Chia sẻ

Tre Làng

Vụ Bạo loạn Bình Thuận: CẦN XEM XÉT, XỬ LÝ VỤ VIỆC THEO ĐÚNG BẢN CHẤT LÀ BẠO LOẠN

Khoai@

Tin mới nhất là vụ Bạo loạn Bình Thuận đã được tách thành 4 vụ án độc lập để điều tra. 

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận, TP.Phan Thiết và H.Tuy Phong đã khởi tố tổng cộng 34 bị can để điều tra hành vi gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ và hủy hoại tài sản. 

Như vậy, không có bị can nào bị khởi tố về tội bạo loạn.

Chiều 22/6/2018, đại tá Nguyễn Văn Nhiều, Trưởng phòng Tham mưu, kiêm người phát ngôn của Công an tỉnh Bình Thuận, cho biết, cơ quan CSĐT Công an tỉnh, TP.Phan Thiết và H.Tuy Phong đã khởi tố 34 bị can để điều tra hành vi gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ và hủy hoại tài sản.

Cơ quan CSĐT cũng đã bắt tạm giam 33 bị can (còn 1 bị can ở TT.Phan Rí Cửa, H.Tuy Phong hiện đang bỏ trốn). 

Vụ bạo loạn mà chúng ta đang gọi là vụ gây rối trật tự công cộng, chống lại người thi hành công vụ và hủy hoại tài sản trong ngày 10 và 11/6/2018 ở TT.Phan Rí Cửa (H.Tuy Phong), Trạm cảnh sát PCCC tỉnh Bình Thuận (đóng tại H.Bắc Bình) và TP.Phan Thiết đã được tách thành 4 vụ án khác nhau. 

Vụ Bạo loạn đã làm 60 cán bộ chiến sĩ bị thương trong 2 ngày 10 và 11/6 cũng đã được Cơ quan CSĐT trưng cầu giám định thương tích.

Hiện các vụ án vẫn được công an tiếp tục mở rộng để điều tra, truy bắt những phần tử còn lại.

Dư luận mong mỏi vụ việc tại Bình Thuận phải được xem xét xử lý đúng theo quy định của của pháp luật về tội Bạo loạn chứ không phải gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ hay hủy hoại tài sản. 

Chỉ riêng tình tiết những kẻ bạo loạn dùng gạch đá bao vây, tấn công, dồn ép, bắt giữ các CSCĐ và bắt các cảnh sát này cởi bỏ quân phục, hạ vũ khí đã nói lên rằng, chúng (những kẻ khát máu) không chỉ là chống người thi hành công vụ mà là tấn công, uy hiếp, thậm chí cố tình giết các CSCĐ.

Người viết cho rằng, cần xem xét vụ việc đúng bản chất là bạo loạn.

Bạo loạn là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực lượng phản động hay lực lượng ly khai, đối lập trong nước hoặc cấu kết với nước ngoài tiến hành nhằm gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền (địa phương hoặc trung ương). Chính vì tính chất đặc biệt nguy hiểm, xâm phạm đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội mà tội bạo loạn trong bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:

Điều 112. Tội bạo loạn BLHS 2015 (trước khi sửa đổi năm 2017)

Người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức nhằm chống chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:

1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;

2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 112. Tội bạo loạn hiện hành (đã sửa đổi năm 2017- Bổ sung hành vi “cướp phá tài sản” vào cấu thành tội bạo loạn (Điều 112) để xử lý đối với hành vi phạm tội này mà theo BLHS năm 1999 thì đây là hành vi cấu thành tội hoạt động phỉ.)

Người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:

1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;

2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Cấu thành của tội bạo loạn trong bộ luật hình sự 2015.

1. Khách thể của tội bạo loạn.

Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm phạm. Đối với tội bạo loạn thì xâm phạm trực tiếp đến an ninh quốc gia được quy định tại Phần thứ hai, Chương XIII của Bộ luật hình sự 2015. Đây là khách thể đặc biệt, liên quan đến lợi ích của một quốc gia mà không phải của một cá nhân hay tổ chức nào.

2. Mặt khách quan của tội bạo loạn.

Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan, bằng những hành vi, cử chỉ và lời nói. Đối với tội bạo loạn, người phạm tội thực hiện một trong các hành vi sau:

- Hoạt động vũ trang là thực hiện các hoạt động được trang bị vũ khí có tổ chức, công khai chống lại chính quyền, chống lại lực lượng vũ trang nhân dân, phá hoại an ninh chính trị ở địa phương như: cướp phá kho tàng, bắt, giết cán bộ, bộ đội, công an, chiếm trụ sở của Đảng, của cơ quan chính quyền, doanh trại của lực lượng vũ trang, cướp phá vũ khí của dân quân tự vệ.

- Dùng bạo lực có tổ chức là sử dụng sức mạnh của nhiều người (không có vũ trang) làm áp lực chống chính quyền nhân dân như: bao vây, chiếm giữ hoặc đập phá trụ sở chính quyền, lực lượng vũ trang, đốt phá tài sản của Nhà nước, tập thể hoặc của nhân dân.

Để tiến hành bạo loạn chống chính quyền nhân dân, người phạm tội phải tập hợp, lôi kéo nhiều người tham gia. Chúng có thể vũ trang ngay từ đầu hoặc dùng bạo lực có tổ chức, cướp vũ khí của lực lượng vũ trang, tiến hành hoạt động vũ trang công khai chống chính quyền nhân dân.

3. Chủ thể của tội bạo loạn.

Thứ nhất, Chủ thể của tội bạo loạn là người có năng lực trách nhiệm hình sự, nghĩa là khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội người đó có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện và có khả năng điều khiển được hành vi ấy.

Thứ hai, phải đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được chia như sau: (1) Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ các quy định khác. (2) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304. (Điều 12 sửa đổi, bổ sung năm 2017). Như vậy, đối với tội bạo loạn trong bộ luật hình sự 2015 thì chủ thể là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

4.Mặt chủ quan của tội bạo loạn trong bộ luật hình sự 2015.

Mặt chủ quan là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội bao gồm lỗi, mục đích và động cơ. Hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội luôn gắn liền với các biểu hiện bên ngoài. Do đó, các hoạt động vũ trang, là biểu hiện của lỗi cố ý, dù người phạm tội nhận thức được hành vi đó là trái pháp luật nhưng người phạm tội vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó. Mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân.

Hình phạt của tội bạo loạn trong bộ luật hình sự 2015: Đối với người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Đối với người đồng phạm khác: phạt tù từ 05 năm đến 15 năm. Người chuẩn bị phạm tội: phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

15 nhận xét:

  1. Những người dân Việt Nam đi biểu tình bây giờ không thể nói là thiếu hiểu biết nữa rồi, mà phải nói là quá mù quáng và ngu xuẩn, chính là những người phản bội Đất nước Việt Nam. 60 xe cộ bị đốt cháy, hàng chục người bị thương, thậm chí có tủ vong, đây gọi là yêu nước ư?

    Trả lờiXóa
  2. Mình ủng hộ một xã hội thượng tôn Pháp luật. Luật BT là cần thiết. Không nên sợ "dân trí thấp". Chính dân trí có thấp thì mới cần các điều luật ràng buộc rõ ràng chặt chẽ, dễ thực hiện và dễ liểm soát. Có Luật biểu tình không có nghĩa là sẽ có biểu tình tràn lan, là chống đối là bạo động. Luật là cái mà sinh ra để người ta dựa và để hành xử

    Trả lờiXóa
  3. Ai cũng biết không phải ngẫu nhiên nhà nước lại đưa ra đề án cho thuê đất. Nhưng vấn đề chưa kịp phân tích thì đã được các bạn "Tay nhanh hơn não" phân tích rất chi li, như một thuyết gia. Hãy suy nghĩ trước khi làm 1 điều gì, đừng để cảm xúc ảnh hưởng tới hành động! Để cuối cùng thì lại chính mình cầm dao chặt đứt tay mình

    Trả lờiXóa
  4. Tính tới nay về vật chất là 3 xe ô tô và hơn 20 xe máy bị thiêu rụi hoàn toàn; 1 xe ô tô bị đập nát; cổng chính trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận và nhà bảo vệ bị đập phá, nhiều đoạn tường rào bị giật sập; nhiều phòng làm việc của UBND tỉnh, Sở Kế hoạch đầu tư và Sở Nội vụ bị đập phá, đốt cháy, tài sản bên trong cũng bị đập phá hư hỏng hoặc lấy mất. Các đối tượng quá khích đã làm 44 cán bộ chiến sĩ Công an Bình Thuận bị thương. Chưa kể những hệ lụy vè sau. Vậy ai sẽ la người phải chịu trách nhiệm cho những việc này?

    Trả lờiXóa
  5. Ai cũng biết không phải ngẫu nhiên nhà nước lại đưa ra đề án cho thuê đất. Nhưng vấn đề chưa kịp phân tích thì đã được các bạn "Tay nhanh hơn não" phân tích rất chi li, như một thuyết gia. Hãy suy nghĩ trước khi làm 1 điều gì, đừng để cảm xúc ảnh hưởng tới hành động!

    Trả lờiXóa
  6. Hàng đám quần chúng (bao gồm cả trẻ em) dùng gạch đá chọi vào đầu những chiến sĩ CA, CSCĐ. Cũng là máu thịt đồng bào của nhau mà. Có chắc rằng trong số CSCĐ đó ko có anh em họ hàng gì với mình ko? Chưa nói đến việc có thương vong gì hay không, nhưng chắc chắn đó là hành vi trái pháp luật, thậm chí nặng hơn đó là cố tình giết người và giờ cái đám đông đó đang chối bỏ tất cả ư? yên tâm, rồi ai cũng có phần cả.

    Trả lờiXóa
  7. Ở những nước phát triển, họ đưa ra Luật Biểu Tình. Vì họ tin rằng ý thức của người họ rất cao. Nhưng ở Việt Nam thì mọi người có chắc người dân chắc chắn sẽ chấp hành đúng theo quy định hay không hay lại hùa theo đám đông phá vỡ quy luật, để bị thế lực xấu xúi giục. Đó là điều phải suy nghĩ. Từ vụ giàn khoan cho tới nay đã thấy rồi.

    Trả lờiXóa
  8. Biểu tình có kiểm soát, như thế sẽ không có bạo động. Còn những kiểu biểu tình kiểu này, ai muốn ném đá giấu tay rất dễ và trong đám đông số người này chỉ đứng sau, khích động đám đông, nhất là đám thanh niên, học sinh dễ bị khích động nhất và như thế xảy ra bạo động. Và người bị bắt dĩ nhiên chỉ là con tốt thí. Cho nên luật lệ về biểu tình nhất thiết phải có rồi cứ thế mà chiếu theo khung mà luận tội

    Trả lờiXóa
  9. Những cuộc biểu tình của người dân là điều không nên xảy ra, chỉ vì sự mù quáng nghe theo những lời xúi dục của kẻ xấu mà ra nông nỗi này. Và đương nhiên giờ đây họ phải chịu tội với những gì mà họ đã gây ra.

    Trả lờiXóa
  10. Phải xét xử thật nghiêm minh đối với những kẻ biểu tình bạo loạn để chúng thấy rằng pháp luật Việt Nam cực kỳ nghiêm khắc, xử đúng người, đúng tội.

    Trả lờiXóa
  11. Rõ ràng đây là cuộc biểu tình bạo loạn, hơn nữa nó lại xảy ra ngay tại đất nước Việt Nam chúng ta, đây là điều không thể chấp nhận được. Mong rằng các cơ quan chức năng sẽ xử phạt những kẻ phạm tội thật nặng để chúng hiểu rằng hậu quả mà chúng gây ra là rất lớn.

    Trả lờiXóa
  12. Phải xử lý thật nghiêm để người dân lầy đó làm bài học để lần sau không còn vấp phải. Đối với những đối tượng chủ mưu cầm đầu thì phải tuyên truyền để người dân biết được những thủ đoạn của bọn chúng, còn những thành phần mà cầm gạch, dùng bom xăng đốt phá trụ sở cũng phải có hình thức xử lý, xử để cho họ tỉnh ngộ, xử để họ không nhờn luật, họ biết đâu là giới hạn cho họ.

    Trả lờiXóa
  13. Đừng vin vào thiếu hiểu biết để bao che cho hành vi của mình. Cần nghiêm trị đám này để lấy đó làm bài học cho những người khác. Để họ biết còn có luật pháp, có chính quyền, có luật lệ, quy định, chứ không phải nhơn nhơn chó con liếm mặt.

    Trả lờiXóa
  14. Hành vi bạo loạn không thể chấp nhận được, cần tóm ngay những thằng cầm đâu và những thằng quá khích. Không phải muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói, muôn ném gì thì ném. Làm ơn nuôi dưỡng não hộ cái :).

    Trả lờiXóa
  15. Thực sự là phải xử lý vụ này đúng tội và đúng người đấy, không cần thiết phải né tránh đâu, vì như thế chắc khác gì chúng ta đi bảo vệ những kẻ đang công khai phá hoại mình cả, làm nghiêm một lần thì sẽ không có lần thứ 2 chứ không thể để chúng được đà.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog