Chia sẻ

Tre Làng

Nguyễn Huy Vũ bóp méo sự thật

Minh Hà - Bài viết trên trang Việt Tân, Nguyễn Huy Vũ, người ghi danh học vị tiến sĩ, xấc xược ngay từ tít “Một chính phủ bất tài cần được thay thế”. Còn nội dung thì hẳn rồi: méo mó hết cỡ. Ông Vũ tự khái quát buổi thảo luận của những học giả ở đại học Fulbright nói về những thất bại của chính phủ. Đó là: (1) chiến lược vắc-xin chậm ở tất cả các khâu; (2) không có một cơ chế để xử lý các tình huống khẩn cấp; (3) sự hỗn loạn trong thu mua vắc-xin; (4) không có khả năng đàm phán mua vắc-xin; và (5) không có một sự hỗ trợ nào cho người dân mà chỉ chăm chăm nhằm móc túi của họ, dù họ đã rất nghèo và khổ.

Rồi ông Vũ táo tợn kết luận: Chỉ cần 5 thất bại trên là đã đủ để cho thấy một chính phủ bất tài, không có khả năng dẫn dắt đất nước.

Ảnh bên: Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mua vaccine phòng COVID-19 là trường hợp cấp bách, phải thực hiện ngay

Không mất thì giờ để bàn về cái gọi là “3 vấn đề bổ sung” (?) thêm của ông này. Vì xưng tiến sĩ, làm khoa học, mà ông ta quên béng thao tác tối thiểu của khoa học, là nêu gì thì phải kèm chứng minh cụ thể. Thí dụ, trong vấn đề “bổ sung” thứ 8, sau khi viết: “Ở các nước, khi có vắc-xin, nó sẽ được phân phối cho dân theo độ tuổi và những người tuyến đầu được ưu tiên nhằm mục đích tối ưu hoá hiệu quả của vắc-xin trong bảo vệ toàn dân và nền kinh tế. Các lãnh đạo và gia đình do đó nằm trong sự sắp xếp chung chứ không được ưu tiên trước”, ông hạ bút như thật rằng “Ngược lại, ở Việt Nam, giới lãnh đạo, người thân và những ai có quan hệ được ưu tiên tiêm trước, bất kể thứ tự sắp xếp”.

Kiềm chế mấy, cũng không thể không phẫn nộ trước sự vu khống, bịa đặt trắng trợn. Hỏi lại ông Vũ, ông hãy chỉ, hãy nêu đích danh, cụ thể một ai đó, chỉ vì là người thân lãnh đạo, do quan hệ để được tiêm vaccine?

Trong thực tế, các đối tượng tiêm vaccine quy định rõ trong Nghị quyết 21/NĐ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ. Hiện nay, trước diễn biến phức tạp của làn sóng dịch thứ 4, nguồn vaccine hạn chế đang được tập trung tiêm cho lao động các khu công nghiệp và người dân các trọng điểm dịch như những đối tượng bổ sung, căn cứ yêu cầu phòng chống dịch – theo quy định của Nghị quyết 21.

Nhưng thôi. Trở lại với 5 vấn đề mà ông khái quát từ cuộc thảo luận của học giả Fulbright.

Xuyên tạc ngay từ đầu! Nội dung cuộc tọa đàm tổ chức ngày 19/6 vừa qua, là “Mở rộng nguồn tiếp cận vaccine và Trách nhiệm của Nhà nước” với sự tham gia của PGS. TS Phạm Duy Nghĩa – Giám đốc Chương trình Thạc sĩ Chính sách công, đại học Fulbright Việt Nam; TS Nguyễn Thu Anh – Giảng viên lâm sàng cao cấp, đại học Sydney, Úc; ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên cao cấp đại học Fulbright Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ (Việt Nam). Bài 1 về nội dung này là: “Mở rộng nguồn tiếp cận vaccine và Trách nhiệm của Nhà nước”.

Nghĩa là, nội dung tọa đàm và bài viết thứ nhất nghiêm túc, thận trọng, chứ không phải “buổi thảo luận của những học giả ở đại học Fulbright nói về những thất bại của chính phủ” như ông Nguyễn Huy Vũ dựng đứng.

Có phân tích, đề cập một số bất cập, chậm trễ trong tiếp cận vaccine của Việt Nam, nhưng chẳng hề có những nhận định tùy tiện, tù mù: “chậm ở tất cả các khâu”, “hỗn loạn trong thu mua vắc-xin”, hay “không có khả năng đàm phán mua vắc-xin”… – như ông Nguyễn Huy Vũ viết.

Ngược lại, phân tích của các chuyên gia cho thấy sự chủ động khá sớm của Việt Nam, khi nêu rõ rằng: Là một nước thu nhập trung bình thấp, Việt Nam quyết định tham gia chương trình COVAX do WHO dẫn dắt để tiếp cận và mua vaccine chi phí thấp, thậm chí miễn phí. Từ tháng 8/2020, Bộ Y tế bắt đầu đàm phán đặt hàng Astra Zeneca, và COVAX cam kết sẽ cung cấp cho Việt Nam 38,9 triệu liều Astra Zeneca miễn phí. Ông Thành lưu ý một chi tiết, Chính phủ đã chuẩn bị khoảng 200 triệu USD trong năm 2020 để mua vaccine. Như vậy, ngay từ đầu, tài chính không phải là vấn đề lớn. Song song với việc chờ vaccine miễn phí từ COVAX, Bộ Y tế chuẩn bị thêm phương án giao cho Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam (VNVC) đàm phán trực tiếp với Astra Zeneca để nhập thêm 30 triệu liều bổ sung trong năm 2021 với giá thành thấp…

Vaccine bỗng trở thành vấn đề nan giải với Việt Nam, cũng như nhiều nước khác, khi các nước sản xuất vaccine có xu hướng tích trữ, không phân phối; đã thế, lại không ưu tiên cho những khách hàng mua giá rẻ hay miễn phí; chỉ ưu tiên cao nhất cho những nước nghèo nơi dịch bệnh hoành hành nên Việt Nam đã không có được lượng vaccine như cam kết. Trong khi đó, 38,9 triệu liều Astra Zeneca miễn phí do COVAX giải ngân cầm chừng, với đợt đầu trên 800.000 liều và đợt sau gần 1,7 triệu liều…

Vậy là, “Từ tâm thế tự tin, yên tâm, Việt Nam trở thành bị động trong tiếp cận vaccine” – như TS. Nguyễn Thu Anh nhận định.

Cùng với ý kiến của ông Nguyễn Xuân Thành có ý nghĩa như góp ý cho Việt Nam những bài học, rằng: Việt Nam phải “sửa lỗi chiến lược tiếp cận” bởi vấn đề không nằm ở năng lực tài chính. Việt Nam không thiếu tiền mà chỉ thiếu thời gian và cơ chế để có thể huy động được lượng vaccine lớn trong thời gian ngắn”, thì đề xuất “Phải có cơ chế phản ứng nhanh”…của TS. Nguyễn Thu Anh cũng góp phần giải thích thêm một cách có tình, có lý nguyên nhân khách quan của việc “Việt Nam đã chậm trễ trong chiến lược tiếp cận vaccine” mà chính nữ tiến sĩ này đã nêu ở trên.

Các ý kiến tại tọa đàm thẳng thắn, nhưng đầy tính xây dựng. Đầy tính xây dựng nên hiển nhiên, đáng trân trọng. Những điểm hợp lý hẳn sẽ được các nhà lãnh đạo Việt Nam quan tâm và tiếp thu. Trong thực tế, một số bất cập đã được chính phủ Việt Nam nhìn thấy trước khi có cuộc tọa đàm, và đã có điều chỉnh. Thí dụ, liên quan cơ chế tài chính mua vaccine, trong cuộc họp ngày 17/5 về việc mua vaccine phòng COVID-19 của Công ty Pfize, Thủ tướng đã quyết định, mua vaccine là tình huống cấp bách, vì thế việc mua vaccine phải được xử lý theo quy định của pháp luật về các trường hợp đặc biệt, cấp bách và phải được thực hiện ngay,…

Nó khác hẳn với những ngôn từ không chỉ xấc xược, mà còn xuyên tạc, bóp méo sự thật của ông TS Nguyễn Huy Vũ ngồi xa tít tắp tận nơi nào đó, nhìn về Tổ quốc một cách đầy định kiến, rồi phán…như thánh phán! Phán một cách xuyên tạc.

Mà sao Fulbright Việt Nam không kiện ông Vũ đã truyền thông sai nhằm biến cuộc tọa đàm tử tế, thiết thực của trường này thành việc không tử tế nhỉ?

Minh Hà

1 nhận xét:

  1. Đúng kiểu con tung cha hứng. Sau khi Nguyễn Huy Vũ xuyên tạc, bóp méo thông tin của buổi tọa đàm về cách chống dịch và chiến lược vawcsxin của Chính phủ thì ngay lập lức, nào là Nhật Ký yêu nước, Việt Tân.. thi nhau "trích dẫn" câu nói đầy sự trơ trẽn. Nguyễn Huy Vũ mấy năm gần đây nổi danh là một tên phản động đầu sỏ dưới danh "tiến sỹ kinh tế", là đầu tên của các trang phản động như Việt Tân, RFA, BBC New Tiếng việt, Thông Luận blog,...luôn có những bài xuyên tạc, bóp méo sự thật các vấn đề trong nước nhằm hướng lái dư luận. Thử hỏi, Nguyễn Huy Vũ biết gì về Việt Nam không? hay chỉ là đứng ngoài chĩa mõm kiếm những đồng tiền dơ bẩn? Đã không giúp ích được gì cho đất nước thì cũng vì chút dòng máu Việt chảy trong người mà im lặng và giương mắt xem đất nước, dân tộc này phát triển!

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog