Chia sẻ

Tre Làng

Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường xử lý tin sai sự thật về Covid-19

Kinhtedothi - Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có công văn mới nhất để xử lý tình trạng phát tán tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch Covid-19 có dấu hiệu gia tăng.

Thực hiện Nghị quyết số 78/NQ-CP của Chính phủ và tăng cường xử lý tin giả, sai sự thật về Covid-19 trên mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có văn bản số 2765/BTTTT-PTTH&TTĐT để thực hiện.

Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường xử lý tin sai sự thật về Covid-19

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, ngày 20/7/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 78/NQ-CP phiên họp Chính phủ chuyên đề về phòng, chống dịch Covid-19. Một trong những nhiệm vụ Bộ Thông tin và Truyền thông được phân công là chỉ đạo tốt công tác truyền thông, cung cấp thông tin kịp thời để nhân dân hiểu, bình tĩnh, chia sẻ, ủng hộ và tích cực thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch; huy động toàn dân đoàn kết, tham gia phòng, chống dịch, góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Tuy nhiên, qua thực tiễn công tác chỉ đạo, quản lý và giám sát thông tin trên không mạng thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông nhận thấy tình trạng phát tán tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch Covid-19 có dấu hiệu gia tăng, trong đó tập trung chủ yếu vào việc kích động vùng miền, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Nhiều người tung tin sai sự thật về hiệu quả của các loại vắc xin Covid-19, xuyên tạc chính sách phân bổ, cung cấp vắc xin của Chính phủ, việc sử dụng quỹ vắc - xin phòng, chống Covid-19; diễn biến dịch bệnh tại các điểm nóng như thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam; xuyên tạc về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của Chính phủ và các địa phương... Đáng chú ý là nhiều thông tin có nguồn từ các video clip của những người cách ly, người dân trong khu vực bị giãn cách, phong tỏa.

Để triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ tại Nghị quyết 78/NQ-CP, kịp thời chấn chỉnh tình trạng nêu trên, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch Covid-19, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao liên quan đến công tác phòng, chống, dịch bệnh chủ động triển khai thực hiện các nội dung sau:

Thực hiện nghiêm túc quy định về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; cử người phát ngôn, chủ động cung cấp thông tin, trong mọi tình huống bảo đảm thông tin được cung cấp nhanh nhất, không bị động, bất ngờ; tuân thủ kỷ luật phát ngôn, thống nhất đầu mối phát ngôn, tránh tình trạng cùng một sự việc nhưng các ngành, địa phương lại phát ngôn không thống nhất dẫn tới việc bị suy diễn, xuyên tạc.

Trong trường hợp Bộ, ngành, địa phương phát sinh việc đột xuất, sự cố bất thường thì chậm nhất sau 2 giờ, kể từ khi phát sinh sự việc nên cung cấp thông tin ban đầu cho báo chí, trong đó nêu rõ quan điểm chỉ đạo và giải pháp xử lý bước đầu sự việc (nếu có). Thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin, nhất là thông tin trên không gian mạng về công tác phòng chống dịch tại Bộ, ngành, địa phương để xử lý, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, bức xúc của người dân, doanh nghiệp.

Đồng thời, tăng cường rà quét, phát hiện kịp thời tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch tại Bộ, ngành, địa phương. Khi phát hiện tin gia, tin sai sự thật, cần chỉ đạo lực lượng công an, các lực lượng có liên quan kịp thời xác minh đối tượng phát tán tin gỉa, phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông để thẩm định nguồn tin, công bố, cảnh báo tin giả, tin sai sự thật. Chủ động xử lý nghiêm các đối tượng phát tán thông tin vi phạm pháp luật trên địa bàn. Trong trường hợp không xác định được danh tính, nhân thân của đối tượng vi phạm, đề nghị phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an để có biện pháp ngăn chặn nội dung vi phạm trên không gian mạng.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo lực lượng báo chí, truyền thông trực thuộc bám sát chỉ đạo. Định hướng tuyên truyền, làm nổi bật mục tiêu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, nắm bắt dư luận truyền thông nước ngoài để phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông. Lực lượng báo chí cả nước kịp thời phản bác luận điệu xuyên tạc, chủ động cung cấp thông tin cho người dân.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng chỉ đạo các Sở Thông tin và Truyền thông căn cứ thẩm quyền được giao xử lý nghiêm các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội đăng tải, phát tán tin giả, tin sai sự thật, gây hoang mang, hiểu lầm về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch tại địa phương.

Chỉ đạo các lực lượng trực thuộc tham gia phòng chống dịch thực hiện nghiệm và đúng các quy định của cấp có thẩm quyền, có thái độ đúng mực với người dân, tránh gây bức xúc, bất bình, làm nóng vấn đề, phát tán các thông tin bất lợi lên mạng xã hội, ảnh hưởng đến quá trình thực thi các biện pháp phòng chống dịch .

11 nhận xét:

  1. Từ đầu năm 2021 đến nay, cuộc chiến chống lại dịch COVID-19 ngày một diễn biến phức tạp, khó lường. Trên “mặt trận” mạng xã hội, chúng ta lại phải đối diện với hàng loạt thông tin sai sự thật. Trước thực tế đó, các lực lựợng chức năng đã và đang tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm góp phần đẩy lùi dịch bệnh.

    Trả lờiXóa
  2. Khắp các diễn đàn, mạng xã hội như: Zalo, Facebook, YouTube... đâu đó vẫn còn những video clip bị cắt xén, lồng ghép vào là những giọng điệu hù doạ, làm hoang mang dư luận, nhưng lại thu hút được nhiều người quan tâm và chia sẻ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống dịch bệnh thời gian qua trên địa bàn tỉnh diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Cùng với thói quen chia sẻ thông tin tùy tiện, không kiểm chứng và thiếu trách nhiệm, không ít người vô tình đã tiếp tay cho những thông tin xấu, độc trên mạng xã hội lan truyền chóng mặt theo cấp số nhân và sự nguy hiểm của nó không thua vi-rút gây ra SARS-CoV-2.

      Xóa
  3. Sở TT&TT cũng khuyến cáo người dân không đăng tải, bình luận, chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin giả mạo, sai sự thật nói chung, đặc biệt là các thông tin sai sự thật liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19. Đối với những trường hợp vi phạm, cơ quan chức năng xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

    Trả lờiXóa
  4. Những ngày này, khi cả nước đang gồng mình, chung tay đồng lòng chống dịch Covid-19 thì vẫn có không ít người thiếu ý thức, đăng tải nhiều thông tin sai lệch, bóp méo, xuyên tạc trên mạng xã hội làm rối loạn thông tin, gây hoang mang trong dư luận. Mong Nhà nước tiếp tục xử lý mạnh tay hơn nữa.

    Trả lờiXóa
  5. Cần tăng cường hơn nữa công tác rà quét, phát hiện kịp thời tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch tại bộ, ngành, địa phương. Khi phát hiện tin giả, tin sai sự thật, cần chỉ đạo lực lượng công an, các lực lượng có liên quan kịp thời xác minh đối tượng phát tán tin giả, phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông để thẩm định nguồn tin, công bố, cảnh báo tin giả, tin sai sự thật, đồng thời chủ động xử lý nghiêm các đối tượng phát tán thông tin vi phạm pháp luật trên địa bàn. Trong trường hợp không xác định được danh tính, nhân thân của đối tượng vi phạm, đề nghị phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an để có biện pháp ngăn chặn nội dung vi phạm trên không gian mạng.

    Trả lờiXóa
  6. Tung tin giả một phần do người dùng mạng xã hội thiếu kiến thức pháp luật, thiếu cẩn trọng khi tạo và đưa tin trên các phương tiện truyền thông, vô tư chia sẻ thông tin không kiểm chứng nguồn gốc và tính chính xác của thông tin. Một mặt do người dùng mạng xã hội phần nào thiếu trách nhiệm, muốn nổi tiếng hay “câu like” (thích)… Song cũng không thể loại trừ khả năng: tung tin giả là chiêu bài có kịch bản của các thế lực thù địch, với âm mưu thâm hiểm là tạo bất ổn trật tự xã hội, gây khó khăn và phá hoại các nỗ lực phòng chống dịch COVID-19 vốn rất thành công của Đảng và Nhà nước ta. Nói thẳng, suy cho cùng, đó chính là một kiểu diễn biến hòa bình nhằm chống phá cách mạng Việt Nam. Âm mưu này đang bị nhận diện và cần phải bị nghiêm trị.

    Trả lờiXóa
  7. Sự nguy hiểm của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch toàn cầu tới nay ai cũng rõ, song còn một loại virus khác mang trong mình độc tố và tốc độ lây lan cũng vô cùng khủng khiếp – đó chính là “Virus Tin giả”. Nạn nhân của con virus này không phải là các ca dương tính, mà là khủng hoảng niềm tin, bất ổn xã hội và làm xói mòn nỗ lực chống dịch ngày đêm của biết bao con người.

    Trả lờiXóa
  8. Cả nước đang ra trận. Cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 chắc chắn còn rất nhiều thử thách, khó khăn. Giờ chính là thời điểm mỗi người chúng ta thể hiện ý thức trách nhiệm công dân, đoàn kết sẻ chia vì mục tiêu chung là khống chế thành công đại dịch, mà cũng là vì sức khỏe và sự bình yên của gia đình, người thân mỗi chúng ta. Hành động giản đơn và thiết thực lúc này là nói “Không” với fake news và cùng chung tay ngăn chặn “Virus Tin giả”

    Trả lờiXóa
  9. Hệ lụy từ tin giả là vô cùng nghiêm trọng. Chính vì thế, việc đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi vấn nạn này phải được coi là nhiệm vụ thường xuyên của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân. Khi tiếp nhận thông tin trên mạng xã hội, mỗi người dân nên kiểm chứng nguồn tin, xem thông tin đó đến từ nguồn nào, nếu đến từ một người lạ, thông tin không rõ ràng cần cảnh giác, thận trọng. Khi phát hiện tin giả, người dân cần thông báo về Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam thông qua website: http://tingia.gov.vn; email: online.abei@mic.gov.vn; số điện thoại 18008108.

    Trả lờiXóa
  10. Việc mà Bộ TTTT ra văn bản thường xuyên xử lý những tin giả, tung tin về covid gây hoang mang trong nhân dân là hoàn toàn đúng đắn và hợp lý. Gần đây có những kẻ lợi dụng tuyền thông, MXH để đánh bóng để câu like nhưng thực chất là toàn tin giả, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả phòng dịch và uy tín cuả các cấp lãnh đạo. Thời gian qua, tình trạng phát tán tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh Covid-19 và công tác phòng, chống dịch Covid-19 có dấu hiệu gia tăng, gây hoang mang, bức xúc trong dự luận xã hội.
    Để kịp thời chấn chỉnh tình trạng này, đồng thời thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20/7/2021 của Chính phủ. Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường xử lý tin giả, tin sai sự thật về Covid-19 trên mạng. Toàn dân hãy nâng cao cảnh giác, một người vì mọi người kiên quyết loại bỏ những tin xấu, độc

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog