Chia sẻ

Tre Làng

Ấn Độ: Tỷ lệ mắc COVID-19 cao không tưởng, dân ngồi nhà 'chờ' dịch tới

(VTC News) - Trưởng văn phòng New York Times ở Ấn Độ chia sẻ cuộc sống ở anh khi phải sống trong cảnh COVID-19 lây lan chóng mặt với tỷ lệ lây nhiễm trên 30% tại New Delhi.

Những lò hỏa thiêu ở Ấn Độ những ngày qua luôn trong tình trạng quá tải, như thể một cuộc chiến vừa xảy ra. Lửa cháy suốt ngày đêm. Nhiều nơi tổ chức hỏa táng hàng chục người cùng một lực. Vào ban đêm tại một số khu vực của New Delhi, bầu trời rực sáng. Đau ốm, chết chóc ở khắp nơi. 

Cây viết Jeffrey Gettleman của NY Times hiện sống tại Ấn Độ cho biết hàng chục nhà trong xóm của anh có người ốm. Đồng nghiệp, giáo viên của con trai anh cũng bị ốm. 

"Tôi không biết làm thế nào mà lại nhiễm bệnh", một người bạn của Gettleman nói với anh khi đang điều trị trong bệnh viện. 

Một bệnh nhân COVID-19 chờ nhập viện ở Nam Delhi. (Ảnh: NYT)

Bạn của Gettleman không được nằm giường và loại thuốc mà anh này cần để điều trị hiện không có ở Ấn Độ. 

"Tôi đang ngồi trong nhà và "chờ" tới khi mình nhiễm bệnh. Đó là cảm giác lúc này ở New Delhi khi cuộc khủng hoảng COVID-19 tồi tệ nhất thế giới đang diễn ra xung quanh chúng tôi. Nó ở ngoài kia, tôi ở trong ngày. Tôi cảm thấy việc bị ốm chỉ còn là vấn đề thời gian", Gettleman chia sẻ. 

Hôm 28/4, Ấn Độ tiếp tục lập kỷ lục mới với thêm 360.960 ca mắc COVID-19 được ghi nhận. Đây là ngày thứ bảy liên tiếp nước này có trên 300.000 ca bệnh trong một ngày. 

Nhưng đó mới chỉ là con số thống kê. Các chuyên gia cho rằng số liệu thực còn nhiều hơn thế.

Sóng thần COVID-19 đang nhấn chìm New Delhi - thủ đô 20 triệu dân của Ấn Độ. Vài ngày trước, tỷ lệ nhiễm bệnh ở thành phố này chạm ngưỡng 36%. Tức là cứ ba người được xét nghiệm thì có hơn một người mắc COVID-19. Cách đây hơn một tháng, tỷ lệ này chỉ là 3%.

Dịch bệnh lây lan quá nhanh khiến các bệnh viện ngập trong biển người. Hàng nghìn người không được nhập viện. Thuốc sắp hết, oxy cũng chẳng thấy đâu. Người bệnh xếp thành hàng dài bên ngoài cổng bệnh viện. Số khác chật vật nằm ở nhà trong khi người thân của họ tuyệt vọng chạy vạy bình oxy để cầm cự. 

New Delhi đang áp lệnh phong tỏa, nhưng dịch bệnh vẫn hoành hành.

Những gì đang diễn ra ở Ấn Độ rất khác so với làn sóng COVID-19 đầu tiên vào năm 2020. 

Theo nghiệp báo ngót nghét 20 năm, Gettleman đi khắp các vùng chiến sợ. Anh từng bị bắt cóc ở Iraq và phải ngồi tù ở nhiều nơi. Nhưng dịch bệnh hiện tại đáng lo ngại theo một cách khác. 

Biến chủng B.1.167 đang lây lan tại Ấn Độ chứa “đột biến kép” có khả năng lây lan nhanh chóng, được xem là một trong những nguyên nhân khiến quốc gia Nam Á đối mặt với tình hình nghiêm trọng hiện nay. 

Bệnh nhân mắc COVID-19 thở oxy bên ngoài một ngôi đền ở New Delhi. (Ảnh: New York Times)

Nhiều người kỳ vọng tiêm chủng có thể phần nào xoa dịu tình hình. Nhưng chiến dịch này của Ấn Độ đang diễn ra chậm chạp. Một phần vì nhiều người không muốn tiêm sau khi được nghe về các trường hợp gặp tác dụng phụ hoặc vẫn mắc COVID-19 dù đã chích ngừa. 

Một số người nói với Gettleman họ tiêm đủ hai liều nhưng vẫn bị ốm nặng. 

Các bác sỹ ở Nam Delhi, nơi Gettleman sinh sống, cảnh báo với tình trạng quá tải như hiện tại, người dân sẽ nhận được ít hỗ trợ hơn so với làn sóng đầu tiên. Nhiều người vì thế lo sợ. Họ thậm chí không dám bước chân ra ngoài, như thể không khí có độc và hít vào sẽ bị bệnh. 

Các mô hình dự đoán cảnh báo số ca bệnh của Ấn Độ có thể tăng lên tới 500.000 trường hợp mỗi ngày và có thể có tới một triệu người chết vì COVID-19 vào tháng 8.

Gettleman cho rằng dịch bệnh sẽ không tàn phá như hiện tại nếu người dân thực sự ý thức được mối họa từ COVID-19. 

Hồi tháng 1 và tháng 2, khi lái xe qua các thị trấn miền Trung Ấn Độ, anh không thấy ai, kể cả cảnh sát đeo khẩu trang. 

"Nó giống như thể đất nước này đang tự nói với chính mình: Đừng lo lắng, chúng ta kiểm soát được tình hình dù làn sóng thứ hai khi đó đang chực chờ tấn công", Gettleman nói. 

Nhưng suy nghĩ đó đã thay đổi. 

Ở Ấn Độ cũng như nhiều nơi khác, người giàu có thể sẽ tránh được các cuộc khủng hoảng. Nhưng lần này thì khác. 

Một người bạn của Gettleman cố dùng mạng lưới quan hệ rộng của mình để giúp một người bạn khác đang hấp hối vì mắc COVID-19. Nhưng nỗ lực này không thành, bạn của Gettleman không thể kiếm nổi giường bệnh cho bạn mình. 

Những ngày này, Gettleman phải mạo hiểm ra đường để mua thức ăn vì không ai giao hàng. Anh đeo hai chiếc khẩu trang và giữ khoảng cách xa nhất có thể với người khác. 

Khoảng thời gian còn lại trong ngày, Gettleman ngồi lẳng lặng trong phòng khách. Qua khung cửa sổ vào những buổi chiều tĩnh lặng và nóng nực, Gettleman chỉ nghe được hai thứ tiếng: tiếng chim hót và tiếng còi xe cấp cứu. 

SONG HY (Nguồn: The New York Times)

11 nhận xét:

  1. Thảm thực sự! Mới đầu tháng tỉ lệ lây nhiễm mới chỉ 3% mà cuối tháng đã tăng lên 30%. Con số % được tăng lên gấp 10 lần. làm sao mà bệnh viện họ có thể kịp thời chống đỡ được khi mà tình hình trở nên đặc biệt nghiêm trọng chỉ trong 1 tháng như thế? Thế cũng chẳng lạ khi bênh nhân chẳng có giường mà nằm mà cũng chẳng có oxy mà thở

    Trả lờiXóa
  2. Đất nước thì đông dân mà nhận thức của phân đông dân cư lại khá là thấp ấy, minh chứng chính là việc cảnh sát phải sử dụng cả bạo lực thậm chí là quỳ xuống là cầu xin dân họ đeo khẩu trang nhưng cũng chỉ nhận lại được là thái độ cười cợt coi thường mà thôi, vậy nên tình hình xấu đến mức này cũng dễ hiểu mà thôi

    Trả lờiXóa
  3. Nhìn thấy hình ảnh bên đó mà thấy rợn cả người. Đến cả tầm có cả lò thêu tiêu chuẩn lẫn các bãi thiêu tập thể thì có thể thấy rằng số người tử vong chí có cách nhau theo số phút. Một đất nước có số dân đứng thứ 2 thế giới , nghe thì có vẻ đông mà chẳng biết được thì chẳng mấy chốc là số dân cũng cứ thể mà giảm dần vì chết theo dịch

    Trả lờiXóa
  4. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này theo tôi thì cũng là do phía bên lãnh đạo cũng đã sai khi mà đã tự tin tuyên bố rằng chiến thằng dịch bệnh vào khoảng tháng 1 2021 khiến cho người dân đã tự tin thái quá đâm ra mất cảnh giác rồi dẫn đến việc là dịch bệnh lại bùng phát và người dân lại trót quá thiếu cảnh giác nên nhiễm lúc nào không hay

    Trả lờiXóa
  5. Đúng kiểu họ còn sợ ra ngoài vì cảm giác bên ngoài không khí chỉ toàn là dịch bệnh ấy, họ sẽ ở yên trong nhà rồi đến một ngày phát bệnh họ cũng chẳng biết tại sao mình lại bị bệnh. thời điểm này có tiền cũng chưa chắc có cơ hội được khám và chữa bệnh đâu tại vì quá thiếu trang thiết bị phương tiện rồi

    Trả lờiXóa
  6. Thương tiếc cho đất nước anh em Ấn Độ, thương xót cho người dân của họ. Chính phủ họ lại ưu tiên thành lập trung tâm chống dịch bệnh chuyên điều trị cho gia đình và bản thân các lãnh đạo của họ, khác hẳn với các của Việt nam làm. Rồi họ cũng vô cùng chủ quan khi tuyên bố đã thằng được đại dịch, mọi điều đã khiến cho tình hình trở nên tồi tệ đến vậy

    Trả lờiXóa
  7. Nghe tỷ lệ nhiễm tới 30% mà thấy kinh hoàng quá. Bên Ấn giờ họ còn có các lò thiêu tiêu chuẩn rồi còn cả bãi thiêu tập thể vì số người chết đúng là chỉ các nhau theo phút thôi các bác ạ , quá đáng sợ. Giờ á kể cả có tiền cũng chẳng thể mua được vị trí nằm ở giường bệnh hay oxy cho người nhà thở luôn ấy, vô vọng thực sự

    Trả lờiXóa
  8. Với tình hình dịch bệnh gần như không thể kiểm soát được ở ấn độ thì tất cả những gì người dân có thể làm lúc này chỉ là chờ dịch đến mà thôi. Ở thời điểm này chính phủ ấn độ dường như cũng đã bất lực và khó xoay chuyển được tình thế này

    Trả lờiXóa
  9. Tình hình dịch bệnh hiện nay ở ấn độ đã nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ và người dân. Tất cả những gì hiện nay họ có thể làm là chờ dịch bệnh ập đến và có bệnh rồi cũng không thể làm gì hơn ngoài nằm nhà chờ chết

    Trả lờiXóa
  10. Không chỉ số ca mắc tăng kỉ lục mà số người chết cũng tăng lên không ngừng, thậm chí là không có chỗ chôn cất, hỏa táng. Đây là tình trạng đáng báo động và là bài học đắt giá cho bất kì quốc gia nào

    Trả lờiXóa
  11. Người dân Ấn Độ đã quá chủ quan và coi nhẹ dịch bệnh, nên mới như vậy

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog