Chia sẻ

Tre Làng

Hà Nội sẽ “xoá sổ” tuyến xe buýt BRT

Phó Chủ tịch Dương Đức Tuấn cho biết, Thành phố Hà Nội sẽ thay thế BRT Kim Mã - Yên Nghĩa bằng tuyến đường sắt đô thị số 11.

Mới đây, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có cuộc làm việc với UBND Tp.Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023.

Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội nêu vấn đề, liệu Thành phố có thực hiện quy hoạch 8 tuyến BRT còn lại hay không khi có nhiều ý kiến trái chiều? Nếu thực hiện thì cần rút kinh nghiệm điều gì khi hạ tầng BRT ảnh hưởng đến giao thông.

Ông Dương Đức Tuấn - Phó Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội cho biết, Thành phố đã nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải tích hợp trong quy hoạch hạ tầng kỹ thuật của Quy hoạch chung Thủ đô.

4 tuyến được bổ sung nâng tổng số tuyến đường sắt đô thị của thành phố lên 14, tổng chiều dài 550 km. Hệ thống đường sắt đô thị này sẽ là xương sống của giao thông đô thị, kết nối đường bộ, đường không và tương lai cả đường thủy.

Hà Nội đã ban hành Nghị quyết 04 năm 2017 với mục tiêu hạn chế xe máy ở các quận vào năm 2030. Tuy nhiên, sau 7 năm, việc thực thi nghị quyết đang gặp khó do tỉ lệ sử dụng phương tiện giao thông công cộng còn thấp. Các nghiên cứu cho thấy chỉ khi tỉ lệ vận tải phương tiện công cộng đạt 30-50% mới có thể tính đến việc hạn chế xe máy. Trong khi đó, tỉ lệ này ở Hà Nội hiện mới đạt 19,5%.

Tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa còn nhiều hạn chế.

Theo ông Tuấn, nếu Hà Nội hoàn thành đúng kế hoạch xây dựng 400 km đường sắt đến 2035 thì việc hạn chế xe máy mới khả thi.

Ông Tuấn cho biết BRT là tiền đề để chuẩn bị cho đường sắt đô thị. Theo quy hoạch chung Thủ đô năm 2011 và quy hoạch giao thông vận tải năm 2016, thành phố có 8 tuyến BRT nhưng hiện nay mới làm được 1. Nhưng tuyến BRT này tỏ ra rất hạn chế vì lấy 1/3 mặt cắt của trục xuyên tâm Giảng Võ-Láng Hạ-Lê Văn Lương làm đường ưu tiên.

Phó Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội cho hay thành phố sẽ thay thế BRT Kim Mã - Yên Nghĩa bằng tuyến đường sắt đô thị số 11.

Trước đó, tuyến BRT số 01 Kim Mã-Yên Nghĩa được đưa vào sử dụng tháng 12/2016 với tổng mức đầu tư trên 55 triệu USD (khoảng 1.100 tỷ đồng). Tuyến dài hơn 14 km, sử dụng 55 xe buýt loại 80 chỗ với giá hơn 5 tỷ đồng/xe.

Nguồn: Nguyễn Hữu Thắng/báo Người đưa tin

18 nhận xét:

  1. Việc phải đi bộ khá xa mới tới bến xe, tính kết nối giữa BRT với phương tiện công cộng khác còn kém cũng là nguyên nhân khiến người dân ngại sử dụng buýt nhanh. Trong khi đó, hiện mới có một tuyến BRT khiến việc phát triển hành khách trung thành cho loại phương tiện này khó khăn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng thế bác ạ. Tôi ở Hà Nội bao nhiêu năm rồi chưa bao giờ đi cái tuyến BRT ấy, cùng lắm thì thi thoảng đi mấy tuyến xe buýt truyền thống kia thôi. Tôi thấy bạn bè xung quanh cũng ít đi, người ta chủ yếu đi xe máy, đi grab, hoặc giờ tiện thì đi cao tốc trên cao.

      Xóa
  2. xét về mặt tâm lý, BRT vận hành thì chịu ảnh hưởng nhiều nhất là xe cá nhân do phải nhường đường nên loại phương tiện này khó tránh khỏi sự xét nét, phản đối. "Người dùng xe buýt chắc chắn không phản đối vì BRT thực sự là mô hình tiên tiến. Chừng nào tỷ lệ xe cá nhân vẫn là đa số thì rất khó để xe buýt chiếm được cảm tình"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tuyến xe buýt này đã tồn tại được khá nhiều năm nhưng chưa đạt được hiệu quả như mong đợi, bây giờ để không đó thì đúng là khá lãng phí cho diện tích đường giao thông của thành phố, thay thế bằng tuyến đường sắt đô thị mới là một ý kiến rất hiệu quả, vì tuyến đường sắt đô thị Hà Nội metro đang mang lại hiệu quả rất cao

      Xóa
  3. Theo đúng thiết kế BRT có dải phân cách cứng tách biệt với phương tiện khác, nhưng thực tế chỉ có vạch kẻ khiến làn riêng dễ bị xâm phạm, xe buýt không đảm bảo tốc độ, tất yếu dẫn đến mất lợi thế so với xe cá nhân, vì việc này làm được hay không phụ thuộc rất lớn vào ý thức của người dân

    Trả lờiXóa
  4. thời điểm hiện nay hạ tầng giao thông, quy mô dân số, phương tiện đã gấp đến vài lần, khiến BRT không bắt kịp và nhanh chóng xung đột với phương tiện cá nhân. Việc này biến tuyến BRT đầu tiên "trở thành tiền đề không tốt với sự phát triển BRT ở Hà Nội cũng như các thành phố khác"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trước đó tại đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Hà Nội cũng đưa ra phương án quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị và các tuyến tàu điện một ray trên địa bàn, tuyến đường sắt hiện tại đang làm việc khá hiệu quả trong việc hỗ trọ người dân di chuyển

      Xóa
  5. Giao thông các nước phát triển văn minh được vì họ thu phí phương tiện đi vào trung tâm thành phố hay vào trung tâm thành phố, phí đỗ xe chỉ những người có thu nhập cao mới có khả năng đi làm bằng phường tiện cá nhân. Một tuyến BRT và 1 tuyến Metro chẳng bao giờ hiệu quả. Muốn hiệu quả Hà Nội phải có hàng chục tuyến BRT và hàng chục tuyến Metro. Vậy nên chỉ nên chọn BRT hoặc metrp thoi. Mà tôi thấy Metro tối ưu hơn vì các phương tiền khác không đi vào được

    Trả lờiXóa
  6. tuyến BRT chỉ có tác dụng khi mà nó được giành riêng làn đường, kể cả khi không có bất kỳ bus BRT nào cũng không cho phép bất kỳ phương tiện nào khác được đi vào làn đường đó,nếu vi phạm điều kiện này thì chắc chắn không có hiệu quả và đầu tư trở nên lãng phí.

    Trả lờiXóa
  7. Theo tôi, nguyên nhân sâu xa của vấn đề thất bại của BRT nói riêng và giao thông công cộng nói chung là tổ chức không gian sống của người dân ở đô thị của ta không phù hợp;; lối đi cho đi bộ không có hoặc có nhưng rất khó khăn, không thuận nên rất nhiều người không muốn đi xe công cộng. Việc chuyển đổi qua Metro sẽ có tính khả thi hơn, nhưng vẫn cần phải nghiên cứu kỹ để tránh lãng phí

    Trả lờiXóa
  8. Mở buýt nhanh BRT tại tuyến đường hướng tâm quan trọng, với mặt cắt hẹp, và rất nhiều nhà cao tầng vây quanh. Tôi cho rằng, đây mới là nguyên nhân chính gây ra sự bức xúc của người dân với BRT trong suốt những năm qua. Nói một cách khác, việc lựa chọn địa điểm mở tuyến buýt nhanh BRT hoàn toàn không phù hợp.

    Trả lờiXóa
  9. Nhiều người tham gia giao thông mặc nhiên cọi đây như một làn đường bình thường để lưu thông. Đáng chú ý, vào các khung giờ cao điểm, ôtô lại lấn hết toàn bộ đường, khiến người đi xe máy chỉ còn mỗi làn BRT để đi.Chế tài xử phạt đối với các hành vi lấn làn của BRT chưa đủ răn đe

    Trả lờiXóa
  10. Cái sai trước nhất là quy hoạch đường Lê Văn Lương bị băm nát. Khi chọn tuyến đó làm BRT, chắc chắn đã có những cân nhắc rất kỹ. Nhưng người lựa chọn tuyến không thể tưởng tượng được quy hoạch lại có thể bị băm nát, triển khai làm chậm chạp và những ý tưởng kết nối thì đứt đoạn. Mong lần thay đổi này các cơ quan chức năng phải nghiên cứu đánh giá kỹ

    Trả lờiXóa
  11. Mình thấy làn BRT chưa thực sự phát huy được ưu điểm của mình, khi mà tần suất xe buýt chạy không nhiều, ảnh hưởng một phần đến khả năng lưu thông của các phương tiện vào giờ cao điểm. Giờ công dụng của làn BRT mà đa số mọi người thấy là để tài xế xe ôm công nghệ và người đi xe máy chạy cho nhanh, đỡ tắc

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng, xe buýt đi thì ít, xe máy đi lấn làn, chen chúc chẳng ra thể thống gì cả. Làn BRT sinh ra có như không vậy, ảnh hưởng tương đối tới giao thông đường bộ. Việc thay thế là cần thiết nhằm đổi mới phương thức vận chuyển cũng như làm thông thoáng hơn đường đi cho người dân

      Xóa
  12. Mùa Xuân23:19 16/4/24

    Sau 8 năm hoạt động thì tuyến BRT cũng gần như hoàn thành sứ mệnh của mình, việc thay thế bằng tuyến đường sắt đô thị là đã qua khảo sát của các chuyên gia đầu ngành mới áp dụng, tin rằng sẽ làm tốt việc trung chuyển người dân, giảm thiểu ách tắc giao thông một cách tối đa nhất có thể

    Trả lờiXóa
  13. Việc thay thế này chắc chắn đã được nghiên cứu kỹ càng rồi mới đưa đến đề suất, và nhìn vào tình hình thực tế hiện tại cũng có thể nhận ra những bất cập với tuyến bus BRT này. Số lượng người sử dụng xe máy, ô tô cá nhân ngày càng tăng thì việc phân làn riêng cho tuyến bus BRT rất bất tiện, không những làm tăng tình trạng ùn tắc giao thông mà còn việc chen, lấn làn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông rất cao. Vì vậy, phương án thay thế này khá hợp lý.

    Trả lờiXóa
  14. Thành phố ưu tiên xem xét bổ sung ba tuyến mới, gồm tuyến đi theo đường Lê Văn Lương để thay thế tuyến BRT trong tương lai, tuyến tại đô thị Bắc sông Hồng theo hướng song song tuyến số 4 và kết nối với khu vực Long Biên, Gia Lâm, tuyến dọc theo trục phía nam (kết nối đô thị trung tâm và các địa phương dọc trục phát triển phía nam với sân bay thứ hai khu vực phía nam).

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog