Chia sẻ

Tre Làng

Thu nội địa liên tục giảm, tháng 10 chỉ còn 70 nghìn tỷ đồng

TCDN - Bộ Tài chính cho biết, thu nội địa bình quân 5 tháng đầu năm đạt 130,8 nghìn tỷ đồng/tháng, từ tháng 6 đến nay thu bình quân chỉ đạt gần 100 nghìn tỷ, trong đó thu tháng 9 chỉ còn 71,2 nghìn tỷ, tháng 10 không kể các khoản thu kê khai thu theo quý nộp thì số thu chỉ đạt khoảng 70 nghìn tỷ.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, thu ngân sách nhà nước (NSNN) tháng 10 ước đạt 130,3 nghìn tỷ đồng, trong đó: Thu nội địa ước đạt 110,1 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 37,1 nghìn tỷ đồng so với tháng trước, chủ yếu do một số khoản thu chế độ cho phép thu theo quý (như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng của hộ kinh doanh, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu chi ngân hàng nhà nước,...) phát sinh quý III các doanh nghiệp đã kê khai nộp trong tháng 10 và thực hiện thu vào NSNN tiền thuế, tiền thuê đất đã hết thời gian được gia hạn theo Nghị định số 34/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ.

Tuy nhiên, không kể các khoản tăng thu này, số thu nội địa tháng 10 tiếp tục có xu hướng giảm, do một số ngành, lĩnh vực hoạt động sản xuất - kinh doanh, thị trường tiêu thụ vẫn còn nhiều khó khăn, chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển tăng cao do ảnh hưởng của giá xăng dầu, nguyên liệu đầu vào, lãi suất, tỷ giá tăng, suy giảm kinh tế trên toàn cầu.

Cũng theo thống kê của Bộ Tài chính, thu nội địa bình quân 5 tháng đầu năm đạt 130,8 nghìn tỷ đồng/tháng, từ tháng 6 đến nay thu bình quân chỉ đạt gần 100 nghìn tỷ đồng, trong đó thu tháng 9 chỉ còn 71,2 nghìn tỷ đồng, tháng 10 không kể các khoản thu kê khai thu theo quý nộp thì số thu chỉ đạt khoảng 70 nghìn tỷ đồng.

Trong tháng 10, thu từ dầu thô ước đạt 6,2 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ mức thu tháng trước. Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt gần 14 nghìn tỷ đồng, trên cơ sở tổng số thu thuế đạt gần 32,1 nghìn tỷ đồng, giảm khoảng 500 tỷ đồng so tháng trước; hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ khoảng 18,1 nghìn tỷ đồng.

Lũy kế 10 tháng thu NSNN ước đạt 1.464,3 nghìn tỷ đồng, bằng 103,7% dự toán (ngân sách trung ương ước đạt 103,6% dự toán; ngân sách địa phương ước đạt 103,8% dự toán), tăng 16,2% so cùng kỳ năm 2021. Trong đó: Thu nội địa ước đạt 1.157,7 nghìn tỷ đồng, bằng 98,4% dự toán, tăng 12,1% so cùng kỳ năm 2021. Không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước, số thu thuế, phí nội địa đạt 96,3% dự toán, tăng 7,2% so với cùng kỳ.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chia sẻ về tình hình thu chi ngân sách nhà nước. Theo Thủ tướng, có người nói dự toán chưa sát. Nhưng trong bối cảnh xây dựng dự toán hiện nay, tình hình rất khó khăn, mình phải xây dựng dự toán chi thận trọng, chắc chắn, hiệu quả để bảo đảm an ninh tiền tệ, an ninh tài chính và phải bảo đảm giảm bội chi. Còn thu ngân sách tăng là điều đáng quý bởi sản xuất kinh doanh có phát triển thì mới có nguồn thu.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cũng cho biết, qua theo dõi khoảng 12 tỉnh thì thu nội địa trong năm nay vẫn có khả năng không đạt dự toán được giao. Đồng thời số thu thuế đang có dấu hiệu giảm như tháng 8 thu thuế là giảm 27,5 nghìn tỷ, tháng 9 giảm 26,1 nghìn tỷ và đặc biệt là xuất, nhập khẩu tháng 7 là giảm 4.382 tỷ, tháng 8 giảm 432 tỷ và tháng 9 là giảm 2.357 tỷ.

An Nhiên

1 nhận xét:

  1. Hoa Co May22:13 3/11/22

    Đưa dự thảo đấu giá biển số đẹp vào thời điểm này là hoàn toàn hợp lý rồi, thu đang giảm tự dưng có biện pháp làm gia tăng nguồn thu cho ngân sách, nếu triển khai đồng bộ trên 63 tỉnh thành có lẽ tạo nên một nguồn thu khổng lồ, đặc biệt là sang năm còn tăng lương cơ bản, gây áp lực lớn đến ngân sách nhà nước

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog