Chia sẻ

Tre Làng

Nóng: Sợ bị thâu tóm tài sản, con riêng bà Phương Hằng đề nghị không giám định tâm thần mẹ mình

Khoai@

Mới đây, Công an TP.HCM và VKSND TP.HCM đã nhận đơn từ ông Nguyễn Quang Tuấn, là con riêng của bà Nguyễn Phương Hằng với nội dung đề nghị không giám định tâm thần cho mẹ mình vì sợ bị thâu tóm tài sản. Tuy nhiên, không phải cứ đề nghị không giám định tâm thần với ai đó bởi các lý do mà người làm đơn nêu ra là được chấp nhận. Giám định tâm thần là một hoạt động tố tụng và nó phải được tiến hành theo quy định của pháp luật.

Lý do ông Tuấn viết đơn này là vì ông biết từ khi mẹ ông bị bắt tạm giam từ 24/3/2022 đến nay, ông Huỳnh Uy Dũng đã nhiều lần gửi đơn yêu cầu CQĐT, VKS trưng cầu giám định tâm thần đối với bà Nguyễn Phương Hằng. 

Ông Nguyễn Quang Tuấn cho rằng, ông Huỳnh Uy Dũng viết đề nghị giám định tâm thần đối với mẹ ông là để thâu tóm tài sản.

Theo ông Nguyễn Quang Tuấn, sức khỏe tinh thần của bà Hằng là hoàn toàn bình thường. Ông Tuấn cho biết, trong thời gian trước khi bị bắt, mẹ ông có uống thuốc điều trị bệnh cao huyết áp, bệnh rối loạn lipit, u xơ tử cung, rối loạn lo âu. Trong đó, bệnh rối loạn lo âu là một trong những bệnh lý về thần kinh nhưng không phải là loại bệnh lý làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, làm ảnh hưởng đến năng lực chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi livestream của mẹ ông. Việc uống thuốc điều trị rối loạn lo âu theo toa của bác sĩ không phải là căn cứ để giám định tình trạng tâm thần đối với mẹ ông mà cần phải đánh giá qua quá trình mẹ ông làm việc với CQĐT qua các buổi hỏi cung, làm việc có được tỉnh táo, bình thường hay không.

Trong đơn, ông Tuấn nghi ngờ việc giám định đối với mẹ mình không nhằm mục đích bảo lãnh và thu thập tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà có thể nhằm thực hiện âm mưu muốn kiểm soát, định đoạt toàn bộ đối với quyền tài sản, quyền quản lý phần vốn góp trong các doanh nghiệp của của mẹ ông. Ông Tuấn viết: "Việc này nếu diễn ra sẽ rất bất lợi cho mẹ tôi vì hiện tại, bà đang bị tạm giam, bị cách ly không được liên lạc với người thân, không được quyền kiểm soát đối với tài sản, vốn góp doanh nghiệp của mình…" và trong suốt 5 tháng kể từ khi bà Hằng bị bắt, ông Nguyễn Quang Tuấn đã nhiều lần xin ông Huỳnh Uy Dũng làm bảo lãnh nhưng ông Dũng từ chối không làm vì "đã thống nhất với một số người".

Cũng trong lá đơn này, ông Tuấn cho biết trước khi bị bắt, bà Phương Hằng cùng ông Dũng được cơ quan điều tra mời lên khuyên can dừng livestream nhưng đến khi về, ông Dũng không khuyên ngăn bà Hằng mà còn lên livestream trách móc cơ quan chức năng, ủng hộ bà Hằng làm tới cùng với tuyên bố kể cả bán hết tài sản và hi sinh mạng sống để ủng hộ, làm bà Phương Hằng tin tưởng, không những không dừng lại mà càng livestream nhiều hơn.

Người con riêng của bà Phương Hằng tỏ ra lo ngại rằng, "hồ sơ khám chữa bệnh tâm thần rất có thể bị làm giả như trường hợp bị phát hiện tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương".

Cuối cùng, ông Tuấn viết: "Tôi được biết thông tin ông Huỳnh Uy Dũng lấy lý do để bảo lãnh và muốn giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mẹ tôi để tiếp tục yêu cầu giám định tâm thần đối với mẹ tôi. Để không phát sinh những hậu quả phức tạp về vấn đề tài sản, quan hệ hôn nhân gia đình đối với mẹ tôi, tôi đề nghị không chấp nhận bất cứ yêu cầu của ai về việc giám định tâm thần đối với mẹ tôi là bị can Nguyễn Phương Hằng".

Với nội dung trình bày trong đơn, xem ra ông Nguyễn Quang Tuấn đã biết lo xa. 

Tuy nhiên, không phải cứ đề nghị không giám định tâm thần với ai đó bởi các lý do mà người làm đơn nêu ra là được chấp nhận. Giám định tâm thần là một hoạt động tố tụng và nó phải được tiến hành theo quy định của pháp luật.

Khoản 1 Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về "Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định", trong đó nêu rõ: Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định: "1. Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án".

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 447 Bộ luật Tố tụng hình sự về "Điều kiện và thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh" thì: "1. Khi có căn cứ cho rằng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 21 của Bộ luật Hình sự thì tuỳ từng giai đoạn tố tụng, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần".

Thêm nữa, tại Khoản 1 Điều 451 của Bộ luật này cũng quy định: "1. Sau khi thụ lý vụ án, nếu có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo không có năng lực trách nhiệm hình sự thì Tòa án trưng cầu giám định pháp y tâm thần".

Nói như thế để thấy việc ông Nguyễn Quang Tuấn làm đơn gửi đến Công an TP.HCM và VKSND TP.HCM để đề nghị không giám định tâm thần cho bà Nguyễn Phương Hằng là không có giá trị về mặt pháp lý.

2 nhận xét:

  1. Việc giám định pháp y tâm thần đã được quy định là một hoạt động tố tụng thì không phải cứ đệ đơn lên với lý do cá nhân là có thể ngưng việc giám định được. Nếu chỉ vì quan hệ hôn nhân gia đình hay quan hệ tài sản mà cho phép không giám định tâm thần thì chẳng khác gì không tôn trọng pháp luật

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đó là một hoạt động theo quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng, có quy định rõ trong bộ luật rồi, đơn kiến nghị là vì lí do cá nhân, đó cũng chỉ là một hình thức xem xét đề nghị còn có quyết định giám định hay không là do cơ quan tiến hành tố tụng

      Xóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog