Chia sẻ

Tre Làng

Tin mới vụ ám sát Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi, Mỹ tuyên bố hỗ trợ điều tra

 

Thủ tướng Mustafa al-Kadhimi. Ảnh: AP

TPO - Bộ Nội vụ Iraq ngày 7/11 cho biết âm mưu ám sát nhằm vào Thủ tướng Mustafa al-Kadhimi liên quan đến 3 máy bay không người lái. Chính quyền Iraq coi hành động này là một “cuộc tấn công khủng bố”.

Theo Bộ Nội vụ Iraq, trong vụ tấn công rạng sáng 7/11, 2 máy bay không người lái bị bắn rơi, còn 1 chiếc đã đến được tư dinh của ông al-Kadhimi ở Vùng Xanh của Baghdad. Quân đội Iraq gọi đây là “một vụ ám sát bất thành”. Tuy nhiên, vẫn chưa có bên nào đứng ra nhận trách nhiệm về vụ tấn công.

Một số nhân viên an ninh của Thủ tướng al-Kadhimi đã bị thương, nhưng ông al-Kadhimi không hề hấn gì. Những hình ảnh về thiệt hại do máy bay không người lái gây ra đã được công bố.


Một số hình ảnh tại hiện trường vụ tấn công. Ảnh: Twitter


Ảnh: Twitter


Ảnh: Twitter


Ảnh: Twitter

Chính quyền Iraq sẽ tiến hành một cuộc điều tra và tận dụng mọi nguồn lực có thể để truy bắt hung thủ, thiếu tướng Saad Maan, người đứng đầu bộ phận truyền thông của Bộ Nội vụ, cho biết.

Chính phủ Mỹ cũng đề nghị hỗ trợ Baghdad điều tra vụ tấn công. “Chúng tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi biết rằng Thủ tướng al-Kadhimi vẫn an toàn”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ned Price nói, đồng thời gọi vụ việc là một "hành động khủng bố mà chúng tôi lên án mạnh mẽ”.

Ngay sau khi tin tức về vụ tấn công được công bố, Thủ tướng al-Kadhimi đã đưa ra một tuyên bố trên mạng xã hội, kêu gọi người dân “bình tĩnh và kiềm chế vì lợi ích của Iraq”.

Cuộc tấn công xảy ra sau khi xuất hiện những xung đột và nhiều cuộc biểu tình về kết quả bầu cử quốc hội. Các nhóm dẫn đầu cuộc biểu tình là lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn, được trang bị vũ khí. Những người này đã mất phần lớn ghế quốc hội trong cuộc bầu cử. Họ cáo buộc cuộc bỏ phiếu và kiểm phiếu không minh bạch.

Kết quả cuộc bầu cử ngày 10/10 cho thấy khối chính trị của nhà lãnh đạo Hồi giáo dòng Shiite - Muqtada al-Sadr đứng đầu khi giành được 73 ghế (trong tổng số 329 ghế của Quốc hội Iraq).

Ông Muqtada al-Sadr có quan điểm phản đối sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Iraq, và không đồng tình với việc Iran tăng cường ảnh hưởng.

Minh Hạnh
Theo RT

2 nhận xét:

  1. Sau khi Mỹ can thiệp vào Iraq, lật đổ chính quyền thủ tướng Saddam Hussein hồi năm 2003, Kadhemi về nước, hỗ trợ thành lập Mạng lưới Truyền thông Iraq và làm công tác vận động nhân quyền.Sự việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng chính trị đang gia tăng ở Iraq sau cuộc tổng tuyển cử ngày 10/10. Việc Mỹ nhúng tay vào việc nội bộ của các nước xem ra cũng không phải chuyện lạ cho lắm

    Trả lờiXóa
  2. ta thấy sự bất ổn chính trị ở nước này vẫn luôn diễn biến phức tạp. Việc Mỹ nhũng tay vào nội bộ của nước khác cũng không phải chuyện lạ lắm. Ông Muqtada al-sadr phản đối sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Iraq, và không đồng tình với việc Iran tăng cường ảnh hưởng.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog