Chia sẻ

Tre Làng

LÝ LỊCH VÀ CHÍNH SÁCH

Nhắc chuyện lý lịch vào ngành Công An, sau năm 1975 có 3 thứ xảy đến với người trong hàng ngũ và con em của người trong hàng ngũ chế độ cũ.

Một là cải tạo. Trước khi quân giải phóng vào Sài Gòn, VNCH đã tuyên truyền về 1 cuộc tắm máu. Nhưng điều đó không xảy ra, vậy thì cải tạo là vượt quá sự mong đợi rồi còn đéo gì nữa?

Trong các cuộc cách mạng hoặc chiến tranh trên thế giới thường được kết thúc bằng những cuộc thanh trừng. Chuyện đó bình thường, người ta buộc phải loại bỏ những kẻ có tư tưởng chống đối để trừ hậu họa. Hoặc nhẹ hơn là thay đổi tư tưởng của những kẻ đó, tức là cải tạo.

Đặc biệt sau 1975, Việt Nam rất rối ren, giặc ngoài có TQ, Ponpot, nếu không bắt nhốt những kẻ có khả năng nổi loạn thì ngoài phá trong chống chịu gì thấu? Đứng về mặt quản lý đất nước, việc đó hoàn toàn đúng đắn.

Hai là thuyền nhân. Cũng giống như mấy bố bị đi cải tạo, các thuyền nhân người Việt vượt biên ra nước ngoài sau đó quay lại chửi bảo ở trong nước khổ quá nên phải vượt biện.

Thời đó cả nước khổ chứ riêng đéo gì ai, ở trong trại ăn bo bo thì ở ngoài được ăn thịt chắc? Đám vượt biên thì thấy đất nước nghèo, qua nước ngoài tìm cái sướng, chúng nó bỏ tổ quốc mà đi có ai bắt ép mà kêu la bị chết trên biển quá trời. Đéo có thương cảm bòi gì bọn đấy.

Chỉ có 1 loại thuyền nhân bị ép rời VN bằng các chính sách khác nhau đó là Hoa Kiều. Bọn này chiếm đa số trong các thuyền nhân. Không ép chúng nó đi lúc đấy chết với chúng nó rồi.

Ba là xét lý lịch. Là con em những người trong hàng ngũ chế độ cũ thì là một vết đen trên lý lịch khiến cho nhiều người không thể tiến thân, đặc biệt là vào trong các cơ quan nhà nước.

"Tôi liên quan gì đến bố tôi?" Hỏi ngược thế đéo đúng, mày là con bố mày chứ liên quan gì nữa. Chẳng có ai muốn biết về thằng con mà không quan tâm tìm hiểu về thằng bố cả.

70% bố tồi thì con tồi, vì gen vì môi trường trưởng thành...30% còn lại thằng con có thể khác với thằng bố, nhưng kẻ làm chính sách nguyên tắc bất di bất dịch là chữ "đa số", "khả năng lớn".

Theo thời gian thì vấn đề xét lý lịch đã thoải mái hơn rất nhiều. Còn ai đó chịu thiệt thòi vì chính sách này thì hãy nhớ chính sách sinh ra nhắm đến đa số, chứ không bao giờ là tất cả.

Nguồn: Kẻ du đãng

9 nhận xét:

  1. Quy định là cái được đề ra và chúng ta phải tuân thủ một cách nghiêm chỉnh, không vì tình cảm cá nhân mà dễ dàng thay đổi được. Từ trước đến nay bất kỳ một trường hợp nào đăng ký dự thi vào ngành công an thì phải trải qua phòng khám tuyển, xét về lý lịch. Nhấn mạnh ở đây là lý lịch phải trong sạch trong vòng "3 đời". Còn nếu như một số trường hợp vừa xảy ra không biết cha mình thế nào thì quả là một điều đáng buồn, có thể tạo cho độc giả có nhiều ý kiến trái chiều, liệu cô bé Kiều Nhi đó có xóa đi án tích của cha mình. Ngoài trường hợp của em được công nhận ra nếu trường hợp khác tương tự nữa thì liệu cũng có 1 kết quả viên mãn như em Nhi không? Lý lịch có vết nhơ thì dứt khoát không bao giờ được chấp thuận. Nếu chỉ vì 3 giọt nước mắt với sức mạnh của báo chí có thể thay đổi cục diện đó, bản thân tôi thấy không phục cho lắm.

    Trả lờiXóa
  2. Việc xét kĩ càng lý lịch những người muốn xét tuyển vào các trường vũ trang là điều cần thiết, và phải làm một cách thật cẩn thận, kĩ càng không được theo cảm tính mà bở qua luật lệ, quy định đã được ban ra, để có được những cá nhân có đủ phẩm chất tốt nhất vào đội ngũ lực lượng vũ trang.

    Trả lờiXóa
  3. Việc xét lý lịch là cần thiết nhất là trong việc tuyển dụng cán bộ vào các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là những cơ quan quan trọng về an ninh quốc gia trong đó có lực lượng vũ trang. Nếu bỏ qua khâu này là cực kỳ nguy hiểm, các thành phần cơ hội, các thành phần có tư tưởng chống đối Nhà nước sẽ có cơ hội chống phá. Vụ việc mấy em học sinh có bố có tiền án tiền sự không được vào học trong các trường Công an là đúng với các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, xét trên nhiều yếu tố, tội của bố các em là hành vi ít nguy hiểm, đã được xóa án tích nên Bộ công an đã chiếu cố cho các em vào học. Đây là quyết định đúng về lý và tình.

    Trả lờiXóa
  4. Do đặc thù của ngành nên có những quy định riêng, bản thân em cũng học tốt, bố em từng có án, nhưng là án treo và cũng xảy ra trước khi em sinh ra, mọi người trong gia đình, hay chính quyền địa phương cũng không biết điều này, bố em giờ đã mất, thương em và gia đình vất vả nên truyền thông dư luận đã giúp đỡ em và bộ công an cũng vì dư luận mà quyết định cho em được vào trường học, mong em biết điều này mà phấn đấu theo đúng những gì mà mình đã hứa.

    Trả lờiXóa
  5. Đầu tiên xin chúc mừng em Bùi Kiều Nhi. Chúc em sẽ nhập học thuận lợi và luôn nỗ lực học tập, cống hiến trí tuệ cho đất nước phát triển hơn như đúng mong ước của em và sự kỳ vọng của mọi người. Nhưng mong rằng, Bộ trưởng và các cấp có thẩm quyền nên củng cố lại các điều luật, nếu cứ dùng tình cảm để giải quyết thì sẽ loạn mất...Như báo lại rầm rộ thêm một trường hợp nam sinh thi khối A cũng có hòn cảnh y như em Nhi này này.

    Trả lờiXóa
  6. Thực sự thì mình tin vào cái bố tồi thì con cũng tồi, không phải 90 - 100% thì cũng 70 - 80%, vì con cái chịu ảnh hưởng của bố mẹ khá nhiều, như một ông bố đã ngoại tình, con cái sống trong cảnh cãi vã, chia ly, biết và luôn nghĩ sau này mình không thế nhưng sau đó thì lại đi theo vết xe đổ của bố mình, bố mẹ mà không làm gương cho con thì con cái sẽ dễ sa vào các tệ nạn. Và với đặc thù của ngành thì mình nghĩ cần phải xác minh lý lịch cũng là đúng thôi.

    Trả lờiXóa
  7. Vừa đọc được thêm một bài báo về một thí sinh nam khối A cũng có hoàn cảnh như em này, không biết lần này dư luận có đứng về phía em ấy và bộ công an lại tiếp nhận thêm một chiến sĩ công an nữa không. Năm nay thi cử đúng là bất cập đủ điều, những năm trước đều xác minh lý lịch trước rồi mới cho các em nộp hồ sơ dụ thi, năm nay thi xong có kết quả rồi mới xác minh lại, làm bao nhiêu em lâm vào cái cảnh này, lại còn chỉ được nộp 1 nguyện vọng, biết trước để các em không mong mỏi, tìm hướng đi khác cho mình có phải hơn không. Lại còn không phải phá vỡ quy định, hay đặc thù ngành nữa.

    Trả lờiXóa
  8. Em Nhi được vào trường cũng mừng cho em, nhưng không biết sau này còn có những trường hợp nào như em hay giả như người ta cũng nói không biết án tích của cha như em không. Có quy định này biết đâu trong gia đình mọi người khi làm bất cứ điều gì trái pháp luật cũng cần phải suy xét tới tương lai con em của mình, từ đó mà giảm tỷ lệ tệ nạn xã hội hơn thì sao.

    Trả lờiXóa
  9. "...Ba là xét lý lịch. Là con em những người trong hàng ngũ chế độ cũ thì là một vết đen trên lý lịch khiến cho nhiều người không thể tiến thân, đặc biệt là vào trong các cơ quan nhà nước."
    Lí lịch cho đến nay vẫn xét theo ba đời, nếu vi phạm thì khó mà được xét vào học trường của lực lượng vũ trang.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog