Chia sẻ

Tre Làng

Chiêu trò xuyên tạc vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam

Làm nóng, thổi phồng những vụ việc liên quan đến tôn giáo, gán ghép, xuyên tạc chính sách tôn giáo của Nhà nước, chia rẽ đoàn kết dân tộc là thủ đoạn rất phổ biến của những thế lực, tay sai ngày đêm rình mò chống phá Việt Nam.

Chẳng hạn như bài viết “Tự do tôn giáo tại Việt Nam là như thế này ư?” đăng trên trang phản động Dân Làm báo mới đây. Bài viết lợi dụng kẻ phạm tội giết hại linh mục Trần Ngọc Thanh, việc chính quyền Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình ngăn cản buổi lễ trái phép, bóp méo dữ liệu thông tin, liên hệ đến các vụ giải tỏa Chùa Liên trì, việc một số mục sư chuyên hoạt động chống phá cực đoan cho rằng bị dân cư nơi cư trú sách nhiễu, đánh đồng cho đó là bằng cớ quy kết Việt Nam không có tự do tôn giáo.

Các ví dụ được nêu trong bài viết kiểu “chọn lọc”, trích dẫn hướng lái có chủ ý này đã cho thấy động cơ của kẻ viết bài. Tuy nhiên, có thể minh bạch ngay các ví dụ này một cách dễ dàng từ chính thông tin công khai trên báo chí trong nước, cụ thể như:

Đối với vụ việc Linh mục Trần Ngọc Thanh bị tên sát nhân Nguyễn Văn Kiên xông vào nhà thờ chém chết đã được cơ quan công an làm rõ. Nguyễn Văn Kiên khai với cơ quan công an: bản thân và gia đình Kiên theo đạo nhiều năm, Kiên năm nay đã 33 tuổi nhưng không lấy được vợ, cuộc sống bị đảo lộn, thường xuyên đau ốm. Kiên nghi ngờ cuộc sống bản thân bấp bênh là do “vong” đi theo quấy rối, làm hại. Do đó Kiên cho rằng chém linh mục Thanh sẽ có thể giải thoát cho mình. Việc làm này là do bản thân Kiên tự làm, không ai xúi giục, kích động. Như vậy, kẻ sát nhân chắc chắn sẽ lĩnh bản án thích đáng, không thể đánh đồng kẻ sát nhân này với thông tin trích dẫn có chủ ý lệch lạc, thêu dệt nhằm gắn “hàm ý” chính quyền đững sau xúi giục hay bao che cho kẻ thủ ác này được.

Đối với vụ việc Giáo xứ Vụ Bản, Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình: Vụ việc này sảy ra vào ngày 20/2/2022. Thời điểm đó tình hình dịch bệnh Covid – 19 đã diễn biến phức tạp… Hơn nữa, buổi sinh hoạt này không có trong Kế hoạch năm 2022 Giáo xứ Vụ Bản đã gửi UBND và đặc biệt là lại tổ chức tại địa điểm thờ tự, sinh hoạt tôn giáo xây dựng trái phép gây bức xúc trong nhân dân. Quá trình tìm hiểu, từ nhân chứng tại hiện trường cho biết sự việc hoàn toàn khác, không như những gì đăng tải trên MXH, các đối tượng cố tình đưa thông tin sai, bóp méo sự thật nhằm kích động, gây phản ứng gay gắt trong dư luận tín đồ Thiên chúa giáo nói riêng và quần chúng nhân dân nói chung.

Đối với một số vụ việc như khiếu kiện để xin lại, đòi lại đất, cơ sở thờ tự có liên quan đến tôn giáo đã giao cho Nhà nước quản lý; tình trạng lấn chiếm, hiến tặng, chuyển nhượng đất, thuyên chuyển, bổ nhiệm chức sắc tôn giáo, chia tách tổ chức; xây, sửa cơ sở thờ tự, đặt các biểu tượng tôn giáo và hoạt động tôn giáo ngoài khuôn viên cơ sở thờ tự trái pháp luật; nội bộ một số tổ chức tôn giáo có sự mất đoàn kết, có biểu hiện tranh giành lợi ích, quyền lực lãnh đạo, nhất là trước mỗi kỳ Đại hội; một số chức sắc, chức việc, nhà tu hành có biểu hiện sa sút đạo hạnh làm mất uy tín trong chức sắc, tín đồ tôn giáo, gây bức xúc, chia rẽ nội bộ… dẫn đến một vài hiện tượng, vụ việc, điểm nóng thu hút sự quan tâm dư luận, là một điều khó tránh. Trong xã hội, mâu thuẫn về lợi ích, khác nhau về nhận thức, bất đồng trong sinh hoạt tín ngưỡng,…dẫn đến va chạm, xử lý là không thể tránh được. Lợi dụng những vụ việc, khúc mắc, mâu thuẫn cá nhân, khiến kiện quyền lợi, đánh đồng, quy kết vấn đề đảm bảo hay không đảm báo tự do tôn giáo, là hết sức lố bịch.

Nhà nước Việt Nam trong thực hiện nhất quán quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mặt khác khẳng định Việt Nam không phân biệt đối xử giữa người có tín ngưỡng, tôn giáo; không phân biệt hay kỳ thị bất kỳ tôn giáo nào, dù là nội sinh hay truyền từ nước ngoài, tôn giáo đã ổn định hay mới được công nhận, miễn sao hoạt động của họ nằm trong khuôn khổ pháp luật. Dư luận của tuyệt đại bộ phận chức sắc, tín đồ cũng thừa nhận rằng, chính sách, pháp luật về tôn giáo của Nhà nước Việt Nam là đúng đắn, phù hợp, không có cản trở nào trong các hoạt động và sinh hoạt tôn giáo của họ. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.


15 nhận xét:

  1. mọi công dân Việt Nam đều có quyền theo hoặc không theo tôn giáo. Luật pháp cũng quy định cấm mọi hành động phân biệt, đối xử, kỳ thị tôn giáo. Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, tạo nên khối đại đoàn kết toàn dân, không nên chỉ vì những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù mà làm lung lay ý chí của khối đại đoàn kết

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quan Nguyen22:08 27/8/23

      Các đối tượng xấu đang tìm cách đánh lệch hướng suy nghĩ của người dân theo đạo, từ đó tạo cho họ tâm lý tôn giáo mà họ đang theo đang bị hạn chế hoạt động, phân biệt đối xử, nhưng thực chất những điều này đều là xuyên tạc giả mạo.

      Xóa
  2. những năm gần đây, lợi dụng sự phát triển mạnh mẽ trên lĩnh vực thông tin, truyền thông, một số đối tượng cực đoan trong các tôn giáo triệt để lợi dụng Internet, mạng xã hội để tán phát, chia sẻ nhiều tài liệu có nội dung vu cáo Đảng, Nhà nước "đàn áp tôn giáo"; công kích số chức sắc, tín đồ tôn giáo tiến bộ, yêu nước, tham gia các tổ chức chính trị - xã hội, mang đến những nguy cơ tiềm ẩn cho tôn giáo ở Việt Nam

    Trả lờiXóa
  3. Rất cần thiết phải lên tiếng bảo vệ sự thật, bảo vệ lẽ phải, tái khẳng định chính sách đúng đắn cũng như những thành tựu mà đất nước ta đã đạt được trong việc bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.

    Trả lờiXóa
  4. Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay khá sôi động, đa dạng với nhiều hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, nhiều tổ chức tôn giáo và mô hình tổ chức tôn giáo. Trong xu thế phát triển của đất nước và xu thế chung của thời đại, các tôn giáo tại Việt Nam luôn được tạo điều kiện hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đến năm 2021, Nhà nước ta đã công nhận 43 tổ chức tôn giáo, khoảng 27 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước. Đảng ta từ khi lãnh đạo cách mạng đã luôn thực hiện nhất quán chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Trong từng giai đoạn cách mạng của đất nước, Đảng đã ban hành chủ trương, chính sách, pháp luật phù hợp, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của nhân dân, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo để xây dựng và phát triển đất nước

      Xóa
  5. Những đánh giá ấy chẳng những không phản ánh đúng bản chất tình hình mà thậm chí cố tình phớt lờ những thành tựu của Việt Nam trong tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Thực chất đây không chỉ là những nhận thức sai lệch, mà xuất phát từ âm mưu, mục đích chính trị, nhằm lợi dụng vấn đề tự do tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước ta và chính quyền các cấp.

    Trả lờiXóa
  6. Ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, quyền tự do tôn giáo đều phải diễn ra trong khuôn khổ pháp luật, chứ không thể có sự tự do vô chính phủ, tự do vô nguyên tắc. Và dĩ nhiên, ở Việt Nam cũng vậy!

    Trả lờiXóa
  7. Phải khẳng định chắc chắn rằng, ở Việt Nam hoàn toàn không có cái gọi là đàn áp tôn giáo. Những luận điệu xuyên tạc, vu cáo chỉ là chiêu trò mà các thế lực thù địch lợi dụng, sử dụng để nhằm phục vụ âm mưu chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  8. Thông qua các cơ chế và diễn đàn song phương, đa phương, khu vực và quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc, có một sự thật rõ ràng đang được thừa nhận, đó là Việt Nam đang tích cực cùng các quốc gia khác trên thế giới đấu tranh bảo vệ, phát huy các nguyên tắc, nội dung tiến bộ về tự do tôn giáo, và vẫn sẽ kiên trì bảo vệ lẽ phải trong lĩnh vực này.

    Trả lờiXóa
  9. Chính sách nhất quán, những nỗ lực của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân được khẳng định trên nguyên tắc Hiến định tại các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013. Chưa bao giờ các tôn giáo có điều kiện hoạt động thuận lợi như hiện nay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Song, thế lực xấu chưa bao giờ từ bỏ âm mưu “diễn biến hòa bình”, lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, móc nối với số bất mãn chế độ, có tư tưởng định kiến với Đảng, Nhà nước ta, xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo.

      Xóa
  10. Đảng, Nhà nước Việt Nam khẳng định: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc, đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, các tôn giáo cùng tồn tại trong lòng dân tộc và bình đẳng trước pháp luật

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngay sau khi nước nhà độc lập, ngày 03/9/1945, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ tuyên bố “tín ngưỡng, tự do và lương - giáo đoàn kết”. Quan điểm tư tưởng đó được Đảng, Nhà nước ta thể chế bằng các văn bản pháp luật, để quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ và bảo đảm ngay trên thực tế.

      Xóa
  11. Với sự nỗ lực của Việt Nam trong việc hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo, tình hình đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng phong phú, đa dạng, số lượng chức sắc, người theo đạo, cơ sở thờ tự ngày càng tăng. Qua thống kê cho thấy, năm 2003, cả nước có 6 tôn giáo 15 tổ chức, với 17 triệu người có đạo, khoảng 20 nghìn cơ sở thờ tự; 34 nghìn chức sắc, 78 nghìn chức việc. Năm 2022, chính quyền đã công nhận 43 tổ chức, thuộc 16 tôn giáo khác nhau, với trên 27,2 triệu người có đạo, trên 53 nghìn chức sắc, khoảng 148 nghìn chức việc, 29.718 cơ sở thờ tự. Số lượng chức sắc, chức việc trong tổ chức tôn giáo có vai trò quan trọng trong tổ chức Giáo hội, là người thụ hưởng chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo…

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog