ để có những phương pháp xử lí trường hợp bất thường xảy ra

    Trả lờiXóa
  2. quản lí con người là một việc không hề dễ dàng. nhưng người lãnh đạo phải có được tố chất đó, để đảm bảo rằng trong lực lượng nhân sự của mình sẽ không xảy ra bất cứ trường hợp bất thường nào

    Trả lờiXóa
  3. tâm thần, có vấn đề về thần kinh mà vẫn cho đi làm công an, vì sao thế ? như này thì phải xem xét lại chất lượng đào tạo cũng như quản lý nhân sự của các cơ sở công an trên các địa phương, sao lại có thể để một trường hợp bất thường như thế xảy ra

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog