Chia sẻ

Tre Làng

AI GIẾT NÔNG DÂN BẰNG NHỮNG LỜI ĐỒN?

Bài không biết của ai, tôi chép lại từ fb Bach Tran

Ai giết nông dân bằng những lời đồn?

Tháng 6/2018, xuất hiện một loạt tin đồn người trồng vải ở Bắc Giang, Hải Dương phải đổ bỏ vải xuống sông vì giá rẻ như bèo. Ngay lập tức, tin đồn này kéo theo hiệu ứng domino, làm lao đao thị trường vải vốn đang vào chính vụ. Người nông dân ngậm quả đắng vì những thông tin trôi nổi thiếu sự kiểm chứng trên Face.

Chỉ 2 tháng sau, tới lượt Nhãn lồng dính đạn. Lần này họng súng lại chính là truyền thông. Tháng 8/2018, ngay trước thời điểm Hưng Yên và nhiều tỉnh phía Bắc chuẩn bị bước vào thu hoạch nhãn thì một số trang tin điện tử giật lên trang nhất những bài báo, với lời lẽ có thể khiến người tiêu dùng có thể quay lưng với loại đặc sản có một không hai của Phố Hiến, kiểu như: Hoang mang “nhãn nhúng lưu huỳnh”…

Rất tiếc, đây là những thông tin được “xào” lại từ một bài báo cũ, từ mùa nhãn… năm 2016 và người tổng hợp lại chắc không biết thông tin, sau khi tìm hiểu kỹ thông tin, phóng viên viết bài đó đã phải xin lỗi doanh nghiệp vì những thiệt hại mà những thông tin thất thiệt đã gây ra cho họ.

Trước đó, vụ lợn gạo Bắc Ninh cũng đã từng làm giá thịt giảm thê thảm.

Những tin đồn tương tự, từ cả nguồn chính thống và phi chính thống xuất hiện không phải là... của hiếm: Khoai lang nhiễm chất độc da cam, Xoài có lõi nylon, hay nuôi cá rô phi bằng thuốc trừ sâu... Người chịu thiệt cuối cùng của hiệu ứng domino này là người nông dân, những người vốn đã đủ khốn khổ.

Mạng xã hội là một nguồn tin quan trọng cho báo chí hiện đại, nhưng dù gì, báo chí cũng cần có sự kiểm chứng độc lập. Em nghĩ: Tin đồn, là viên đank, giết người nông dân một cách nhanh chóng và dã man nhất.

Nhân vụ lợn gạo, sán gạo mấy ngày qua, em có một vài suy nghĩ nho nhỏ ạ.

3 nhận xét:

  1. Trong thời buổi công nghệ những lời đồn được nhanh chóng lanh nhanh dù cho thông tin từ cả nguồn chính thống và phi chính thống xuất hiện, đặc biệt những thông tin giật gân, những thông tin càng hót thì tốc độ nó lan nhanh hơn cả,vì vậy người dân cần phải nên là người tiêu dùng thông minh lựa chon những thông tin phù hợp và đáng tin nhất.

    Trả lờiXóa
  2. Đừng tiếp tục chứng minh "nhỏ không học lớn lên làm nhà báo" nữa hỡi các anh chị lều báo thân thương, nếu có hết việc làm thì đi làm từ thiện như Phan Anh để tu tâm tích đức chứ đừng có sử dụng mạng xã hội để giật title câu like, người dân đã đổ biết bao công sức vào vụ mùa, vào đàn gia súc, chỉ vì vài lời không có căn cứ của các anh mà làm cho người dân điêu đứng, thật đúng là làm nghề không có tâm thì đừng mong được sự coi trọng từ người khác.

    Trả lờiXóa
  3. Mạng xã hội đã mang lại rất nhiều lợi ích; tuy nhiên nó cũng làm phiền hà rất nhiều người; nếu không muốn nói là đã đẩy nhiều người xuống vực thẳm từ thông tin của các bài viết không xác thực, không được kiểm chứng; làm hoang mang dư luận; thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc và xử lý nghiêm khắc các trường hợp đưa tin không chính xác.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog