Chia sẻ

Tre Làng

Chiêu trò “chia ghế vùng miền” trong bầu cử


Thời gian gần đây, hầu như mọi cặp mắt đều đổ dồn vào 4 vị lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam. Từ tuổi tác, trình độ, đến những cống hiến cho đất nước trong thời gian qua đều được mang ra mổ xẻ và tất nhiên, không thể thiếu thông tin về xuất thân, quê quán của lãnh đạo. Lợi dụng điểm này, BBC Tiếng Việt đã cập nhật dòng trạng thái “Không có Nam Bộ trong bốn vị trí cao nhất. Miền Nam ơi giờ này em ở đâu?”, đính kèm hình ảnh ông Phạm Minh Chính tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng.

Kể ra thì từ khi có đất nước, trải qua bao nhiêu đời vua chúa nhưng chúng ta không hề có sự phân chia vùng miền. Chỉ đến khi thực dân Pháp nhảy vào Việt Nam đô hộ, chia ra Bắc Kỳ – Trung Kỳ – Nam Kỳ để cai trị. Sau đó, đến đế quốc Mỹ chen chân xâm lược Việt Nam, vẽ ra vĩ tuyến 17 chia cắt hai miền thì mới hình thành tư duy phân chia vùng miền từ đó. Bao nhiêu xương máu của dân tộc đổ xuống mới có một đất nước hoàn chỉnh, núi liền núi, sông liền sông. Bác Hồ đã từng tuyên bố trước toàn dân và quốc tế rằng: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Đến ngày nay, khi đất nước đã hòa bình và đang trên đà phát triển vượt bậc thì chân lý về độc lập, tự do, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể hiện tinh thần đoàn kết cao độ của toàn dân tộc Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn. Đối với dân tộc Việt Nam, một quốc gia thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, đó là một giá trị hết sức thiêng liêng, được bảo vệ và giữ gìn. Chỉ có những con người không cùng chí hướng với đất nước, không phải là một phần của dân tộc Việt Nam, còn mang tư tưởng đế quốc, thực dân thì mới hy vọng chia rẽ Việt Nam bằng những luận điệu dơ bẩn, hèn mọn, lỗi thời mà thôi.

Ngay từ trước Đại hội XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra một số tiêu chuẩn khắt khe trong việc lựa chọn cán bộ. Đó phải là những người có đức, có tài, đầy đủ bản lĩnh, năng lực, nhiệt huyết, có năng lực sáng tạo, hành động kiên nhẫn, quyết liệt, trình độ lãnh đạo, quản lý và hoạt động thực tiễn có hiệu quả cao. Trong hàng loạt tiêu chuẩn cán bộ, lãnh đạo rất cụ thể đó, khồng hề có tiêu chuẩn vùng miền nào cả.

Nhìn ra các nước khác như Mỹ có 50 bang; Trung Quốc có 5 khu tự trị, 22 tỉnh, 4 thành phố trực thuộc trung ương, 2 đặc khu kinh tế nhưng có bao giờ bầu cử Quốc hội mà phân biệt vùng miền hay không? Việt Nam đã là một quốc gia thống nhất, người ở đồng bằng, miền núi, cao nguyên hay hải đảo xa xôi thì cũng là công dân Việt Nam, đều có quyền bình đẳng như nhau. Hơn nhau ở chỗ, ai đủ đức và tài thì ra giúp dân, giúp nước thôi. Miễn sao đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, diện mạo kinh tế thay đổi và vị thế đất nước đi lên thì cả trăm triệu người dân Việt Nam đều ủng hộ. Chứ cứ đưa đại một người miền Nam, hay một người miền Trung hoặc miền Bắc lên làm lãnh đạo thì chẳng khác nào mang đất nước ra chơi trò may rủi.

Luận điệu gây chia rẽ vùng miền của BBC Tiếng Việt.

Việc ông Nguyễn Phú Trọng, ông Vương Đình Huệ ,ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Phạm Minh Chính trở thành 4 người lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam, tất cả đều là sự lựa chọn của đồng chí, đồng bào trên cả nước. Hơn cả, đó là sự tin tưởng của nhân dân về những người lãnh đạo từng kinh qua nhiều vị trí công tác, có trình độ học vấn cao. Một người là tiên phong và đã rất thành công trong công cuộc phòng chống tham nhũng; một người từng có kinh nghiệm nghiên cứu giảng dạy, có nhiều sáng kiến phát triển kinh tế nói chung và Bộ tài chính nói riêng; một người từng khiến cả thế giới nể phục Việt Nam về cách ứng phó đại dịch Covid-19 và khiến người dân nhớ về một “Chính phủ kiến tạo và hành động” giữ được mức tăng trưởng cao; một người từng khiến Quảng Ninh thay da đổi thịt, chuyển từ “nâu” sang “xanh”, tham mưu cho Bộ Chính trị phân bổ cán bộ hợp lý, đúng tiêu chuẩn, đúng quy trình, hoàn thiện khung đánh giá các tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quy định nêu gương. Những con người vừa có đức, vừa có tài như vậy thì có cần thiết phải quan trọng người miền Nam hay người miền Bắc làm lãnh đạo hay không?

Thiết nghĩ, người miền nào làm lãnh đạo không quan trọng bằng người đó là ai và tâm huyết như thế nào với đất nước và nhân dân. Bởi lẽ, trước đây, Thủ tướng Phan Văn Khải, quê quán ở Củ Chi, TP.HCM nhưng dưới thời của ông, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh được đầu tư đáng kể. Nay ông Phạm Minh Chính giữ chức Thủ tướng thì BBC News Tiếng Việt lu loa “Miền Nam ơi giờ này em ở đâu?”, vậy chắc gì người gốc miền Nam làm Thủ tướng thì họ không kêu “Miền Trung, miền Bắc ơi, giờ em ở đâu?”. Nói thẳng ra, khi mà cả thế giới đặt nhiều niềm tin và kỳ vọng vào bộ máy lãnh đạo mới của Việt Nam và họ không có cái cớ gì để chống phá nữa nên mới lôi luận điệu “vùng miền” ra để kích động, chia rẽ lòng dân, chống phá sự thành công của Đại hội Đảng và kết quả bầu cử của Quốc hội.

Chuyên gia nghiên cứu về Châu Á-Thái Bình Dương thuộc Đại học Tổng hợp Charles (Cộng hòa Séc), Tiến sỹ Takashi Hosoda đã nhận định rằng: “Ban lãnh đạo mới của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những thành tựu hết sức ấn tượng của nhiệm kỳ trước để đưa đất nước phát triển mạnh mẽ, đồng thời góp phần đảm bảo hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực cũng như của thế giới”. Thế nên, BBC Tiếng Việt hãy thôi những luận điệu hèn mọn đi, đừng biến nơi bầu lãnh đạo Việt Nam thành nơi “chia ghế vùng miền” mà hãy để nơi bầu lãnh đạo chọn ra được những người tài giỏi nhất phục vụ đất nước và nhân dân.

2 nhận xét:

  1. Các vị trí chủ chốt ở Trung ương đều được lựa chọn, các đại biểu bầu ra theo tiêu chí năng lực, kinh nghiệm. Không thể tính yếu tố vùng miền vào đây như các trang mạng nói được. Không phải miền nào giỏi hơn miền nào mà chỉ là giữa các ứng cử viên ai phù hợp hơn ai mà thôi

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog