Chia sẻ

Tre Làng

SAI RÕ RÀNG RỒI

Khoai@

Nếu đúng như báo Công Lý viết thì những công an khám xét nhà dân vào ban đêm khi không có lệnh khám xét hay quyết định khám xét đồng thời thu giữ tài sản của công dân và bỏ qua các quy trình tố tụng bắt buộc...là sai rõ ràng.

Trích: 

"Phản ánh tới Báo Công lý, chị L.T.N, trú tại D19/13, Thuận Giao (Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) cho biết, vào lúc 22h30 ngày 10/4/2019, một người đàn ông tên Tuấn, tự xưng là cảnh sát hình sự, Công an thị xã Dĩ An dẫn theo một nhóm người tới nhà yêu cầu chị mở cửa kiểm tra giấy tờ. Sau đó, người này yêu cầu chị đưa điện thoại, đồng thời tự tiện dẫn người từ tầng 1 lên tầng 3, kiểm tra lục lọi đồ đạc khắp nhà. Khi nhóm người lên tầng 2, chị N đã cản nhóm người lạ mặt và yêu cầu nhóm người không tự tiện di chuyển, lục lọi đồ đạc trái quy định.

Tuy nhiên, nhóm người này vẫn tiếp tục di chuyển, lục lọi nhà. Sau đó, anh Tuấn và nhóm người yêu cầu chị N về công an phường Thuận Giao để làm việc mà không có giấy mời hay giấy triệu tập. Tại đây, nhóm người này còn gây áp lực, yêu cầu chị N viết bản tường trình cung cấp mật mã điện thoại mà họ đã thu giữ của chị tại nhà. Toàn bộ việc làm này đều không có lệnh khám xét, không có cán bộ khu vực, hay được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.


Hình ảnh anh Tuấn được cho là dẫn nhóm người đến khám nhà chị N. được camera an ninh ghi lại

Anh Tuấn đã giữ điện thoại của chị N và hẹn đến hôm sau lên công an thị xã Dĩ An làm việc. Khi chị N tới thì anh Tuấn không có ở cơ quan theo lời hẹn. Chị N sau đó sang trình bày sự việc tại phòng khác. Tại đây, sau khi trình bày, một cán bộ công an đã nối máy cho anh Tuấn để nói chuyện với chị N, anh Tuấn đã yêu cầu chị về và nói: “cẩn thận nếu không sẽ cho đóng cửa hàng”.

Sau đó chị N về nhà và phát hiện bị mất 32 triệu đồng, thời điểm mất trùng thời gian nhóm người trên đột nhập vào nhà chị. Chị N. cho biết, sau đó anh Tuấn còn gọi điện đe dọa sẽ quấy phá khi chị bán hàng trên địa bàn".

Hết trích.

Riêng câu cuối tôi không tin chị N. Báo viết: "Sau đó chị N về nhà và phát hiện bị mất 32 triệu đồng, thời điểm mất trùng thời gian nhóm người trên đột nhập vào nhà chị. Chị N. cho biết, sau đó anh Tuấn còn gọi điện đe dọa sẽ quấy phá khi chị bán hàng trên địa bàn". Hehe, tôi biết chị không phải dạng vừa khi biết gửi đến 2 tờ báo nổi tiếng là Tuổi Trẻ và Công Lý. Chuyện mượn gió bẻ măng để kêu mất tiền thường là chiêu trò trả thù của người không đàng hoàng.

Nếu đúng như chị N thông tin (trừ câu cuối) thì chắc chắn mấy anh công an (nếu đúng là công an) sai lè, cụ thể:

1. Theo khoản 1 Điều 195 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì không được khám xét chỗ ở vào ban đêm (đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau), trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản và đảm bảo đủ trình tự theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự. Khi khám xét chỗ ở của ai thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến. 

Vụ này, các quy định trên đều không được thực hiện.

2. Việc khám xét chỗ ở theo thủ tục tố tụng hình sự phải có lệnh khám xét do chủ thể có thẩm quyền ký. Trường hợp Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp ra lệnh khám xét thì lệnh này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải được giao cho người chủ nơi bị khám 01 bản (khoản 5 Điều 129 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012). 

Như vậy, việc công an đến khám nhà chị N mà không có lệnh hay quyết định khám xét là trái quy định của pháp luật.

3. Theo khoản 4 Điều 193 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong mọi trường hợp phải lập biên bản. Biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải được giao cho người chủ nơi bị khám 01 bản (khoản 5 Điều 129 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012). 

Đối chiếu theo quy định pháp luật vào sự việc được cung cấp thì việc công an không lập biên bản khi khám xét nhà chị N là sai.

4. Việc tạm giữ đồ vật khi tiến hành khám xét phải được lập biên bản. Biên bản tạm giữ được lập thành 04 bản, trong đó một bản giao cho người chủ đồ vật, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản giao cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý đồ vật bị tạm giữ (khoản 2 Điều 198 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015).

Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản (khoản 5 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).

Việc thu giữ điện thoại của chị N. mà không có quyết định tạm giữ, không lập biên bản thu giữ là sai quy định. 

1 nhận xét:

  1. Công an là người làm việc theo nguyên tắc; do đó tất cả các vụ việc đều phải làm đúng; không thể tùy tiện; người dân có quyền tố cáo các trường hợp làm những việc sai trái với các cơ quan chức năng.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog