Chia sẻ

Tre Làng

Nhà dzân chủ Nguyễn Đình Bổn và xanh đỏ tím vàng

Khoai@

Ảnh Biệt thự 49 Trần Hưng Đạo, Hà Nội chụp vào ngày hôm qua 14/3/2023

Hôm qua 14/4/2023, anh nhà văn kiêm nhà dzân chủ Nguyễn Đình Bổn viết status về việc trùng tu ngôi biệt thự Pháp cổ ở 49 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, với tựa đề "Diện mạo biệt thự Pháp cổ ở Hà Nội được chi hơn 14 tỉ để bảo tồn" nhằm khơi mào cho dư luận đặt dấu hỏi hoài nghi về con số 14,7 tỉ đồng trùng tu cho căn biệt thự Pháp cổ rộng 990 m2 và đi đến kết luận:

"Tôi không bao giờ tin các chuyên gia Pháp vùng Ile-de-France lại có con mắt "mỹ thuật" xanh đỏ tím vàng như vầy!".

Dĩ nhiên, đám con nhang đệ tử của anh lấy làm đắc chí và ra rả nói kháy chính quyền Hà Nội. 

Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Đình Bổn chỉ trích 1 đoạn của báo Thanh Niên, cũng không ngẫu nhiên mà Bổn nêu con số 14.7 tỉ đồng cho trùng tu căn biệt thự cùng với việc nói rằng, "đã hoàn thành tu bổ toàn bộ kiến trúc bên ngoài". Tất cả những điều đó là để ám chỉ việc trùng tu đó là quá đắt nếu như chỉ là sơn xanh đỏ tím vàng. 

Có lẽ về sự cần thiết phải trung tu các biệt thự Pháp cổ hay chuyện đắt hay rẻ tôi sẽ không bàn ở đây, vấn đề này nên để cho các nhà chuyên môn và cơ quan quản lý giải thích. Tôi chỉ bàn đến khía cạnh màu mè xanh đỏ, tím vàng như nhà dzân chủ Nguyễn Đình Bổn hoài nghi.

Theo như anh Nguyễn Đình Bổn đặt vấn đề thì có lẽ anh chỉ quen với những biệt thự Pháp cổ có màu chủ đạo là màu vàng, thậm chí là còn rêu mốc. Nếu thế, tôi thực sự thất vọng về trình độ nhận thức mỹ thuật của anh.

Thực tế, các biệt thự Pháp cổ tại Hà Nội hay đâu đó trên lãnh thổ Việt Nam đều có màu chủ đạo là màu vàng và màu nâu đỏ. Anh Nguyễn Đình Bổn có thể tìm kiếm trên Google hình ảnh hoặc vào tổng kho ảnh của nhà sưu tầm Nguyễn Mạnh Hải để thấy đó là sự thật. dưới đây là vài ví dụ:




Anh Nguyễn Đình Bổn là nhà văn thì hẳn nhiên anh phảo biết đến ngôi biệt thự Pháp cổ tại địa chỉ 26 Lê Lợi TP Huế. Biệt thự này nguyên là trụ sở của Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế. Vào năm ngoái, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu UBND TP Huế nghiên cứu phương án di dời ngôi biệt thự Pháp cổ tại địa chỉ 26 Lê Lợi, sang vị trí đối diện để bảo tồn công trình kiến trúc đặc sắc xanh đỏ tím vàng này. Mời anh đọc bài trên tờ Tổ Quốc có tựa "Diện mạo căn biệt thự Pháp cổ, nơi được tính phương án thuê "thần đèn" để di dời" của tác giả Lê Chung đăng ngày 14/3/2022 để biết chi tiết. Dưới đây là vài hình ảnh về biệt thự xanh đỏ tím vàng:







Trở lại với căn biệt thự Pháp cổ ở 49 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, những ai sống trên 30 năm ở quanh đây đều biết, màu trung tu chính là màu nguyên bản của căn biệt thự này. Trong bài "Nhiều ý kiến về màu sơn biệt thự Pháp cổ ở Hà Nội" phát trên VTV1 tối qua, người dân sống sát căn biệt thự trên (anh Lê Ngọc Thắng) khẳng định: "Như thế này là về hiện trạng cũ ban đầu, từ thời 30 năm anh về nó chưa đổ nát thì nó như thế này. Màu như này, cửa như này. Tất cả đều như này".

Kiến trúc sư Trần Huy Ánh cho biết, kế hoạch trùng tu, lựa chọn chất liệu, màu vôi đều đã được các tác giả và nhà kỹ thuật nghiên cứu công phu. Màu đỏ và vàng là màu sắc chủ đạo của các ngôi nhà Hà Nội trước những năm 70. Với màu đỏ có nguồn gốc từ khoáng chất tự nhiên, đất pouzelan từ những vùng trung du, nghiền sấy, phơi khô để ra màu đỏ. Ông Ánh nói: "Đây là công trình người Pháp đem đến, mẫu mã, hình thức từ châu Âu. Nguyên gốc gồm xây gạch và đá. Ở Hà Nội, người ta dùng gỗ vôi và kẻ những viên gạch, dùng màu đỏ này để mô phỏng màu đỏ của gạch, không trát. Đây là mô phỏng và chúng ta có cảm giác tương tự".

Về màu sắc sơn mới, KTS Trần Huy Ánh giải thích, do mới sơn và thời tiết ẩm những ngày qua khiến vôi cũng đậm màu hơn. "Chỉ cần nắng chiếu tương quan ánh sáng ngoài công trình đã khác đi. Các phản ứng hóa chất sẽ làm màu sơn nhạt đi chút ít và cây xanh vào nữa, màu sắc tương phản đều có dụng ý, tất cả đều có dụng ý kiến trúc", Kiến trúc sư Huy Ánh cho biết thêm.

Có lẽ sự khẳng định của người dân sống lâu bên cạnh căn biệt thự này và ý kiến của KTS Trần Huy Ánh đã nói lên tất cả. Theo tôi, anh Nguyễn Đình Bổn nên ngẫm lại câu mà các cụ nhà ta thường dạy: "Không biết, dựa cột mà nghe", hiểu nôm na là không biết, chưa biết thì đừng bi bô. 

10 nhận xét:

  1. Bài trên Dân Trí. CHia làm nhiều comment:
    Vụ biệt thự 49 Trần Hưng Đạo sơn màu mới gây tranh cãi: "Nhà Hà Nội học" Nguyễn Ngọc Tiến nói gì?
    Hà Tùng Long
    Thứ bảy, ngày 15/04/2023 13:01 PM (GMT+7)
    Aa Aa+
    Liên quan đến những ồn ào, tranh cãi trái chiều về màu sơn mới của ngôi biệt thự cũ kiểu Pháp ở số 49 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội... nhà "Hà Nội học" Nguyễn Ngọc Tiến đã có những chia sẻ với Dân Việt.

    Trả lờiXóa
  2. Chuyện biệt thự Pháp ở số 49 phố Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội tu bổ và sơn lại màu sơn đang gây tranh cãi. Nhiều người cho rằng màu sơn không phù hợp, làm sai lệch hình ảnh gốc. Ông nghĩ sao về điều này?

    - Thực ra không phải bây giờ mới xảy ra phàn nàn về những "tấm áo mới" khi trùng tu các công trình cũ. Năm 1992, Hà Nội trùng tu Tháp Rùa, người ta quét lớp vôi mới (không phải sơn), và ngay lập tức đã gây nên nhiều bàn tán xôn xao trong dư luận. Dư luận khi đó cho rằng, người ta bê một cái tháp ở đâu đó đặt vào Gò Rùa chứ không phải Tháp Rùa quen thuộc. Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha còn làm thơ: "Nhìn em phấn son thâm quầng khách sạn/ Tội nghiệp như mầu vôi mới Tháp Rùa". Nhưng rồi theo thời gian, nắng mưa đã làm cho lớp vôi mới cũ đi, Tháp Rùa lại có màu thời gian và không còn ai xì xào nữa.

    Trả lờiXóa
  3. Việc trùng tu lại một ngôi biệt thự cũ kiểu Pháp có nhất thiết phải sơn lại đúng màu sơn của bản gốc hay không, thưa ông?
    - Sơn màu như nguyên gốc hay tìm một mầu mới là do yêu cầu của chủ đầu tư. Tôi nghĩ chủ đầu tư cũng muốn màu như nguyên gốc.

    Trả lờiXóa
  4. Theo ông, yếu tố bắt buộc phải có khi phủ lại màu sơn cho biệt thự cũ này là gì? Việc nghiên cứu bản gốc nên được tiến hành như thế nào?
    - Tôi cho rằng, yếu tố bắt buộc khi trùng tu các công trình kiến trúc có giá trị là như nguyên gốc. Tôi được biết, việc tìm lại thiết kế công trình này không khó vì chắc chắn ở Trung tâm lưu trữ Quốc gia I vẫn còn lưu giữ hồ sơ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trùng tu lại các công trình từ thời xưa để lại thì các quan trọng nhất là màu sơn, vì đó là cái đầu tiên đập vào mắt người dùng, một ngôi nhà trăm năm mà một năm một màu sơn thì còn gì là bảo tồn nữa

      Xóa
  5. Có người cho rằng, biệt thự 49 Trần Hưng Đạo, Hà Nội về mặt kiến trúc vốn có chỉ là loại nhàng nhàng, có khả năng do một kiến trúc sư nhàng nhàng người Pháp thiết kế. Ông biết gì về lai lịch của biệt thự này?

    - Theo cuốn "Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20" của Nguyễn Văn Uẩn thì biệt thự này xây vào đầu thập niên 30, thế kỷ 20. Chắc chắn biệt thự 49 Trần Hưng Đạo do kiến trúc sư người Pháp thiết kế vì khóa kiến trúc đầu tiên (1927-1931) của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương chỉ có hai ông là Nguyễn Văn Ninh và Vũ Bá Dũng mở văn phòng. Nhưng hai ông đóng cửa sau 6 tháng hành nghề vì quyết định làm công công chức.

    Trả lờiXóa
  6. Khóa 1928-1933 có Nguyễn Cao Luyện và Hoàng Như Tiếp mở văn phòng ở đường Richaud-Borgnis Desbordes (nay là Quán Sứ-Tràng Thi) nhưng hai kiến trúc sư này không thiết kế biệt thự này. Theo sách "Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20" thì biệt thự này có lẽ là của nhà buôn Hàn Tính, ông này chuyên buôn bò. Xây xong cho bác sĩ Nguyễn Viêm Hải thuê mở phòng khám bệnh.

    Trả lờiXóa
  7. Điều nhiều người nói đến nhất đó là số tiền bỏ ra để trùng tu ngôi biệt thự cũ này tới 15 tỷ đồng. Họ cho đó là một sự lãng phí. Ông nghĩ sao về điều này?

    - Chúng ta luôn mong muốn gìn giữ những công trình cổ/cũ có giá trị về kiến trúc, lịch sử vì nó là tài sản của một địa phương hay quốc gia. Khi công trình xuống cấp, cần thiết phải trùng tu để bảo tồn, và trùng tu ắt phải tốn tiền thì lại cho lãng phí. Tôi nghĩ ở đây có sự mâu thuẫn.

    Trả lờiXóa
  8. Việc trùng tu các biệt thự cũ hiện nay thường vấp phải những ý kiến trái chiều. Theo ông, nguyên nhân là do đâu?

    - Những ý kiến trái chiều thường xảy ra khi trùng tu các biệt thự công nhưng nếu nhất nhất trùng tu theo bản gốc mà vẫn có ý kiến trái chiều thì cũng đành… chịu.

    Trả lờiXóa
  9. Vậy cần phải giải quyết vấn đề này như thế nào cho hài hòa để việc trùng tu hoặc sơn mới một biệt thự không gây tranh cãi ồn ào?

    - Khi trùng tu các công trình cổ/cũ nên theo nguyên gốc. Tôi biết ở Trung tâm lưu trữ Quốc gia I vẫn lưu giữ rất nhiều hồ sơ thiết kế, phối cảnh các biệt thự cũ ở Hà Nội. Nếu không còn hoặc không có hồ sơ gốc thì khi thiết kế xong nên tham khảo các nhà chuyên môn có uy tín, trưng bày bản vẽ, phối cảnh lấy ý kiến xã hội. Còn nếu đã trùng tu theo nguyên gốc, đã lấy ý kiến trong xã hội, tham khảo các nhà chuyên môn có uy tín mà vẫn còn phản biện, ý kiến trái chiều thì câu chuyện lại sang một hướng khác.

    Cảm ơn ông đã chia sẻ thông tin!

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog