Chia sẻ

Tre Làng

ĐÃ DỐT CÒN HAY HÙA NHAU PHÁN BẬY!

Suốt ngày hôm nay khá nhiều tờ báo thi nhau đăng lại bài báo của tờ Dân Trí có nội dung phê phán một bài học trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 chọn đoạn văn có nhắc đến Thánh Gióng để dạy về từ ngữ thay thế, trong đoạn văn có chi tiết liên quan đến nhân vật truyền thuyết này. Họ có vẻ khoái trí vì tưởng như một lần nữa - Nhân cơ hội "dậu đổ bìm leo" trong nạn "thảm họa sách giáo khoa" - Bắt thêm được một lỗi "ngớ ngẩn" nữa. Và có dịp để "nhân danh những lý do tốt đẹp" để tạo sự giật gân, tha hồ câu view độc giả.


Đọc xong bài báo mình phì cười chợt nghĩ:

Thế mới biết các thày, các cô cùng mấy nhà quản lý giáo dục cấp huyện và cả "nhà báo tuổi teen" (?) viết bài này khả năng tư duy là quá kém! 

Họ không thể phân biệt được đâu là truyền thuyết và đâu là một câu chuyện mang tính tự sự của một con người hiện đại về những gì người đó cảm nhận truyền thuyết theo lăng kính của tư duy thời đại ngày nay. Rất dễ dàng nhận ra bài có trong cuốn sách đã dẫn ở trên là những suy nghĩ, hình dung, mường tượng của tác giả về những gì có khả năng đã diễn ra trên thực tế với nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết. Tác giả (Cố nhà văn Nguyễn Đình Thi) thử gạt ra bức màn huyền hoặc của truyền thuyết để dựng lại trong tâm tưởng của mình về một Chàng Trai Phù Đổng gần với đời thực. Có vậy thôi mà từ Thày, tới Cô cùng các nhà quản lý giáo dục ở huyện cùng với nhà báo Thái Bá (Và mấy ông biên tập viên "chờm hớp" của mấy tờ báo ăn theo) đã cùng nhau mang cái khả năng hiểu rất nông cạn - Nếu không muốn nói là DỐT NÁT - Của họ ra để hùa nhau phê phán một cách phi lý và...buồn cười !

Lạ thật ?!

Nguồn: Lu Bim
https://www.facebook.com/lubim97#

8 nhận xét:

  1. Nặc danh07:37 17/3/15

    GS Nguyễn Minh Thuyết, chủ biên cuốn sách khẳng định đoạn văn trên là của nhà thơ Nguyễn Đình Thi và được trích dẫn đúng, không phải do nhóm biên soạn bịa ra.
    Chi tiết trong sách hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 tập 2A “Thánh Gióng sau khi đánh giặc bị thương nặng, vẫn còn ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm...” được trích dẫn từ tác phẩm "Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích", của nhà thơ Nguyễn Đình Thi.

    Nguyễn Đình Thi từng viết một số bài nghiên cứu về văn học dân gian như "Sức sống của nhân dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích", "Nguyễn Du và Truyện Kiều", "Thời gian của Thánh Gióng"…

    19 tuổi, Nguyễn Đình Thi đã in những cuốn sách luận về Niestze, Bergson. Năm 1944, khi 20 tuổi, ông viết bài “Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích”, được đánh giá là bài viết "mang tầm vóc lớn".

    Đoạn trích có chi tiết “Thánh Gióng sau khi đánh giặc bị thương nặng, vẫn còn ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm...” mô tả tưởng tượng của Nguyễn Đình Thi khi còn là một cậu bé.

    Đoạn trích được các nhà biên soạn sách giáo khoa sử dụng làm ngữ liệu cho tài liệu "Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5, tập 2A", một tài liệu thử nghiệm của mô hình "trường học mới Việt Nam" (Việt Nam Escuela Nueva, viết tắt là VNEN).

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh07:37 17/3/15

    Mô hình này bắt đầu được thí điểm từ năm học 2012 2013, từ học sinh lớp 2. Đến năm học này (2014 - 2015) là năm học thứ 3 triển khai thí điểm, và là năm đầu tiên có lứa học sinh lớp 5 theo học.

    Năm học 2014-2015, hơn 2.000 trường tiểu học trong cả nước (chiếm 10%) thực hiện dạy học theo mô hình này (trong đó, có gần 1.500 trường học thực hiện theo dự án và hơn 800 trường tự nguyện nhân rộng toàn phần).

    Theo mô hình VNEN, sách của học sinh là các tài liệu hướng dẫn học, được viết dưới dạng các hoạt động của học sinh (một mình, cặp đôi, làm việc nhóm,v.v...) và theo các mô-đun/bài/vấn đề/nội dung/kiến thức.

    Ông Đặng Tự Ân, chuyên gia trưởng của mô hình giải thích: Theo mô hình truyền thống, học sinh có sách giáo khoa riêng; giáo viên có sách giáo viên riêng; giáo viên giảng giải theo sách. Còn theo mô hình VNEN, tài liệu học tập được dùng chung cho học sinh, giáo viên và phụ huynh (hay còn gọi là tài liệu "3 trong 1"). Khi sử dụng tài liệu, giáo viên gợi mở, hỗ trợ học sinh tìm ra kiến thức. Theo mô hình truyền thống, học sinh chủ yếu ghi nhớ, luyện tập theo mẫu. Còn ở mô hình mới, học sinh học qua trải nghiệm, giao tiếp và phản hồi.

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh07:37 17/3/15

    Với cách tiếp cận này, kiến thức cuối cùng của học sinh thu nhận được sẽ thông qua thảo luận nhóm với bạn, cùng sự hướng dẫn của giáo viên và tài liệu học tập.

    Trao đổi với VietNamNet tối 16/3, ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học cho biết, trong chiều 16/3, nhóm làm việc với các đại diện có liên quan (Vụ Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, chủ biên viết sách) đã thảo luận về vấn đề mà các phụ huynh thắc mắc xung quanh ngữ liệu của cuốn sách. Ông Định nói sẽ cân nhắc và lắng nghe các góp ý hợp lý để điều chỉnh trong quá trình thí điểm mô hình.

    TS Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng biên tập NXB Giáo dục Việt Nam, cho biết đơn vị này đang soạn câu trả lời chu đáo về mặt chuyên môn và sẽ gửi đến báo chí vào sáng 17/3.

    Trả lờiXóa
  4. phong ba bão táp không bằng ngữ pháp việt nam, việc cùng một câu một từ những mỗi người hiểu một ý khác nào không có gì là lạ lùng cả, nhất là trong văn học trong sách giáo khoa thì việc tranh cãi nhau về từ ngữ để xây dựng thì tốt thôi, nhưng đừng vì thế mà đả kích ném đá lẫn nhau làm cái gì

    Trả lờiXóa
  5. sách giáo khoa dù gì cũng được một giàn các nhà giáo chuẩn mực biên soạn từng chữ từng câu rồi, sau đấy còn bao nhiêu năm cải cách, về mặt nội dung thì không thể có chuyện nhầm lẫn quá được, chỉ là sai chính tả thì còn chấp nhận được, cho nên đừng chớp giật tin tức quá làm gì có khi phản tác dụng

    Trả lờiXóa
  6. Tìm cách dìm người khác để nổi đây mà. Rất tiếc đã bị phản tác dụng rồi, đúng kiểu ko biết mình là ai, cái gì mình hạn chế thì đừng có mà to kèn

    Trả lờiXóa
  7. Riêng vấn đề "thảm họa sách giáo khoa", "cải cách giáo dục" thì dạo này đang là chủ đề hót, chính vì thế nhiều người cứ nghĩ m hiểu biết hơn người, cứ cố bới béo ra bọ, ai ngờ bị bọ cắn lại đấy thôi

    Trả lờiXóa
  8. Biết thì thưa thốt, ko biết dựa cột mà nghe, đã dốt rồi còn tỏ vẻ uyên bác

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog