Chia sẻ

Tre Làng

Hungary: EU sẽ là bên thua thiệt nếu cứ mãi trừng phạt Nga

Phụ tá cấp cao của Thủ tướng Hungary cho rằng EU càng trừng phạt Nga thì hiện trạng khối này càng thêm tồi tệ.

Một phụ tá cấp cao của Thủ tướng Hungary Viktor Orban ngày 23-6 nói rằng Liên minh châu Âu (EU) nên dừng các biện pháp trừng phạt Nga liên quan chiến dịch quân sự ở Ukraine và thay vào đó nên thúc đẩy một lệnh ngừng bắn và bắt đầu đàm phán.

Ông Balazs Orban, một phụ tá cấp cao của Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Ảnh: ORIGO

Theo hãng tin Reuters, phát biểu bên lề hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo EU sau khi Ukraine được trao tư cách ứng viên, quan chức trên cho rằng khối này càng áp đặt nhiều lệnh trừng phạt thì họ càng chịu tổn thất trong khi Nga vẫn có khả năng đương đầu.

“Cuối cùng, châu Âu sẽ là bên thua thiệt trong cuộc chiến này do các vấn đề kinh tế. Đề xuất của chúng tôi là chúng ta nên ngừng trừng phạt” – ông Balazs Orban nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn.

“Ngay lúc này những gì chúng ta đang trải qua là càng áp nhiều biện pháp trừng phạt thì hiện trạng của chúng ta ngày càng tồi tệ. Vậy còn người Nga? Chúng cũng gây tổn hại cho họ nhưng họ vẫn sống sót. Và điều tồi tệ hơn là chúng ảnh hưởng đến cả Ukraine” –ông Orban cho hay.

Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, EU đã nhất trí thông qua 6 gói trừng phạt, bao gồm đóng băng tài sản và cấm thị thực với các nhà tài phiệt và quan chức Nga, kiểm soát xuất khẩu, đóng băng tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga, loại một số ngân hàng khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT cũng như cấm nhập khẩu dầu mỏ và than đá Nga.

Nhưng một số quan chức cho rằng các nhà tài phiệt có thể sống mà không cần du thuyền hoặc biệt thự phương Tây của họ, họ có thể đã chuyển tài sản thanh khoản ra ngoài EU và các biện pháp kiểm soát xuất khẩu có thể bị Trung Quốc và các nước khác lách qua.

Họ nói rằng việc đóng băng dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga sẽ đỡ đau đớn hơn nhờ hàng tỉ USD Nga thu được mỗi ngày từ việc dầu và khí đốt của nước này tiếp tục được bán sang châu Âu. Một số quan chức cho biết một khi EU ngừng mua dầu của Nga vào năm tới, dầu thô của Moscow có thể được vận chuyển sang Trung Quốc hoặc Ấn Độ.

Một số quan chức châu Âu cho rằng các biện pháp trừng phạt sẽ cần thời gian để có tác động đầy đủ lên nền kinh tế Nga.

Tuy nhiên, ông Orban cho rằng EU nên thay đổi chiến thuật của mình.

“Chúng ta đã đi đến thời điểm cần nhận thức về chiến lược của mình sau 4 tháng. Chúng ta đã đạt được một số thành quả nhưng nếu tiếp tục như vậy, châu Âu sẽ đối mặt một kết cục tồi tệ. Vì thế, chúng ta phải nghĩ về một điều gì đó. Đàm phán, lệnh ngừng bắn, hòa bình, ngoại giao. Đó là giải pháp của chúng tôi” - quan chức Hungary nói.

Nguồn: Trung Quang

11 nhận xét:

  1. Trong quãng thời gian kể từ khi các lệnh trừng phạt được áp đặt vào năm 2014, Nga mất đi 50 tỷ USD, trong khi cũng trong khoảng thời gian đó, Liên minh châu Âu (EU) đã thiệt hại 240 tỷ USD. Đó là lời khẳng định của nhà lãnh đạo Nga trong chương trình “Trực tuyến với Vladimir Putin”.

    Trả lờiXóa
  2. Vấn đề kinh tế, Nga là nguồn cung nhiên liệu hàng đầu cho EU. Điều này đặc biệt quan trọng vì khối EU chỉ tự chủ được 13% nhu cầu nhiên liệu, còn lại phải nhập khẩu. Ước tính, EU nhập từ Nga tới 40% lượng khí đốt và 30% lượng dầu mỏ tiêu thụ. Giải pháp là EU tăng tỉ trọng nhiên liệu từ các nguồn cung khác như Mỹ và Trung Đông, tuy nhiên, điều này sẽ đẩy giá nhiên liệu trong khối tăng cao, gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân

    Trả lờiXóa
  3. Các lệnh trừng phạt của EU không chỉ khiến Nga mất nguồn thu mà cũng sẽ đẩy các doanh nghiệp của khối EU vào tình trạng khó khăn do mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nga, như dầu thô, khí đốt, lúa mì, sắt, nhôm, nikel, bạch kim... là đầu vào cho các ngành công nghiệp của châu Âu.

    Trả lờiXóa
  4. Cắt đứt quan hệ làm ăn với Nga sẽ làm gián đoạn chuỗi cung ứng, tăng giá thành sản phẩm, giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp châu Âu. Mỹ cũng tham gia trừng phạt Nga, tuy nhiên, những thiệt hại kinh tế của Mỹ có thể dễ dàng được bù đắp bằng việc tăng giá bán nhiên liệu cho chính châu Âu.

    Trả lờiXóa
  5. Trên thế giới đã và đang nổi lên những hệ thống thanh toán khác, cạnh tranh với SWIFT như CIPS của Trung Quốc và SPFS của Nga, Ấn Độ cũng đang muốn tự làm hệ thống cho riêng mình. Các ngân hàng Nga sẽ dễ dàng đổi sang một hệ thống khác, hoặc dùng song song các hệ thống.

    Trả lờiXóa
  6. việc được dùng để ép Nga cũng cho thấy SWIFT bị chi phối bởi các chính phủ phương Tây, do vậy sẽ thúc đẩy các ngân hàng trên thế giới chủ động tìm một giải pháp bổ sung - thay thế cho SWIFT. Nói cách khác, lệnh cấm này là một "món quà" cho những cường quốc như Nga - Trung - Ấn

    Trả lờiXóa
  7. Vấn đề nhập cư, cuộc khủng hoảng ở Ukraina có thể khiến cho 30% dân số (như trường hợp Iraq) - tức khoảng 10 triệu người rời bỏ đất nước, ùn ùn kéo sang EU, gây ra mất an ninh trật tự, tạo gánh nặng khổng lồ cho công tác an sinh xã hội. Đó là chưa kể, Ukraina có thể biến thành là "trạm trung chuyển" người tị nạn từ Trung Đông và Châu Phi vào EU.

    Trả lờiXóa
  8. Cản trở chính cho việc hợp tác kinh doanh [giữa Nga và Đức cũng như các doanh nghiệp châu Âu-PV] là vòng xoắn ốc trừng phạt rất nghiêm trọng được khởi xướng bởi Mỹ... Cuối cùng thì chính châu Âu phải trả các hóa đơn. Chúng tôi hiểu rằng, đây là những lợi ích kinh tế và người Mỹ sẽ không che giấu việc họ muốn quảng bá lợi ích của họ ở châu Âu, trước hết là kiềm chế Nga

    Trả lờiXóa
  9. Với các quyết định kéo dài lệnh trừng phạt Nga của EU, Bộ Ngoại giao Nga cho rằng việc gắn các biện pháp trừng phạt với việc giải quyết xung đột ở Đông Ukraine là gượng ép, không có cơ sở và thiếu logic. Đồng thời nhấn mạnh việc kéo dài trừng phạt chống Moscow sẽ càng khuyến khích Kiev vi phạm các điều khoản trong Thỏa thuận hòa bình Minsk.

    Trả lờiXóa
  10. Cho đến nay, các bên liên quan đến các lệnh trừng phạt đều đã hứng chịu hậu quả nặng nề. Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế Áo, các nước EU chịu những thiệt hại nặng nề hơn so với Nga. Nếu EU tiếp tục duy trì trừng phạt thương mại Nga sẽ dẫn đến một thực tế là Italy sẽ mất hơn 200.000 việc làm và kinh tế giảm 0,9%

    Trả lờiXóa
  11. Một tháng đã trôi qua kể từ ngày 1/8, khi Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ chính thức áp đặt Lệnh trừng phạt mở rộng chống lại Nga. Quãng thời gian này tuy chưa nhiều, song cũng đủ để các bên nếm trải những trái đắng.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog