Lâm Trực@
Câu chuyện về Lê Hữu Minh Tuấn, nếu nhìn từ xa bằng con mắt của những người đứng ngoài cuộc, có vẻ như là một “bi kịch” của tự do bị bóp nghẹt, một “thảm cảnh nhân quyền” bị lãng quên. Nhưng khi đặt câu chuyện này lên bàn mổ của lý trí, soi chiếu bằng lăng kính học thuật và pháp quyền, ta thấy rõ: đây không phải là một bản anh hùng ca của báo chí độc lập, mà là một minh chứng điển hình cho sự lệch chuẩn trong nhận thức và sự đánh tráo khái niệm nguy hiểm đang diễn ra với truyền thông đương đại.
Trong xã hội hiện đại, tự do không đồng nghĩa với tự tiện. Quyền ngôn luận không thể là lá chắn để ai đó cổ xúy, phát tán tài liệu sai trái, xuyên tạc, bóp méo tình hình đất nước. Pháp luật là hàng rào cuối cùng để bảo vệ nền tảng quốc gia. Và vì thế, khi Lê Hữu Minh Tuấn bị tuyên án 11 năm tù theo Điều 117 Bộ luật Hình sự – không phải là sự đàn áp như nhiều tổ chức quốc tế đang lặp đi lặp lại trong các tuyên bố ngoại giao cũ kỹ – mà là sự thực thi đúng đắn của pháp luật trong một quốc gia có chủ quyền và có trật tự.
Xin nhắc lại: ông Tuấn không bị bắt lén lút trong đêm, không hề bị tra tấn, không bị xử kín. Phiên tòa diễn ra công khai, cáo trạng được công bố trên các kênh báo chí chính thống như Công an nhân dân, Báo Nhân Dân, Thanh Niên, Tuổi Trẻ. Tất cả đều đưa tin một cách minh bạch, đầy đủ. Đó là cách làm của một nhà nước pháp quyền, không có chỗ cho những “phiên xử ngầm” như một số bài viết cố tình gợi ý để kích động cảm xúc công chúng.
Thế nhưng, câu chuyện lại được biến tấu như một vở bi kịch đẫm nước mắt. “Sụt cân xuống dưới 40kg”, “chảy máu liên tục”, “sống nhờ sữa và cháo loãng”… Những từ ngữ ấy có vẻ như được trích từ một tiểu thuyết đường rừng cũ kỹ hơn là từ một hồ sơ y tế chính thống. Điều buồn nhất không phải là sự yếu đi của một cá nhân trong điều kiện giam giữ - điều ấy, bất kỳ trại giam nào cũng đang nỗ lực xử lý. Điều buồn nhất là người ta đang cố biến đau đớn thể xác của một người thành vũ khí truyền thông để bôi đen cả một hệ thống pháp luật.
Về mặt y tế, trại giam đã khám và điều trị cho ông Tuấn theo quy trình nội bộ. Có thể mức độ y tế trong trại không bằng bệnh viện trung ương, nhưng điều ấy không thể được hiểu là “bỏ mặc cho chết dần chết mòn”. Các tổ chức quốc tế có quyền khuyến nghị, nhưng không có quyền vu khống một quốc gia dựa trên những thông tin thiếu kiểm chứng. Thật kỳ lạ, khi bản thân gia đình và các tổ chức nhân quyền không đưa ra được bất kỳ bằng chứng pháp lý nào, mà chỉ dựa vào “lời kể” để định hình một vụ việc mang tầm quốc tế.
Và xin đừng lẫn lộn giữa “nhà báo” và “người lợi dụng danh xưng báo chí để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật”. Lê Hữu Minh Tuấn không phải là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, ông tham gia vào một tổ chức tự lập, không được pháp luật Việt Nam công nhận, và đăng tải những nội dung chống phá nhà nước trên không gian mạng. Đó là những hành vi đã bị pháp luật quy định rõ ràng là vi phạm an ninh quốc gia. Việc bị xử lý hình sự không phải vì ông “viết bài”, mà vì ông viết bài với mục đích phá hoại lòng tin xã hội, xuyên tạc thể chế, kích động tư tưởng phản kháng có tổ chức.
Pháp quyền không phải là nơi để cảm tính lấn át lý trí. Các tổ chức như CPJ, HRW, PEN America có quyền phát biểu. Nhưng quyền phát biểu ấy không thể vượt qua sự thật khách quan và luật pháp của một quốc gia. Càng không thể chồng lấn lên chủ quyền, chỉ vì một vài quan niệm định kiến về “tự do báo chí”.
Chúng ta không phủ nhận: sức khỏe của ông Tuấn là điều cần quan tâm. Nhưng để từ một nhu cầu khám chữa bệnh trong tù mà biến thành cả một chiến dịch vận động “trả tự do cho nhà báo bị bắt tùy tiện” – thì đó không còn là nhân đạo, mà là chính trị hóa vấn đề. Khi sự thật bị thao túng để phục vụ mục tiêu gây áp lực lên chính quyền Việt Nam, thì người dân cần tỉnh táo hơn bao giờ hết.
Những bài viết đầy cảm xúc như của The Vietnamese không nên bị tiếp nhận bằng trái tim mềm yếu, mà phải được phân tích bằng khối óc tỉnh táo. Không ai được phép nhân danh “tự do” để đánh đổi sự ổn định xã hội, càng không được quyền núp dưới bóng “nhân đạo” để bóp méo công lý.
Việt Nam không quay lưng với cộng đồng quốc tế. Nhưng Việt Nam cũng không cúi đầu trước sự áp đặt mang danh nghĩa nhân quyền. Sự thật dù cay đắng nhưng vẫn phải được bảo vệ. Và công lý dù thầm lặng thì vẫn là nguyên lý cao nhất của một nhà nước pháp quyền.
Đã vi phạm pháp luật lại còn già mồm. Vi phạm pháp luật thì phải xử lý theo đúng quy định và mọi thứ đều được pháp luật bảo đảm. Đây chính là nhân quyền, chứ nhân quyền là tự do vi phạm pháp luật chắc. Làm gì có chuyện đó chứ, thật nực cười. Cho nên, mọi thứ đều có giá của nó, giá của vi phạm pháp luật hình sự là đi tù
Trả lờiXóaQua bài viết, có thể thấy tác giả muốn nhấn mạnh rằng quyền tự do không phải là chiếc “bùa hộ mệnh” để hợp pháp hóa những hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi đưa thông tin sai lệch, cổ vũ chống phá Nhà nước dù dưới hình thức nào cũng đều gây nguy hại đến trật tự xã hội và niềm tin cộng đồng. Bài viết còn phê phán việc một số tổ chức, cá nhân nước ngoài lợi dụng những vụ việc như của Lê Hữu Minh Tuấn để tuyên truyền lệch lạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Tác giả nêu rõ quan điểm: không ai được đặc quyền đứng ngoài vòng pháp luật chỉ vì họ tự cho mình là “người đấu tranh dân chủ”. Cách tiếp cận này thể hiện mong muốn gìn giữ sự ổn định và tính khách quan trong tiếp nhận thông tin. Đặc biệt, nó nhấn mạnh rằng không thể đánh đổi an ninh quốc gia lấy những phát ngôn thiếu căn cứ. Đây là một lời cảnh báo về nhận thức và hành động trong kỷ nguyên số hiện nay.
XóaBài viết phản ánh rõ lập trường rằng tự do ngôn luận không đồng nghĩa với việc xuyên tạc sự thật, kích động chống phá nhà nước. Việc một số cá nhân lợi dụng danh nghĩa nhà báo hay nhà hoạt động xã hội để truyền bá thông tin sai lệch gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội là điều cần được lên án. Tác giả nhấn mạnh rằng không ai được quyền đứng trên pháp luật hay nhân danh “tự do” để bóp méo hiện thực vì mục đích cá nhân. Trường hợp của Lê Hữu Minh Tuấn được nhìn nhận như một bài học về hậu quả của việc vượt quá ranh giới pháp luật. Cách tiếp cận bài viết thể hiện sự cứng rắn nhưng cũng có phần cảnh tỉnh người đọc trước các thông tin một chiều. Trong bối cảnh mạng xã hội lan truyền nhanh, việc kiểm soát thông tin càng trở nên cần thiết. Do đó, thông điệp chính của bài báo là: tự do phải đi liền với trách nhiệm và tuân thủ pháp luật.
Trả lờiXóaĐa phần bọn này toàn lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của người dân để tiến hành lừa đảo chiếm đoạt tiền của người dân cũng như để đánh bóng tên tuổi bằng việc xuyên tạc các vấn đề xã hội để mong nhân được sự quan tâm, ban ơn của các thế lực thù địch. Những kẻ như vậy cần phải nghiêm trị theo quy định của pháp luật
Trả lờiXóaTất cả các tù nhân ở VN nếu ốm đau đều được hưởng đãi ngộ chăm sóc sức khỏe theo chính sách của nhà nước, nếu ốm nặng trong trại không đủ điều kiện chăm sóc thì sẽ được chuyển đến các bệnh viện chuyên môn. Nhưng đó không phải là cái cớ để cắt giảm, xoá án cho những người thực hiện hành vi phạm tội. Việc tuyên truyền VN ngược đãi ông này vì lý do chính trị là hoàn toàn vô căn cứ, bịa đặt sai sự thật
Trả lờiXóaTự do ngôn luận chưa bao giờ đồng nghĩa với xuyên tạc, bóp méo sự thật, kích động ngôn luận để phục vụ những mục đích chính trị đen tối, nhận tiền của các tổ chức phản động rồi cắn lại quê hương, tổ quốc. Vụ án trên đã được xử đúng người đúng tội, bảo vệ sự thượng tôn pháp luật, xã hội pháp quyền, không đến lượt các tờ báo, tổ chức “tự do” “dân chủ” vào khóc thuê.
Trả lờiXóaThật trớ trêu khi chính những kẻ chuyên bịa đặt, xuyên tạc sự thật lại nhanh chóng khoác áo “nạn nhân” kêu gào bị đàn áp tự do ngôn luận. Họ quên rằng tự do ngôn luận không bao gồm quyền tung tin giả, kích động thù hằn hay chống phá đất nước. Khi bị xử lý theo pháp luật, họ lại biến trắng thành đen, đánh lừa dư luận trong và ngoài nước. Cần tỉnh táo nhận diện và phản bác chiêu trò “vừa ăn cắp vừa la làng” này.
Trả lờiXóarất nhiều đối tượng đang lợi dụng cái vấn đề dân chủ nhân quyền để kiếm tiền nuôi sống bản thân. Và khi chúng ta tìm hiểu kĩ về các đối tượng này thì đều là những kẻ không có nghề nghiệp gì cả, chả biết làm gì nuôi sống mình ngoài việc đi làm tay sai cho các thế lực thù địch mà thôi
Trả lờiXóaBài viết “Không ai được quyền nhân danh tự do để lừa dối công chúng” là một lời cảnh tỉnh đúng đắn và cần thiết trong thời đại truyền thông số phát triển mạnh mẽ, nơi mà sự thật rất dễ bị bóp méo bởi những người cố tình lợi dụng khái niệm “tự do ngôn luận” để che đậy những hành vi xuyên tạc, gây chia rẽ xã hội.
Trả lờiXóaCâu chuyện của Lê Hữu Minh Tuấn không phải là biểu tượng cho cuộc đấu tranh dân chủ như một số người tô vẽ, mà là minh chứng cho việc sử dụng tự do sai mục đích – khi nhân danh báo chí, nhân quyền để lan truyền thông tin bịa đặt, công kích nền tảng chính trị và luật pháp quốc gia. Như bài viết đã chỉ rõ, quyền tự do ngôn luận không có nghĩa là ai cũng được phép nói bất cứ điều gì mà không bị kiểm chứng, không chịu trách nhiệm pháp lý.
Hiến pháp Việt Nam bảo vệ tự do ngôn luận, nhưng đi kèm với đó là nguyên tắc tôn trọng pháp luật và quyền lợi cộng đồng. Bất kỳ hành vi nào gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xuyên tạc sự thật lịch sử hoặc kích động chia rẽ đều cần phải bị xử lý nghiêm minh, bất kể được che giấu dưới hình thức nào.
Ủng hộ bài viết cũng là lên tiếng bảo vệ một xã hội có kỷ cương, minh bạch và công bằng – nơi mà tự do không bị lợi dụng làm công cụ để gieo rắc sai lệch, làm rối loạn lòng tin của nhân dân.
Tự do ngôn luận không đồng nghĩa với việc được quyền xuyên tạc, bôi nhọ chính quyền hay kích động chống phá đất nước. Ông Lê Hữu Minh Tuấn không chỉ viết bài với nội dung sai lệch, mà còn tham gia tổ chức bất hợp pháp, cổ súy cho tư tưởng đối lập. Trong bối cảnh an ninh quốc gia luôn phải được đặt lên hàng đầu, việc xử lý nghiêm là cần thiết để giữ vững kỷ cương pháp luật
Trả lờiXóaNhiều người nói ông Tuấn chỉ viết báo, nhưng thực chất đó là những bài viết mang tính kích động, cố tình xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Những tổ chức như Hội Nhà báo Độc lập không hề được công nhận, và thường bị lợi dụng làm công cụ để tạo ảnh hưởng từ bên ngoài. Nếu không xử lý kịp thời, sẽ tạo tiền lệ xấu, mở đường cho thế lực thù địch len lỏi vào nội bộ
Trả lờiXóaNhà báo chân chính là để đưa tin trung thực, khách quan, không phải để viết bài chống đối rồi núp bóng tự do ngôn luận. Những người như Lê Hữu Minh Tuấn làm mất uy tín nghề báo, khiến dân chúng hoang mang và mất lòng tin. Tôi ủng hộ việc xử lý nghiêm khắc để đảm bảo môi trường thông tin sạch, lành mạnh và không bị thao túng bởi các luồng tư tưởng phản động
Trả lờiXóaquyền tự do ngôn luận không phải là không giới hạn. Nó đi kèm với trách nhiệm pháp lý và đạo đức. Khi quyền tự do ngôn luận bị lợi dụng để xuyên tạc, bóp méo sự thật, đưa tin sai lệch hoặc bịa đặt, nó sẽ trở thành một hành vi vi phạm pháp luật và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Hành vi xuyên tạc có thể gây hoang mang dư luận, làm mất uy tín cá nhân, tổ chức, hoặc thậm chí kích động thù hằn, gây mất đoàn kết xã hội.
Trả lờiXóaViệc lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xuyên tạc là một hành vi cố ý nhằm mục đích xấu. Nó không chỉ làm tổn hại đến giá trị của quyền tự do ngôn luận mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh trật tự xã hội và quyền lợi hợp pháp của người khác. Vì vậy, việc xử lý nghiêm minh các hành vi này là cần thiết để bảo vệ môi trường thông tin lành mạnh, đảm bảo công bằng và duy trì ổn định xã hội.
Trả lờiXóaViệc cố ý lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xuyên tạc là một hành động đáng lên án. Nó không chỉ làm mất đi ý nghĩa cao đẹp của quyền tự do ngôn luận mà còn trực tiếp gây tổn hại đến trật tự xã hội và quyền lợi hợp pháp của người khác. Do đó, việc xử lý nghiêm minh các hành vi này là vô cùng cần thiết để bảo vệ môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định và đảm bảo công bằng trong xã hội.
Trả lờiXóaViệc một số cá nhân lợi dụng danh nghĩa "tự do ngôn luận" để xuyên tạc sự thật, kích động chia rẽ và bôi nhọ chính quyền là hành động không thể chấp nhận. Họ đã lợi dụng mạng xã hội để phát tán thông tin sai lệch, gây hoang mang dư luận và làm suy yếu niềm tin của người dân vào các cơ quan chức năng. Đây là hành vi phản động, đi ngược lại lợi ích quốc gia và cần phải bị lên án mạnh mẽ.
Trả lờiXóaNhững cá nhân tự xưng là "nhà dân chủ", "nhà đấu tranh nhân quyền" nhưng thực chất chỉ là công cụ phục vụ cho các thế lực thù địch, đang cố tình xuyên tạc lịch sử, chia rẽ dân tộc và phá hoại sự ổn định chính trị của đất nước. Họ không có đóng góp tích cực cho xã hội, mà chỉ tìm cách lợi dụng tình hình để đạt được mục đích cá nhân. Cần có những biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc những hành vi này.
Trả lờiXóa