Chia sẻ

Tre Làng

Những sự thật xã hội Mỹ

Bài của chị Nguyễn Thị Thúy Quỳnh

Mọi người thấy tôi viết facebook ít kể chuyện xã hội bên này, thi thoảng có kể thì toàn kể xấu. Cơ bản cũng là không biết bắt đầu từ đâu để kể. Mà viết cho ngọn ngành chắc sẽ khá dài.

Mấy hôm trước có gia đình "đồng chí" Hoàng Dũng "học zả đấu tranh zân chủ nhân quyền" mới qua Mỹ, giờ đc vài tuần, diện "nhân đạo" hay tỵ nạn gì đó (ai quan tâm google) cô vợ có viết trên facbook sang đây vì "phù hợp", sang đây sẽ tìm việc lao động chân tay. Đi đường nhầm vào sân một nhà gì đó bị "mắng" và khi đi ăn kem tại một nhà hàng thì được chủ cho thêm và lấy đó làm rất mực cảm động xã hội tư bản. Hoàng Dũng chắc 2 vọ chồng đều tốt nghiệp đại học, anh ngữ chỉ ở mức cơ bản (nên mới qua xác định lao động chân tay). Ở Vietnam đấu tranh dân chủ mà được qua thì đầu óc cũng là dạng khôn lanh thức thời hiểu biết xã hội, tự nhận thức được bản thân. Chi tiết này là áp dụng ngay cả so với xã hội bên này (Mỹ) chứ không phải ở Vietnam là hiểu biết xã hội còn sang Mỹ thì ra kiểu dân tộc miền núi là bình thường.

Lấy xuất phát điểm là một người mới tới Mỹ định cư mà không hề có họ hàng hay người thân nào ở đây sẽ gặp 2 khía cạnh:

1. Nhận biết xã hội, kỳ thị xã hội

Cách đây 20 đến 30 năm, mấy người có vị trí hiểu biết xã hội ở Vietnam qua Mỹ (vượt biên hoặc bảo lãnh) tới Mỹ họ không hiểu biết về xã hội bên này (nên cư xử của họ kiểu như dân tộc miền núi với người Mỹ) tôi cho là họ vẫn sống ổn, tuy nhiên tới thời điểm này thì không. 

Vấn đề then chốt ở chỗ xã hội Mỹ hiện nay kỳ thị người nhập cư là phổ biến tràn lan, không như trước kia, người nhập cư đc chào đón và tiếp đãi nồng hậu ở khắp mọi nơi khi mới tới.
Kỳ thị phổ biến, tuy nhiên vấn đề lại là bản thân người mới tới đó (ví dụ là mình) có nhận biết được điều đó không. Nếu là kém Anh ngữ hoặc đầu óc từ bé tới lớn tôn thờ xã hội tư bản, nghĩ nó là tuyệt đỉnh nhân văn, đấu tranh áp bức xã hội ở Vietnam mong Vietnam được như Mỹ ...thì khả năng nhận biết kỳ thị này là không hoặc sẽ rất kém. Nếu ở Vietnam thì điều này chẳng ảnh hưởng gì, tuy nhiên khi tới Mỹ thì khác. Kèm với đó sẽ là hậu quả kém nhận biết về "bản thân mới, bản ngã mới" khi ra ngoài giao tế nhiều hành vi ngoài xã hội không hiểu, mù nhận biết ....Điều này sẽ dẫn tới đầu óc bị căng thẳng, trầm cảm. Để tìm bù đắp thì sẽ trở nên automatic liên lạc trở lại tình hình Vietnam và nhìn nhận bày tỏ ngày càng cực đoan, sai lệch và không chính xác theo kiểu vô học. (ví dụ nhóm cờ vàng, nhóm Đào Minh Quân..vvv). Rồi do không hòa nhập được với xã hội bên này thì sinh hoạt đời thường, đồ ăn ..vẫn giữ thói quen và củng cố y như ở Vietnam (dễ gặp nhất nhóm người Vietnam bên Cali, cánh đi theo diện vượt biển bảo lãnh).

2. Về điều kiện vật chất.

Ai cũng biết, xã hội bên này thừa mứa vật chất. Do vậy bạn đi đâu đó, được cho đồ ăn, hoặc trẻ con đc cho đồ chơi là một điều hết sức bình thường. Mỗi lần trẻ con đi khám bệnh đều được y tá, bá sĩ cho kẹo bánh đồ chơi. Trẻ con học ở trường thì hàng ngày được giáo viên thưởng kẹo bánh đồ chơi đồ dùng các kiểu (tất nhiên là nếu ngoan, học giỏi, như gái lớn nhà tôi hôm nào đi học về hầu như có kẹo, ảnh kèm stt này cái giỏ xanh giai thứ 2 nhà tôi cầm là đồ chơi chị lớn đc thưởng từ trường mang về). Hàng tuần, các nhà thờ họ phát tờ rơi dán tận cửa mời tới họ phát túi đồ ăn miễn phí ăn đc cả tháng (thường là đồ hộp). Các dịp đầu năm học, giáng sinh, năm mới hay ngày lễ thì tới nhà thờ còn đc phát miễn phí đồ chơi đồ dùng sinh hoạt gia đình, đồ dùng học tập cho trẻ con... Ngoài ra cũng khá thường xuyên có những xe tải chở đồ tươi sống, thực phẩm tới tận khu nhà (thường là khu nghèo) phát miễn phí.

Thùng rác chung của khu tập thể thì sẽ thấy khá nhiều đồ dùng nội thất còn mới đẹp, dùng đc bị vứt. (một phần do thói quen thường xuyên chuyển nhà của dân nói chung). Như nhà tôi 3 năm đầu tới đây ở 1 khu tập thể, hàng xóm toàn thấy trụ đc 6 tháng là chuyển.

Nếu vẫn giữ những thái độ tôn thờ xã hội tư bản thì sẽ không hiểu được tổng quan tất cả những chi tiết này. Nếu kiểu dạng khôn vặt, có đủ "lý lẽ" có thể tới nhà thờ nhận đồ ăn miễn phí để tiết kiệm tiền bạc (có thể tiết kiệm đc cả tháng lâu dài tiền ăn, tính ra tiền vn cũng khá nhiều đấy. Ví dụ gia đinh 4 người phải tiết kiệm được tầm 300, 400$/ tháng).

Sự thật cho các chi tiết này là xã hội bên này số đông là bất an, người trung tuổi, người già đơn thân, mẹ đơn thân ..chi tiêu không đủ sống là đa số. (1/5 dân số diện nghèo..nói chung vụ này có báo chí nói rõ hết). Việc thuê nhà chuyển nhà bao giờ cũng gắn với những đổ vỡ gia đình. 4 năm tới đây, tôi chứng kiến cảnh sát tới can thiệp hàng xóm vợ chồng xô xát là khá thường xuyên. Khu tập thể rộng cỡ cả ngàn hộ mà rất ít trẻ con đi học tiểu học, tầm hơn chục bé, cũng thay đổi khá thường xuyên luôn. Do phải đưa đón con từ nhà qua chỗ xe bus (cách nhà vài chục mét) nên tôi khá rõ hoàn cảnh mấy người có con đi học. (trung học bọn trẻ tự đi học và đợi xe bus vào giờ khác). 2/3 mấy bạn đi học tiểu học cùng gái lớn nhà tôi là chỉ có mẹ, không có bố (nhiều bả cặp bồ lung tung trình diện ngay đoạn chỗ xe bus đón con).

Có hẳn một kênh truyền hình bên này luôn quay trực tiếp một ngày 2 trường hợp kiện cáo nhận con liên quan đến xét nghiệm ADN đầy đủ các tình cảnh (khá thường xuyên là cảnh bà mẹ không biết cha con mình là ai song kiện nhầm) đủ thấy xã hộ phổ biến tình huống rạn nứt kinh hãi này như thế nào.

Để nói về thái độ với tiền bạc vật chất, Mỹ hay tư bản gì cũng khốc liệt và coi trọng tiền bạc y như Vietnam. Khác là ở Vietnam thái độ coi trọng tiền bạc là kệch cỡm trọc phú ra mặt coi thường người nghèo của đám giàu. Người nghèo cũng quá lụy vin vào thèm khát tiền bạc vật chất để tráo đổi cuộc sống và tội phạm hình sự đa số là từ mâu thuẫn đơn giản quanh mấy chi tiết này.

Còn bên này, thái độ coi trọng tiền bạc là tinh tế và về mặt tự ý thức nhiều hơn.

Có điểm rất giống giữa xã hội Vietnam và Mỹ là nếu nghĩ tới chuyện tiền bạc kinh tế thì hầu như 99,9% không ai muốn sinh nhiều con hết. Bên này gia đình có con phúc lợi xã hội hoàn hảo nếu như họ thu nhập thấp, được miễn thuế, hoàn thuế, chính phủ cấp tiền mua thực phẩm free (food stamp) miễn phí y tế, đi học thì cũng free nhưng do cơ cấu xã hội tiền gửi trẻ so với thu nhập là cực kỳ cao nên nếu sinh con, phụ nữ bên này sẽ vất vả hơn Vietnam nhiều còn vì nhiều lý do khác như gắn kết gia đình kém, lập gia đình đa số là xa hẳn so với gia đình nội ngoại (52 tiểu bang trong nước Mỹ đủ hiểu) nên việc gửi ông bà nội ngoại là rất hiếm. Giao tế dịch vụ xã hội là chính xác đúng giờ từng li nếu không là mất việc mất tiền nên tội phạm hình sự trong xã hộ đa số từ những chi tiết "kinh dị" về chăm sóc nuôi con (bỏ đói, hành hạ con, ví dụ vô số) hoặc những mâu thuẫn dạng "siêu cá nhân" ví dụ xả súng trường học. Thành phố tôi ở năm ngoái có vụ giết người hàng loạt (4 người chết) là một cậu dùng súng bắn ngẫu nhiên người không quen biết trên đường cậu ta gặp.

Mấy người sống tại các nước tư bản do kết hôn hoặc do có trình độ cao kiểu du học song ở lại hoàn toàn khác và khó nhìn nhận trực tiếp khía cạnh này vì bản thân họ 99% là sẽ automatic theo vòng đua xã hội vì họ có đủ khả năng để đua, cả hai vợ chồng sẽ cùng đi kiếm tiền và đẻ từ 1 đến 2 con là thôi hẳn (so vậy vì tôi đẻ tới 4 đứa).

Ai qua bên này được đối xử nhân văn tôi không biết chứ gia đình tôi thì gặp rất nhiều chuyện kỳ thị từ ngoài xã hội, bệnh viện tới trường học của con (đã viết stt) thì còn gặp mấy kiểu "cư xử không sạch kiểu lạnh te" nhằm tiền bạc nhé. 

Hồi đầu là khi tôi mới đến tính không đẻ mà đi học đi làm nên tôi đi đăng ký học tiếng Anh ở nhà thờ. Rõ ràng là free toàn bộ mà bị cô đăng ký ở đây đòi 50$ tiền giấy nước. Tôi cũng gớm bắt cô ý ghi hẳn ra giấy rồi đi tới chỗ tổ chức đó hỏi cụ thể. Vụ thứ 2 là bị "ăn chặn" tiền thuê nhà. Chỗ đó nhà tôi ở từ lúc mới tới đc 3 năm, tháng nào cũng đóng sớm đầy đủ mà tự nhiên bị đuổi. Tháng phải chuyển đó chồng tôi đóng trước ngày 1 thì ngày 4 tìm được nhà thuê mới. Lúc đóng đã nói miệng trước là nếu tìm được nhà thì cho xin lại họ đồng ý. Sau tìm đc họ nẫng luôn, không trả còn to mồm dọa cảnh sát (tưởng nhà tôi dân ngu không biết gì về luật). Chồng tôi nhanh trí phong tỏa tài khoản thì bị trừ vào tiền đóng cọc từ lúc mới thuê (cuối cùng là bị mất chừng 400$).

Kể để thấy là tới thời điểm này, dân Vietnam mà qua tư bản sống khó khăn hơn nhiều và không có kiểu hồn nhiên hoang dại cơ hội mà sống được tại đây đường chính. Để có thể bén rễ con cái được tỵ nạn giáo dục học hành sẽ thành đạt này nọ cũng đều là rất khó (như trước kia là dễ dàng).

***
P/s sẽ viết tiếp phần 2 về xã hội bên này vì còn một số chuyện chưa kể hết

1 nhận xét:

  1. Như vậy mới thấy thực tế tại nước Mỹ; không phải cứ tị nạn tại Mỹ là có cuộc sống đàng hoàng đâu; để có được cuộc sống nơi xứ người còn biết bao gian nan vất vả và đâu có được tự do như ở Việt Nam; sống mà như đang bị đày ải vậy; mong cho những người có tư tưởng ra nước ngoài tị nạn hãy đọc bài viết này.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog