Chia sẻ

Tre Làng

GIÁO VIÊN VÙNG CAO LÀM GÌ CÓ THƯỞNG TÊT

Nói tới thưởng Tết hay đơn giản chỉ là túi quà tết nhỏ nhỏ đó cũng là điều quá xa xỉ với nhiều giáo viên vùng cao, ở đó “quà” Tết của họ là làm sao vận động càng nhiều học sinh tới trường càng tốt.

Thưởng Tết là khái niệm quen thuộc nhiều năm nay, nhưng nó cũng là niềm mơ ước của nhiều giáo viên vùng cao. Đội ngũ giáo viên ở vùng cao vất vả, khó khăn là vậy nhưng ngoài đồng lương họ hoàn toàn không có một đồng thưởng Tết nào theo đúng nghĩa mỗi dịp xuân về.

Là hiệu trưởng một trường cấp 2 gần biên giới với Lào (vùng ba), cô giáo Phạm Thị Huệ, hiệu trưởng Trường THCS Lóng Sập, Mộc Châu, tỉnh Sơn La nói về thưởng Tết như một điều hiển nhiên: “Giáo viên làm gì có thưởng Tết, không có dư lương thứ 13 như các ngành khác, Tết với giáo viên chỉ ăn lương nhà nước thôi”.

Nói thêm phóng viên, cô Huệ giải thích nếu năm nào công đoàn trường chăm lo tố thì Tết tặng mỗi thầy, cô túi quà khoảng 50 nghìn đồng, đấy là trường hợp tiết kiệm được, còn không thì cũng không có gì.

Thưởng Tết giáo viên là điều xa xỉ. Ảnh minh họa NLĐ
Ngay cả tiền đóng quỹ của học sinh cũng rất khó để vận động, huống gì lấy đâu ra tiền thưởng Tết? Trường cấp 2 Lóng Sập thuộc diện vùng ba nên học sinh chủ yếu là người dân tộc, chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đang ưu tiên và có chế độ động viên con em tới trường, nếu thu tiền của học sinh cũng chỉ phụ vụ cho việc học của các em mà thôi.

“Chúng tôi cũng xác định là giáo viên ở vùng ba (vùng biên giới) thì đã được nhà nước tăng thêm tiền lương, thầy cô giáo cũng vui vẻ điều đó, nếu ai cũng nghĩ tới khó khăn thì không ai thực hiện được khó khăn đó” cô Huệ vui vẻ cho biết. 

Chính vì niềm vui đó nên Tết đối với các thầy, cô giáo ở Lóng Sập là được chứng kiến học sinh không bỏ học, các thầy ít phải băng rừng để đi vận động. Nhưng ở đó vẫn có những niềm vui không tả được, cô Huệ cho biết, ở Lóng Sập có 12 bản thì có tới 8 bản là dân tộc Mông, họ ăn tết dương, mỗi bản đến Tết là mổ một con lợn và làm thêm bánh giầy mời các thầy cô tới ăn, đó là vui Tết.
Thầy Lương Dương Hội, cũng là hiệu trưởng một trường vùng cao của tỉnh Cao Bằng (trường THSCS Phan Thanh, huyện Bảo Lạc), khi nghe phóng viên đề cập tới thưởng Tết, thầy ngỡ ngàng nói: “Hàng năm từ xưa tới nay chẳng có năm nào có quà Tết cả, mình công công tác ở đây cũng gần 20 năm, làm giáo viên cũng hơn 10 năm cũng chưa có năm nào giáo viên có quà Tết bao giờ”.

Trong trí nhớ của thầy Hội, duy nhất chỉ có một năm là Chủ tịch nước có ký quyết định tặng quà giáo viên thì năm đó mỗi người được 100.000 đồng. Thầy Hội bảo, nguồn ngân sách cho thưởng Tết hầu như không bao giờ có, đã đề xuất lên cấp trên, cấp trên cũng chỉ lắc đầu nói “không có thêm nguồn ngân sách nào”.

“Mong rằng hàng năm bên ngành giáo dục và bên Nhà nước có nguồn ngân sách gì đó để ngoài nguồn ngân sách mà dân đóng góp thì nhà nước cũng có ngân sách để chi hàng năm có quà Tết cho giáo viên. Các trường ở vùng sâu, vùng xa chắc chắn không có quỹ gì rồi, không có nguồn để mà chi cho thưởng Tết đâu” thầy Hội kiến nghị. 

Là một giáo viên trẻ gắn bó với một trường THCS tại Bảo Lạc, Cao Bằng được 5 năm nhưng cô Ngân Hà cũng chưa khi nào biết tới thưởng Tết là gì. Cô bảo, mỗi dịp Tết về muốn có túi quà mang biếu gia đình gọi là để khoe cũng không có, ngay cả tờ lịch năm mới 3.000 đồng cô cũng phải tự mua để mang về nhà. 

“Chúng em trên này toàn tiền tự thu, tự chi, ốm đau còn không có tiền thăm hỏi nói gì tới tiền thưởng Tết, Tết về quê tất cả các thầy cô đều về tay không, mọi người ở quê hỏi quà mình cũng không buồn trả lời, đấy là tâm lí chung các thầy cô, ai cũng buồn” cô Hà tâm sự. 

Đời sống khó khăn của giáo viên vùng cao ai cũng hiểu, ngành giáo dục hiểu, địa phương hiểu nhưng hiện nay chúng ta chưa có một nguồn kinh phí nào cho khoản này. 

Trả lời câu hỏi về thưởng Tết cho giáo viên, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, thưởng Tết với ngành giáo dục là rất khó. Ngay cả ở Bộ cũng khôn có bất cứ nguồn nào, không có ngân sách nào cho thưởng Tết. Việc lo lương, lo thưởng đúng là một công việc đặt ra ở các cơ sở giáo dục. Bộ trưởng Luận cũng nói thêm, chỉ có ở các địa phương tùy vào hoàn cảnh của mình để có sự quan tâm tới các thầy cô mà thôi.

“Trên phạm vi toàn ngành, các nguồn kinh phí đã theo dòng ngân sách, không ai được phép dùng ngân sách để chi thưởng Tết, đây là một thực tế, tôi cũng không có giải pháp nào khắc phục việc này”, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định.

4 nhận xét:

  1. Hồi đầu năm tôi có viết bài “Chẳng ai muốn làm dân”, đó là thực tế trong xã hội Việt Nam ngày nay. Giờ tìm hiểu thêm mới biết nguyên nhân chủ yếu là do làm dân ở nước ta khó khăn trăm bề. Thôi thì là dân một nước còn nghèo, phải cày sâu cuốc bẫm, dầm mưa dãi nắng, đầu tắt mặt tối, đổi bát mồ hôi lấy bát cơm cũng là chuyện bình thường, cam chịu được; thôi thì con quan, người ta có quyền, có tiền ăn sung mặc sướng, xe hơi nhà lầu, đi du học bên Tây, bên Tàu, ốm đau đi nước ngoài chữa bệnh; con mình ở nhà tranh vách đất, ăn cơm rau mắm, quần nâu áo vá, đi bộ đến trường, ốm đau uống thuốc nam cũng cắn răng mà chịu, ráng phấn đấu lên để thay đổi số phận…Nhưng khó nhất, cực nhất, không chịu nổi, là phải đối phó với chính quyền để mà sống.


    Chính quyền thì họ chuyên ăn rồi họp, nghĩ ra đủ mọi cách để trị dân và làm lợi cho họ; họ có đủ bộ sậu từ đầu não đến chân tay, từ trên trung ương đến mọi hang cùng, ngõ hẻm, nắm từng người trong hộ khẩu để quản lý sao cho mọi người phải nghĩ, phải nói, phải làm như họ muốn. Mà như thế thì chẳng khác gì thân phận trâu, ngựa để người ta muốn sai khiến sao cũng được, bố thí cho cái gì được cái đó. Còn khi người dân muốn mình tự do suy nghĩ, sống và làm ăn đàng hoàng theo ý mình thì không có cách gì là phải dám đương đầu với tầng tầng lớp đủ loại “cán bộ”, đủ loại cơ quan đoàn thể, với trăm mưu nghìn kế của họ.

    Người dân có tài giỏi đến mấy, một khi đơn thương độc mã chiến đấu với cả một hệ thống, thiên la địa võng những tổ chức với cơ chế nhằng nhịt, với một rừng luật pháp, pháp lệnh, chỉ thị, nghị quyết, nghị định, thông tư hướng dẫn, điều lệ, quy chế… cũng mòn mỏi, hao tâm, kiệt sức, khánh kiệt gia tài, và cuối cùng đành thất bại! Hi hữu cũng có người thắng kiện chính quyền, nhưng cái thắng ấy, chủ yếu về mặt tinh thần, chứ không bù đắp được bao nhiêu hao tổn nguồn lực mình đã phải bỏ ra. Vụ án anh em ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng năm 2012 là một ví dụ điển hình. Còn hàng ngàn, hàng vạn những người dân mòn mỏi, ăn chực nằm chờ, khiếu kiện dòng dã năm năm, mười năm… vẫn vô vọng.

    Không bút nào tả xiết những nỗi bất công, cay đắng, oan ức, cơ cực, của những người dân oan. Mà phẫn uất nhất, lại là chính quyền dùng mọi thủ đoạn để bênh che kẻ có tội, đẩy người dân về phía sai trái. Bao nhiêu người tố cáo tham những, cuối cùng lại hứng chịu oan trái, thiệt thòi… Thầy giáo Đỗ Việt Khoa cũng là một ví dụ nổi bật, nhưng chưa đến mức phải chịu nhiều oan trái như bao nhiêu người khác.

    Đã có bao nhiêu câu chuyện về “người có công” với nước, với chế độ này phải ôm hàng đống đơn từ, nhẫn nhục lê bước hết cơ quan này đến cơ quan khác, hết năm này qua năm khác để xin giải quyết chế độ!

    Đã có bao nhiêu câu chuyện “các liệt sĩ trở về, xin thủ tục làm người còn sống” mà khó khăn không tưởng tượng được! Sáng nay tôi lại bàng hoàng đọc bài viết Khi “liệt sĩ trở về” muốn tự tử! đăng trên báo Dân Trí. Người “liệt sĩ” ấy theo mệnh lệnh của đảng, đi làm nhiệm vụ quốc tế, chiến đấu ở Cămpuchia, bị thương mất trí nhớ, lưu lạc, rồi lấy vợ ở đó… Sau 27 năm người “liệt sĩ” mới tìm được về quê hương, đem theo cô con gái. Thế mà mất hơn 600 ngày khai báo, chạy vạy khắp các cơ quan vẫn chưa có “thủ tục làm người còn sống”! Đến nỗi hai cha con người “liệt sĩ” ấy đã đi đến quyết định tự tử để chấm dứt cuộc đời đầy đắng cay, phẫn uất!

    Những “người có công” với đảng, nhà nước, chế độ này còn như thế, thì thử hỏi những người dân đen, bị rẻ rúng, khốn khổ như thế nào với chính quyền?

    Và nhất là những người dân nào “ngang bướng”, dám làm trái ý đảng, chính quyền, phê phán chế độ thì họ sẽ phải đương đầu với trăm nghìn thủ đoạn mà chính quyền cùng đám xã hội đen “dám nghĩ, dám làm”!

    Sống với một chính quyền luôn gây “khó trăm lần” như thế, dân biết “liệu” làm sao! Vì sao chính quyền lại gây khó cho dân? Thì nhà báo đã nêu câu thành ngữ mới “Việc dễ không gây khó, lấy thịt chó đâu mà ăn!”.

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh18:16 15/12/13

    Vâng,
    Đề tài này bác Mai Thanh Hải rất thành công

    Trả lờiXóa
  3. Những người như chúng ta ngồi đây, trên bàn phím đánh giá đủ mọi điều, bản thân những người giáo viên đó họ không nghĩ quá nhiều như chúng ta, họ sống vì họ yêu nghề, họ sống vì lý tưởng riêng họ. Nếu nhìn nhận về mặt kinh tế thì quả là không thể nói được điều gì lúc này.

    Trả lờiXóa
  4. Nhà nước cần có những chính sách cao hơn cho những giáo viên vùng cao như thế này. Bình thường họ đã chịu khó, chịu khổ để mang lại cái chữ cho trẻ em vùng cao này, nhiều người đã phải xa gia đình, xa quê hương để lên vùng cao dạy học cho người dân trên này thì cũng phải có những chế độ đãi ngộ thật xứng đáng cho họ, không thể cho họ bị quá thiệt thòi như vậy được!

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog