Chia sẻ

Tre Làng

Cổ vũ quyền tư hữu đất đai có bảo vệ được “dân oan”?


Từ nhiều năm nay, một số nhân sĩ thuộc Diễn đàn Xã hội Dân sự và Viện Phan Chu Trinh - như Nguyễn Quang A, Phạm Chi Lan, Lê Đăng Doanh, Tương Lai và Nguyễn Đức Thành - đã liên tục vận động đòi sửa Luật Đất đai. Họ tuyên truyền rằng các mâu thuẫn, kiện cáo xoay quanh tiền đền bù “giải phóng mặt bằng” ở Việt Nam đều xuất phát từ việc Việt Nam không công nhận quyền tư hữu đất. Vì vậy, họ đề nghị bỏ chế độ đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do nhà nước quản lý, để công nhận quyền tư hữu đất đai như ở các nước tư bản.

Ngày 15 tháng 4 năm 2018, nhân kỷ niệm 1 năm vụ bạo động của nông dân đòi đất ở xã Đồng Tâm, nhóm nhân sĩ vừa nêu lại tiếp tục kiến nghị đòi quyền tư hữu đất. Ngày 19 tháng 5 năm 2018, họ tiếp tục ra một tuyên bố khác, nhân việc thu hồi đất của chùa Liên Trì và tu viện dòng Mến Thánh giá ở Thủ Thiêm.

10 ngày sau, các nhóm Công giáo chống Cộng, dần đầu bởi Dòng Chúa Cứu thế Kỳ Đồng, tiếp tục ra một tuyên bố đòi quyền tư hữu đất nhân vụ Thủ Thiêm.


Như vậy, Dòng Chúa Cứu thế, và các băng nhóm chống Cộng nương nhờ họ, đã chính thức liên minh với Viện Phan Chu Trinh, Diễn đàn XHDS, Văn đoàn độc lập, CLB Lê Hiếu Đằng trong mặt trận đòi quyền tư hữu đất.

Tham nhũng, bất công liên quan đến đất đai là một vấn nạn có thật trong xã hội. Nhưng chế độ tư hữu đất có giúp giải quyết vấn nạn này hay không? Thực tế là không.

Theo thống kê của tờ The Guardian, thì trong năm 2017, không có bất cứ nông dân Việt Nam nào bỏ mạng vì tranh chấp đất đai. Trong khi đó, ở Philippines, có 5 “dân oan” bị giết mỗi tháng bởi cảnh sát, quân đội, hoặc người của các tập đoàn lớn. Ba nước có nhiều “dân oan” bị giết nhất thế giới trong năm 2017 là Philippines, Brazil và Colombia. Cả ba nước này đều áp dụng chế độ dân chủ tư bản và thừa nhận quyền tư hữu đất. Trong đó, Brazil và Colombia theo thể chế tam quyền phân lập, còn Philippines và Colombia là đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ. 

Muốn tìm hiểu về tình trạng những người nông dân Hoa Kỳ đang khiếu kiện đất đai ra sao, xin mời google bằng cụm từ tiến Anh, sôi động và bạo động chẳng kém gì.

Như vậy, việc thay đổi chế độ sở hữu đất và chế độ chính trị có thể không giúp ích cho nông dân Việt Nam, mà còn khiến nông dân thêm khổ, bởi khi đó cơ chế thị trường tạo nhiều lỗ hổng cho các doanh nghiệp tư nhân, tập đoàn hùng mạnh đẩy người nông dân vào tình trạng bần cùng hóa để thâu tóm đất đai và cạnh tranh không lành mạnh.

2 nhận xét:

  1. Nếu mà sự tư hữu đất đai được thông qua thì chẳng sớm thì muộn người nông dân VN sẽ không còn đất để canh tác nữa. GIống y hệt thời xưa khi mà đất đai hầu hết rơi vào tay địa chủ. KHi đó đời sống của nhân dân khổ sở như thế nào thì ai ai cũng đều biết cả rồi. Bè lũ trí thức dổm đấy thì làm nông đâu mà biết, bọn chúng chỉ tìm cớ để kích động bà con chống phá chính quyền mà thôi.

    Trả lờiXóa
  2. Hoa Co May22:47 7/6/18

    Nói chung là không phải cứ có vấn đề là đem tư hữu đất đai ra để bàn luận được, người nông dân đã vất vả bấy lâu nay rồi bây giờ đưa cái chính sách này ra sợ rằng họ lại là người tiếp tục chịu thiệt mà thôi

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog