Chia sẻ

Tre Làng

VỀ XE BỌC THÉP CỦA "HAI LÚA" TRẦN QUỐC HẢI

Cuteo@

Thực ra chuyện nông dân ta độ, chế máy móc phục vụ cuộc sống không hiếm. Những việc làm đó đáng được trân trọng và khuyến khích.


Mấy ngày qua, cộng đồng mạng phát sốt lên vì chuyện bố con ông Trần Quốc Hải ở tỉnh Tây Ninh, đón nhận huân chương Đại tướng quân do nhà nước Campuchia trao tặng vì những đóng góp vào kỹ thuật cho đất nước Campuchia thông qua việc sửa chữa xe bọc thép BRDM 2 và BTR60PB.


Là người Việt Nam, ta tự hào lắm chứ. Nhưng, là người Việt Nam ta cũng trăn trở và suy nghĩ lắm chứ!


Ta tự hào vì một anh nông dân Việt Nam thôi cũng đã có thể chế tạo được xe bọc thép, mô hình máy bay, hay tàu ngầm.


Với tôi, thì việc làm của bố con ông Hải là phi thường. Nhưng đối với các nhà khoa học quân sự Việt Nam, nó hoàn toàn là câu chuyện bình thường, nếu không muốn nói là: Chẳng có gì to tát cả.


Thực tế, việc sửa chữa, cải tạo xe bọc thép BRDM 2 cũ đã được quân đội Việt Nam tiến hành, và cũng từng được làm ở Ukraine.

Cách đây vài năm, ông Trần Quốc Hải đã từng chế tạo máy bay trực thăng nhưng chưa có kết quả thực nghiệm và theo các nhà chuyên môn, nó không đạt tiêu chuẩn về an toàn và tiêu chuẩn cần có của một máy bay trực thăng.

Ông cũng có sáng chế, và lắp ghép một số máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp như máy trồng mì, máy giặt mủ cao su tạp, máy phun thuốc cao su, dàn cày không lật…và đang hoàn thiện máy thu hoạch mía.v.v..


Ông Thanh Huy, trong một bài báo gửi BBC có nhận định:

"Thông tin trên đã gây hiệu ứng dậy sóng lên cộng đồng mạng ở Việt Nam, đa số cho rằng Việt Nam không thiếu nhân tài nhưng sự sáng tạo của họ thường vấp phải các “thế lực vô hình” cản trở, do cơ chế, do không được khuyến khích, không đất dụng võ, danh vị giáo sư, tiền sĩ quá nhiều nhưng đa số là yếu kém và vô dụng".

Nhìn nhận một cách công bằng, việc ông Hải sửa chữa xe bọc thép BRDM 2 với trọng lượng 7,7 tấn là một việc hết sức bình thường ở Việt Nam. Thực tế, sửa chữa ô tô ở Việt Nam là nghề phổ biến. Một chiếc xe dù to lớn đến thế nào, cũ nát ra làm sao, đảm bảo chỉ trong vài tuần, tại các gara ô tô chiếc xe đó sẽ được hồi sinh đến không ngờ.

Nói cho đúng, ở Việt Nam, việc sửa chữa xe tăng hay ô tô đều không thiếu người làm được. Ông Thanh Huy cho rằng: "Việc thay động cơ xăng với kỹ thuật, công nghệ chế tạo từ thập niên 60 bằng một động cơ diedel tương đồng với công nghệ hiện đại là việc làm đơn giản. Hiệu quả tăng công suất thiết bị, lượng tiêu hao nhiên liệu giảm đi khoảng 1,5 lần là mặc định". 


Nhận định này là không sai. Ông Huy cũng nhận định: "Việc làm của ông Hải tương tự cũng được luật pháp Việt Nam cho phép và hướng dẫn theo Thông tư số: 29/2012/TT-BGTVT, khoản đ, mục 1, điều 8 có nội dung “Cải tạo thay thế động cơ khác loại của ô tô tải thông dụng, ô tô tải tự đổ, ô tô tải chuyên dùng chở xe máy thi công, ô tô chở người đến 25 chỗ phải đảm bảo Động cơ thay thế có công suất lớn nhất, số vòng quay ứng với công suất lớn nhất, mô men xoắn lớn nhất, với thay đổi giảm không quá 10%, thay đổi tăng không quá 15%.”

Ngoài ra việc đóng mới xe bọc thép trên nguyên tắc cơ học, sử dụng các bộ phận tổng thành, hệ thống có sẵn của các nhà chế tạo để lắp ráp cũng là chuyện bình thường mà nhiều nông dân miền tây đã thực hiện độ chế tương tự.

Khu vực huyện Tri Tôn – tỉnh An Giang trước đây cũng đã độ chế trên 2000 xe vận tải tự chế, trên 600 xe ben có tải trọng hàng hóa trên 10 tấn để phục vụ nhu cầu sản xuất của người dân địa phương trong hoàn cảnh đường sá là đồng ruộng, sình lầy mà bất cứ xe nhập khẩu nào cũng không thể sử dụng được".


Trở lại câu chuyện ông Trần Quốc Hải chế tạo Trực thăng hồi cách đây 2 năm, cộng đồng mạng dường như có cùng tiếng nói ủng hộ ông, thậm chí là tung hô ông trong mối quan hệ so sánh về tài năng của ông với các nhà khoa học Việt Nam. Trong cơn lốc a dua ấy, hình ảnh các nhà khoa học trở nên nhạt và các nhà quản lý cũng trở thành tâm điểm của sự chỉ trích không đáng có. 


Không cần lý lẽ, không cần đọc tham khảo, không cần giải thích, cộng đồng mạng thẳng thừng chỉ trích chính quyền, mà trực tiếp là các nhà quản lý là cản trở sự sáng tạo, là không biết quý trọng tài năng.

Ông Thanh Huy cho đó là: "Một sự phê phán rất “nông dân” cho một thử nghiệm có nguy cơ gây tai họa cho bản thân người thử nghiệm, và nguy cơ cho người dân trong khu vực. Và chính các cơ quan chức năng liên quan của chính quyền là người đầu tiên chịu trách nhiệm này trước cộng đồng". Ông Huy cũng thẳng thắn cho rằng: "Nhìn lại một chiếc máy bay trực thăng được chế tạo bằng một động cơ ô tô Zil 130 “lên nòng xoáy cốt” độ chế từ 150 lên 300 mã lực, hầu hết những người biết về động cơ trên thế giới, không có ai dám chắc chắn rằng động cơ quái gở này bắt đầu hoạt động, tồn tại và duy trì được trong bao nhiêu phút, thì hệ quả việc bay thử hay bay thật có khả năng an toàn tới đâu?

Các nguyên lý cơ học, sức bền vật liệu phải tuân thủ phương pháp tính toán để đáp ứng yêu cầu kết cấu về cường độ, độ mỏi. Phải được kiểm tra lại các sản phẩm cho là đúng chuẩn bằng những thiết bị thí nghiệm hiện đại để phát hiện lỗi sản xuất, thậm chí còn phải tuân thủ theo tiêu chuẩn vật liệu hàng không vũ trụ ASMT…

Ông Hải hầu như chưa đáp ứng được những yêu cầu trên, thì việc cấm bay của các cơ quan hữu trách là việc bắt buộc phải thực hiện để ngăn ngừa tai nạn và hỏa hoạn".

Dưới góc độ quản lý, thì rõ ràng chính quyền có lý khi không thể cho ông thử bay trên bầu trời, bởi trước hết là sự an toàn của chính ông và sau nữa là của cộng đồng dân cư.


Thực tế phải khẳng định ông Hải là người làm giỏi, nhưng ông không phải là thiên tài. Và theo ông Thanh Huy, "Từ những thông tư hướng dẫn của chính phủ, ban bộ chuyên ngành, hay sự ràng buộc về an toàn trong lao động sản xuất trên nguyên tắc mọi người phải tuân thủ, ông Hải vẫn đang tự do kinh doanh và làm giàu trên những sản phẩm copy, độ chế hay tự chế tạo thì việc ông phát ngôn: “Ở Việt Nam, đam mê của ông không được khuyến khích” là một sự áp đặt quá đáng". Nhận định của nhiều người căn cứ vào một chuyện “gặp duyên cớ” của ông Hải bên nước Campuchia mà phê phán rằng Việt Nam bị ràng buộc cơ chế, không trọng dụng ông Hải, không tạo điều kiện phát huy tài năng để làm giàu cho bản thân, góp phần làm giàu cho xã hội, dẫn đến làm chậm phát triển đất nước, là phát ngôn có sự lợi dụng cảm tính phi khoa học hơn là tôn trọng sự thật".

Tuy nhiên, có một thực tế phải thừa nhận là nhiều người tài, nhiều nhà khoa học giỏi ở Việt Nam vẫn chưa được trọng dụng. Hiện tượng chảy máu chất xám, lãng phí nhân tài là có thật và nó đang là nỗi đau nhức nhối của những nhà lãnh đạo chính quyền, và cả của người dân.

Đến đây, lại xin mượn lời ông Thanh Huy để thay cho lời kết: "Dư luận cần tránh quá tung hô nông dân sản xuất máy bay, xe bọc thép, hoặc chính phủ nên tránh việc chỉ thích đầu tư những dự án thật lớn, thật ảo vọng để cạnh tranh, để xứng tầm khu vực".

20 nhận xét:

  1. trình độ độ xe của ông thật đẹp. nhưng khả năng nó chưa phù hợp với hoàn cảnh.

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh22:31 13/11/14

    Ông Thanh Huy chắc cũng là tiến sỹ ?Theo tôi dù sao ông Hải cũng giỏi hơn ôngThanh Huy, bởi ông Hải chỉ là nông dân. Chưa nói đến chế tạo xe tăng tàu bò...mà ngay các tiến sỹ VN với đầy đủ phương tiện kĩ thuật, nhà xưởng cũng không làm được, nhưng bố con ông Hải đã chế tạo ra các máy nông nghiệp, thì các tiến sỹ VN đã làm được chưa.?Ông Thanh Huy là ai, tôi thấy ông nói có ý dìm hàng, không có ý khuyến khích người tài. Chắc ông gỡ thể diện cho bọn tiến sỹ giấy. Ông Huy nói nghe có vẻ hay lắm. Đừng nghe Ông Huy nói, hay nghe ông HUy làm

    Trả lờiXóa
  3. Cụ Hành Củ có cùng quan điểm với anh Sơn nè:
    Theo những hình ảnh được các báo đăng tải, thì tấm huân chương mà ông Trần Quốc Hải được trao tặng có tên đầy đủ bằng tiếng Anh là: Royal Order of Sahametrei nằm trong hệ thống huân chương mà Hoàng gia Campuchia trao tặng. Đây là loại huân chương mà Chính phủ Campuchia trao tặng chủ yếu cho những người nước ngoài đã có đóng góp, giúp đỡ cho hoàng gia và nhân dân Campuchia; đặc biệt là trong lĩnh vực đối ngoại và ngoại giao và như là một dấu hiệu của tình bạn.
    Nói một cách chính xác nhất thì huân chương này giống Huân chương Hữu Nghị mà Chính phủ Việt Nam vẫn thường trao tặng cho những người nước ngoài có đóng góp xây dựng mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và các nước khác trên thế giới
    Năm 2014 Chính phủ Campuchia đã trao tặng khoảng 30 huân chương này cho người nước ngoài và một số tổ chức.
    Ngoài ra, Hoàng gia Campuchia còn cấp cho ông Trần Quốc Hải giấy chứng nhận là kỹ thuật viên sửa chữa xe bọc thép (This is to certify that Tran Quoc Hai is a technician of armor repairing (BRDM-2 and BTR60PB)).


    Read more: http://cuhanhvn.blogspot.com/2014/11/ong-ay-24h-xe-boc-thep-huan-chuong-ai.html#ixzz3J3fYtfOd

    Trả lờiXóa
  4. Thứ hai: Về sản phẩm mà ông Trần Quốc Hải chế tạo cho quân đội Campuchia.
    Người viết bài này không phủ nhận ông Trần Quốc Hải là một thợ cơ khí giỏi, có nhiều đam mê và khát khao cống hiến, sáng tạo. Điều này thể hiện ông đã từng mày mò chế tạo một chiếc "trực thăng" và gần đây nhất là việc cải tạo, sửa chữa và tiến tới là chế tạo "xe bọc thép" cho quân đội Campuchia.
    Tuy nhiên, chiếc xe bọc thép dùng trong quân sự không phải đơn giản chỉ là việc hàn một bộ vỏ thép lên xung quanh một chiếc xe, gắn lên đó một ổ súng máy, khoét vài cửa để chui ra chui vào. Xe bọc thép là một chiếc xe việt dã chở quân, có đủ năng lực phòng vệ và hoả lực tấn công, cơ động và hỗ trợ bộ binh trên chiến trường. Thế hệ xe bọc thép mới nhất có thể chịu được đạn xuyên giáp 14,5x114 mm, sức công phá của lượng thuốc nổ 8kg TNT và chở tới 16 binh lính.
    Loại thép được sử dụng làm giáp của xe thường là thép hợp kim đúc nguyên tấm, được chế tạo theo một quy trình nghiêm ngặt và giá thành không hề rẻ. Nguyên liệu thép hợp kim có thể kết hợp với vật liệu gốm. Thậm chí, một số xe bọc thép có tới 2 lớp thép chống đạn và giữa 2 lớp này sẽ là một lớp sợi thuỷ tinh hoặc polymer để tạo thành giáp phức hợp, có tác dụng giảm bớt sức công phá của đầu đạn. Với tính chất đặc biệt của loại thép như vậy thì không hề dễ dàng mua được loại nguyên vật liệu này ngoài thị trường, kể cả thị trường chợ đen.
    Xe bọc thép rất nặng và khung xe phải đặc biệt cứng đề phòng trường hợp trúng mìn chôn dưới đất xe bị lật ngược thì vẫn có thể giữ nguyên trạng xe, tránh cho binh sĩ phía trong bị đè bẹp do biến dạng khung. Do đó, loại thép chế tạo khung xe cũng phải được gia cố đặc biệt và tất nhiên cũng thuộc về bí mật quân sự.
    Một cải tiến được cho là đáng chú ý của ông Hải khi ông đã cải tiến khoảng cách bắn giảm xuống còn 7m so với nguyên bản 150m nhằm tăng năng lực tấn công của bệ súng máy được gắn trên xe bọc thép. Để đạt được khoảng cách này, ông Hải đã nâng bệ súng cao hơn 1/3 so với thiết kế ban đầu, đồng thời vát mũi xe xuống nhằm tăng khả năng chúc mũi súng xuống giúp bắn gần hơn. Để đạt được điều này, ông Hải đã phải thay thế miếng khiên bảo vệ của bệ súng.


    Read more: http://cuhanhvn.blogspot.com/2014/11/ong-ay-24h-xe-boc-thep-huan-chuong-ai.html#ixzz3J3fvi0FN

    Trả lờiXóa
  5. Như đã nói ở trên, xe bọc thép vừa là xe chở quân, vừa có tác dụng hỗ trợ tấn công. Trong chiến đấu, ngoài số binh sĩ trong xe, còn rất nhiều binh sĩ đi phía sau, lợi dụng xe như một tấm khiên chống đạn. Ngoài bệ súng máy tấn công ở khoảng cách 150m, các binh sĩ trong xe có thể bắn hành tiến ra ngoài theo các lỗ bắn được thiết kế theo thân xe. Do vậy, việc hạ khoảng cách xuống 7m là không cần thiết, giá trị sử dụng không cao.
    Khi thay đổi thiết kế bệ súng nâng cao hơn sẽ khiến tăng phần lộ diện của xạ thủ làm cho người xạ thủ dễ bị tiêu diệt hơn. Tấm khiên giáp ban đầu thiết kế góc cạnh và hơi cong có tác dụng nhằm chuyển hướng viên đạn nhưng đã bị thay đổi thành phiến thép vuông làm mất tác dụng nói trên khiến nguy cơ đạn xuyên tăng cao hơn. Như vậy, có thể nói cải tiến trên của ông Hải tác dụng không nhiều nhưng lại dẫn đến nguy cơ tiêu hao sinh lực của binh sĩ cao hơn.
    Nên nhớ rằng chế tạo một chiếc xe bọc thép không chỉ đơn giản là chỉ mua một bộ khung xe tải về, sau đó gắn xung quanh nó một bộ giáp bằng thép cán là thành một chiếc xe bọc thép. Ở các quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng phát triển, để ra đời một mẫu xe mới, người ta cần phải hàng năm trời để thử nghiệm, đánh giá rồi mới có thể sản xuất đại trà. Nền công nghiệp quốc phòng của Việt Nam hiện nay mới chỉ có thể dừng lại ở việc cải tiến các xe bọc thép quân sự đã mua ở nước ngoài chứ chưa thể sản xuất một chiếc hoàn chỉnh. Vì vậy, chỉ cần 4 tháng, ông Hải đã có thể "ra lò" một chiếc xe bọc thép quả là điều không tưởng. Hầu hết những người có kiến thức vũ khí quân sự nhất định đều đánh giá đây là một sản phẩm nguy hiểm - một cỗ "quan tài sắt"


    Read more: http://cuhanhvn.blogspot.com/2014/11/ong-ay-24h-xe-boc-thep-huan-chuong-ai.html#ixzz3J3g3Ng3l

    Trả lờiXóa
  6. Qua hai quan điểm ở trên, việc không ít nhà báo đã vội vàng thổi phồng quá đáng bản chất của vấn đề thể hiện sự yếu kém về nghiệp vụ. Nguy hiểm hơn, là tạo ra dư luận Nhà nước Việt Nam không coi trọng, bỏ phí nhân tài, dẫn đến sự bất mãn, mất lòng tin vào Nhà nước trong không ít độc giả.
    Thay lời kết, người viết xin trích một vài ý kiến trên facebook của nhà báo Thu Uyên (VTV) về sáng chế của ông Trần Quốc Hải: "Đam mê sáng chế có nên biểu dương không? Vô cùng nên. Trường hợp anh Hải dã được biểu dương và ủng hộ rộng rãi. Ủng hộ là ủng hộ tinh thần, còn sản phẩm thì ủng hộ phải bằng cách giám định cho nó an toàn, chí ít phải vận hành được." và "trường hợp anh Hải, Thu Uyên nghĩ chưa thể nói những việc anh làm là khoa học được. Cho nên phải quan sát nữa, chứ không phải thấy người ta tôn vinh thì mình đã "đấy thấy chưa" và tự tổng sỉ vả được."


    Được đăng bởi Hành Củ vào lúc 6:41 AM


    Read more: http://cuhanhvn.blogspot.com/2014/11/ong-ay-24h-xe-boc-thep-huan-chuong-ai.html#ixzz3J3g9kh9m

    Trả lờiXóa
  7. Tất cả do bọn phóng viên báo chí đéo hiểu cái con cặc gì. Cứ có sự kiện là xúm nhau vào như đám kền kền ăn xác thối.
    Xe bọc thép mà như thế, ra trận là thành quan tài sắt'
    Anh thật

    Trả lờiXóa
  8. Thằng Campuchia nó không ngu đâu để đưa sản phẩm từ khi chế tạo vào chiến đấu nó phải kiểm tra, đánh giá chán rồi. Tôi đông ý là hai cái máy bay của ông Hải không cho bay được còn cái vụ xe thiết giáp thì tôi o đồng ý. Trang bị khí tài chiến đấu liên quan đến tính mạng và chủ quyền quốc gia nên không có ai dám làm ẩu cả. Việt Nam mình từ trước đến nay trong giới khoa học không thiếu người tài nhưng tại cái cơ chế 50% tại chính họ 25% và tại xã hôi 25% nên không phát huy đươc. Cơ chế thì không xác định được tập trung trọng điểm đầu tư cho KHCN nên có một tí tiền mà phải dàn mỏng ra trở thành ai cũng có và ai cũng thiếu. Nhà khoa học thì thụ động có sp thì phải đi bán chứ đằng này phần lớn là không hoặc nghiên cứu những cái có bán thì chẳng ai mua. Xai hội mà cụ thể hơn là DN thì tham lợi nên cứ máy cũ, công nghệ lạc hậu ta nhập

    Trả lờiXóa
  9. Nên mới có chuyện xi măng lò đứng anh Tàu nó cấm thì ta lại ồ ạt nhập công nghệ đua nhau xây dựng bây giờ thì lại phá. Phôi thép cũng vậy anh Tàu cảm tiệt các nhà máy có công suất dưới 2triệu tấn một năm thì ta lại đi mua lại các nhà máy có công suất 200, 300, 500 ngàn tấn/ năm. Còn nhiều chuyện cười ra nước mắt lắm khi đó các nhà khoa học ở đâu? Làm gì? Anh Hải trả lời BBC có điểm không đúng và bị một số phần tử xấu lợi dụng để đả kích chế độ . Qua việc này chúng ta nên công tên khác quan nhìn nhận lại nền KHCN nước ta, không nên trách cứ hay dìm hàng ai.

    Trả lờiXóa
  10. Xe chế chứ có đéo gì mà lạ.
    Thanh niên xóm nó cũng làm được.
    Báo mới chả chí, cứ nhảy chồm chồm lên mà gào. Cứ làm như thiên tài đất việt không bằng.
    Vừa phải thôi, các bố báo chí lợn gà ạ.
    Suốt ngày hong hớt rồi bơm thổi.

    Trả lờiXóa
  11. người dân mình được cái tự chế hoặc tái chế rất là giỏi, cơ bản là do tính chất đang phát triển, thường nhập đồ máy móc cũ từ nước ngoài vào, tuy rằng còn nhiều bất cập, gây thiệt hại về lâu dài nhưng cũng phải công nhận rằng thực tế cho thấy sử dụng lại, tái chế phù hợp với người dân hơn, giá thành rẻ, vào tay những người thợ cần cù, sáng tạo sẽ trở nên có ích hơn nhiều

    Trả lờiXóa
  12. đúng là những người nông dân tự chế được máy móc là một điều rất đáng mừng và khuyến khích hiện nay, thế nhưng theo tôi thì những người có lòng ham học hỏi, cần cù ấy nên đầu tư đúng vào lĩnh vực có ích hơn, sản xuất công cụ phục vụ nông nghiệp, công nghiệp rất tốt, nhưng sản xuất máy bay, tầu ngầm thì theo tôi không nên làm mà hay góp ý cho các nhà khoa học làm một cách chuyên nghiệp thì hay hơn nhiều

    Trả lờiXóa
  13. các nhà quản lý, nhà khoa học ngăn cản, khuyên can những ý định thử nghiệm máy móc tự chế một cách tự phát như thế là đúng rồi, tôi không nghĩ họ ghen tị hay cố ý phá đâu, họ là những người trong ngành khoa học, nếu có tính ghen tị với người giỏi thì họ không bao giờ đến được mức ấy đâu, cái gì đúng thì phải nói, còn khen chê không thể biến đúng thành sai những lý thuyết khoa học được

    Trả lờiXóa
  14. tôi thấy hơi buồn cười vì bố con ông trần quốc hải lại được nhận huân chương Đại tướng quân do nhà nước Campuchia trao tặng vì những đóng góp vào kỹ thuật cho đất nước Campuchia, tôi không trách nhà nước không trao huân chương cho bố con ông, cũng không nói nhà nước để ông phải đi cống hiến cho nước khác, tôi chỉ thấy lạ rằng campuchia lại phải cần một ông nông dân VN sửa xe quân sự cho

    Trả lờiXóa
  15. những người nông dân chế tạo đồ "khủng" ấy không phải chỉ khâm phục ở sáng tạo, cần cù mà đáng khâm phục hơn ý tưởng táo bạo và dám nghĩ dám làm của họ, cần cù sáng tạo, táo bạo, quyết tâm mà thêm cả may mắn họ đã thành công bước đầu, được dư luận công nhận là được rồi, còn chuyện thử nghiệm không quá quan trọng đâu, nên để các nhà khoa học làm tiếp dự án này một cách khoa học hơn

    Trả lờiXóa
  16. tôi thấy câu kết của bài quá đúng, dư luận nước mình thường hay bị cuốn theo chiều gió, không có nhiều chiều nhiều góc nhìn khác nhau để đánh giá tương đối hoàn chỉnh về sự việc, cái này phải dựa vào nhận thức mà thôi, còn nhà nước mình chưa có những dự án lớn mang tính ảo vọng, có những hành động hướng tới tương lai thì có lẽ phải đợi thế hệ lãnh đạo trẻ hơn lên làm thôi

    Trả lờiXóa
  17. Dat nuoc nay dau cho nghoi tai.chi danh nhung ke con ong chau cha .ko bjet dat nuoc xe ra sao khi nhung thag con ong chau ngoi nhung ge ma dg nhe danh nguoi tai nguoi joi.

    Trả lờiXóa
  18. Dat nuoc nay dau cho nghoi tai.chi danh nhung ke con ong chau cha .ko bjet dat nuoc xe ra sao khi nhung thag con ong chau ngoi nhung ge ma dg nhe danh nguoi tai nguoi joi.

    Trả lờiXóa
  19. "...trả lời phỏng vấn của báo chí, ông Trần Quốc Hải đã nói một câu, cũng rất đặc thù nước Việt: Ở xứ ta, mình chưa làm đã bị đặt câu hỏi: Anh có học không mà đòi làm. Nói thật, làm khoa học ở xứ mình buồn lắm!

    Trước đó dư luận xã hội cũng đã xôn xao câu chuyện của ông Phan Bội Trân- (hậu duệ của nhà CM Phan Bội Châu) xuất khẩu 05 chiếc tàu lặn mini phục vụ du lịch sang Malaysia. Sau 05 chiếc đầu tiên này, 25 chiếc tàu lặn mini nữa sẽ được ông ký kết, và sản xuất, lắp ráp trực tiếp tại Malaysia.

    Cả hai ông khi trả lời báo Một thế giới, ngày 12/11, đều buồn bã: Xuất ngoại là việc chẳng đặng đừng. Nhưng không có cách nào khác!

    Nói cho công bằng, khái niệm làm khoa học của ông Trần Quốc Hải chưa chuẩn xác lắm. Bản chất những công việc của ông là công việc của một nhà kỹ thuật, có những sáng kiến cải tiến, thậm chí có những chế tạo. Nhưng sự thờ ở của những người có trách nhiệm, nỗi buồn của hai ông Phan Bội Trân, Trần Quốc Hải, và nhất là câu trả lời khiến ông Trần Quốc Hải cay đắng mãi : " Anh chế (tạo) rất là giỏi, nhưng thôi đừng chế nữa.." (!)? Cái tư duy trọng bằng cấp, trọng hư danh nghiễm nhiên tạo cho người Việt một tâm lý định kiến rạch ròi: Nghiên cứu, sáng tạo, sáng chế như một đặc ân, đặc tính của những người có học vấn, có bằng cấp, học vị nhất định, chứ không phải của những người nông dân chân đất.

    Mặt khác, đời sống sinh hoạt dân chủ, và tâm lý xã hội tôn trọng sự khác biệt là điều mà nước Việt đang phải xóa đi khoảng cách còn rất… dài hiện nay. Trong cái khoảng cách đó, hiện tượng khác biệt của Phan Bội Trân, của Trần Quốc Hải đương nhiên khó có đất để nảy nở và phát triển, nếu không có cơ may tìm cách nương xứ người. Bỗng nhớ đến cậu bé Đỗ Nhật Nam tài năng, dịch giả nhỏ tuổi nhất hiện nay, khi mới xuất hiện, đã phải hứng chịu biết bao “đá ảo” của dư luận. Đến nỗi một nhà báo từng viết bài thốt lên: "Thiên tài sẽ không xuất hiện ở VN. Ai cho họ xuất hiện?"

    Cái câu hỏi ai cho họ xuất hiện còn bắt nguồn cả từ sự rắc rối của những quy định, những thủ tục hành chính nặng nề, nhiêu khê, tư duy quản lý kiểu hành chính, công chức, máy móc của những ngành chức năng có thẩm quyền trước những cái mới nảy sinh trong nghiên cứu, chế tạo. Vô hình chung, nó là cánh cửa “vũ môn” vô cùng nhỏ hẹp, mà chắc chắn những chế tạo của người như ông Trần Quốc Hải rất khó… hóa rồng. (TRÍCH VIETNAMNET)

    Trả lờiXóa
  20. Bài của Cuteo bị sửa chữa và đăng trên báo Lao Động, mục bạn đọc: http://laodong.com.vn/ban-doc-viet/ve-xe-boc-thep-cua-hai-lua-tran-quoc-hai-can-su-danh-gia-khach-quan-than-trong-270269.bld

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog