Chia sẻ

Tre Làng

Về ông Paul Doumer và vài mưu hèn kế bẩn ở Việt Nam


Trong số những người Pháp xâm lược Việt Nam, ông Paul Doumer sinh năm1857 (Ảnh nhỏ xinh góc trên bên phải)  là một trong những cái tên được nhắc nhiều nhất. Mặc dù tốt nghiệp cử nhân Toán, đi dạy học một thời gian ngắn rồi ra làm báo, nhưng tư duy tài chính của ông này ảnh hưởng rất nhiều đến lịch sử Việt Nam, vì ông ta là Toàn quyền Đông Dương từ năm 1897-1902.

Không phủ nhận rằng người Pháp đã xây dựng ở Việt Nam rất nhiều công trình, nhưng đó là sự đầu tư để thu lãi chứ chẳng tử tế gì. Dưới thời Doumer cơ sở hạ tầng thêm được nhiều nhưng sự bóc lột cũng đỉnh cao, ông ta thực hiện chủ trương không đem từ Pháp sang một xu nào hết, khai thác tài nguyên thuộc địa rồi phần lớn mang về còn đâu nuôi những người thuộc địa và tiếp tục mở rộng sự khai thác, giống mấy anh chị đa cấp bẩn bây giờ vậy, đa cấp xịn lại đã ngon. Ông cho xây cái nhà đèn nho nhỏ nhưng cũng làm cho kinh kỳ sáng hơn vào ban đêm, lại xây mấy cái cầu trong đó cái lớn nhất Đông Dương vinh dự mang tên ông, lập nhiều đồn điền, đồng tình kiến nghị của bác sĩ Yersin lập thành phố Đà Lạt, mở rộng thêm hệ thống đường sắt...

Cùng với đó là đẳng cấp star bòn rút thuộc địa. Nắm quyền vài tuần lễ, ông ta tung ra một cơn mưa các loại thuế: Tăng thuế thân và thuế địa ốc, thuế đăng ký sắc phong của các quan, diêm, quế, giấy có đóng dấu, muối, rượu, thuyền trên sông, thuốc lào, cau, củi, cả rơm rạ để lợp những căn lều tranh cũng đóng thuế... Chưa đủ, ở quê ông cấm hút thuốc phiện nhưng ở Annam ông cho chúng mày lê tê phê thoải con gà mái để ông còn đánh thuế, đó mới là miếng mỡ béo nhất. Tính đến năm 1900 lợi nhuận Pháp thu được từ thuốc phiện chiếm hơn nửa số tiền thu nhập của toàn Đông Dương.

Thêm một vài mưu hèn kế bẩn nữa, cho nó sạch sành sanh. Ví như không tăng thuế đất, thuế ruộng, nhưng điều chỉnh lại hạng điền và hạng thổ, thế là đang đóng thuế hạng này được hân hạnh lên hạng thuế cao hơn. Ông giữ nguyên thuế trên mỗi mẫu đất, nhưng ngày trước quy định mỗi mẫu gần 5.000m2, giờ ông quy định mỗi mẫu 3.600m2, địa chủ cũng khóc. Thỉnh thoảng lại nổi lên vài cuộc chống đối, ông cho mạnh tay giết. Trong bức thư của một viên đại úy gửi về nước ngày 1/1/1898 có đoạn: "Quân ta cho chặt và bêu 54 cái đầu, vài ngày tiếp theo hành hình 200 người An Nam, trong số đó có mấy thằng oắt con 14 tuổi, với cái tội làm rối giấc ngủ của những vị quan của chúng ta".

Hậu quả là khi Paul Doumer hoàn thành nhiệm vụ, hân hoan về nước, cũng là lúc chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra, Việt Nam đã không còn tí của nả nào lại còn phải cung cấp người đi bắn nhau với nước Đức để cho nước Pháp vẻ vang. Paul Doumer bấy giờ không quan tâm Việt Nam nữa, nhà sử học Charles Fourniau nhận xét: “Đông Dương là nơi Doumer muốn dùng làm điểm tựa để lấy sức bật lên đỉnh cao quyền lực của nhà nước”. Khi ấy ông đang bận làm Chủ tịch Hạ viện, Bộ trưởng bộ Tài chính, Chủ tịch Thượng nghị viện. Rồi ông làm Tổng thống Pháp được 1 năm thì bị một người Nga lưu vong ám sát.

Ông chết sáng ngày 7/5/1932, cũng vào ngày này 22 năm sau quân Pháp phải trải qua thảm họa lịch sử tại Điện Biên Phủ. Năm 1954 ấy, trên cây cầu mang tên ông - cầu Doumer tức cầu Long Biên bây giờ, một bên là những người lính viễn chinh Pháp cuối cùng phải rút quân, bên kia là những người Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội.

@Trần Nhật Giáp 

2 nhận xét:

  1. Nỗi đau, sự mất mát trong những năm tháng đô hộ của thực dân Pháp trên đất An Nam thế là đã đủ vạch trần bộ mặt hèn hạ của đám tự xưng là dân chủ, tự do. Pháp luôn cho rằng khia hóa văn minh nhưng thực chất là mở rộng thị trường, đi bóc lột nhân công một cách rẻ mạt. Không phủ nhận rằng Pháp đã xây dựng rất nhiều công trình, rất nhiều kiến trúc mang màu sắc đến bây giờ, nhưng những gì chúng bóc lột của ta là vô tận. Cần để thế hệ sau, sau nữa, sau mãi thấy được bản chất của những tên tư bản hèn này.

    Trả lờiXóa
  2. Chúng ta không phủ nhận một điều là thực dan pháp đã để lại công trình kiến trúc vẫn còn lưu mãi đến giờ nhưng chúng ta không bao giờ quên được sự tàn bạo của chúng khi bóc lột người dân như thế nào trong những năm tháng chiến tranh

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog