Chia sẻ

Tre Làng

CHUYỆN CẢ HỌ LÀM... LÃNH ĐẠO

Chuyện cả họ làm... lãnh đạo 

Chuyện bộ máy chính quyền tại huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội có 13 phòng, ban thì có đến hơn 10 người là anh em, họ hàng với lãnh đạo huyện, vừa bị báo chí phanh phui, đã khiến dư luận xã hội bức xúc. 

Cụ thể, ông Lê Văn Sơn, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy, là chú của Bí thư Huyện ủy Lê Văn Sang (vừa tái đắc cử Bí thư Huyện ủy nhiệm kỳ 2015-2020). 

Bà Lê Thị Vinh, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch, là cô ông Sang. 

Ông Lê Văn Nhiệm, Phó ban Quản lý dự án, là em họ ông Sang. 

Bà Lê Hải Hồng, Phó phòng Kinh tế, là chị họ ông Sang. 

Ông Lê Văn Sức, Trưởng phòng Dân tộc, là cháu gọi ông Sang bằng chú. 

Bà Nguyễn Thị Duyên, kế toán phòng Quản lý Đô thị là con dâu ông Sang. 

Bà Nguyễn Thị Hòa, Phó ban Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, là em bên họ vợ ông Sang. 

Bà Đỗ Thị Lê Hương, Phó chánh Văn phòng Huyện ủy, là con của thông gia với ông Sang. 

Chưa kể con trai ông Sang là Lê Văn Trang, công tác tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, được quy hoạch là Phó Chủ tịch UBND huyện, hiện đang đi cơ sở, làm Bí thư Đảng ủy xã An Phú. 

 Hai con trai ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND huyện là Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Hưng, một làm ở phòng Tài chính - Kế hoạch, một làm ở phòng Nội vụ. 

Ông Lê Văn Cành, Phó Chủ tịch UBND huyện, cũng có con là Lê Quang Hưng làm ở phòng Nội vụ. 

Đến lượt mình, những người như bà Lê Thị Vinh, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch (cô ông Sang) lại tiếp tục đưa con trai là Nguyễn Minh Hoành vào làm việc tại nơi mình phụ trách, ông Lê Văn Sơn cũng đưa con mình là Lê Đức Anh sang Ban quản lý dự án huyện… 

Có thể nói chưa ở đâu mà tình trạng “con ông cháu cha” lại lộ rõ như ở địa phương này. Dù ông Lê Văn Sơn, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy (là chú của Bí thư Huyện ủy Lê Văn Sang) đã ra sức thanh minh rằng việc bổ nhiệm cán bộ trước tiên phải nằm trong quy hoạch, có phẩm chất tốt, có năng lực… Các vị trí công tác đều cần thiết và trải qua quá trình cân nhắc, tuyển chọn theo đúng quy trình “người trong nhà thì càng phải tính toán kỹ hơn. 

Trình độ phải nổi trội hơn người khác mới chọn” (lời ông Lê Văn Sơn). Nhưng dư luận vẫn có quyền đặt câu hỏi: Nếu ông Lê Văn Sang không là Bí thư Huyện ủy, thì những người trên có được đưa vào diện “quy hoạch” không? Quá trình cân nhắc, tuyển chọn “theo đúng quy trình” ở đây là quy trình nào? Có khách quan, có công tâm, có vô tư, trung thực không? khi mà những người có họ hàng với lãnh đạo huyện lại được chọn? 

Và đến lượt mình, những người “được chọn” ấy lại tiếp tục được quyền “chọn” con cháu của mình vào làm việc tại nơi mình phụ trách? Những người đó có thực sự là những người “có trình độ nổi trội” hơn người khác không? Bộ máy của huyện sẽ hoạt động ra sao khi mà chỉ có 13 phòng ban mà có đến hơn 10 người là anh em, họ hàng, con cháu của lãnh đạo, trên dưới dây rợ lằng nhằng, đụng đâu gặp người thân ở đấy? 

Không biết ông Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội và ông Giám đốc Sở Nội vụ TP Hà Nội nghĩ gì về “hiện tượng” trên? 

Vũ Hữu Sự

7 nhận xét:

  1. Đọc mà thấy nực cười cho huyện đấy, không hiểu người dân ở đấy họ không biết hay họ cố tình làm ngơ khi mà cả họ giữ chức trách trong Huyện ủy. Người xưa có câu một người làm quan cả họ được nhờ, làm quan huyện bây giờ oai lắm chứ, nắm quyền điều hành cả một huyện cơ mà, gào thét ra lửa. Không những thế quan còn đưa tất cả họ hàng dây mơ rễ má của mình vào làm cùng cho vui, cho đoàn kết. Bảo sao thi công chức ở dại phương bây giờ khó thế? Cả năm hàng mấy ngàn sinh viên tốt nghiệp, ra trường vậy mà thi công chức chỉ lấy có 3 - 5 người thì thử hỏi ai sẽ được vào những suất đấy, liệu con em nông dân có cơ hội hay không? Nếu cứ để tình trạng này kéo dài thì nhân tài không được trọng dụng mà toàn đưa kẻ bù nhìn lên làm lãnh đạo.

    Trả lờiXóa
  2. Nếu như sự việc cả họ làm quan mà không được phanh phui thì không biết sau năm năm nữa khi mà ông Lê Văn Sang thôi giữ chức vụ ông còn đưa bao nhiêu con cháu của ông vào làm nữa. Con, cháu ông đã đành ngay cả con của ông thông gia mà ông còn cân nhắc đưa lên thì đúng là vái ông cả nón rồi. Bảo sao mà không có lợi ích nhóm, không có chia bè kéo cánh, hạ bệ lẫn nhau. Với cuộc thi tuyển công chức như hiện nay thì những người học thật thi thật khó mà được vào làm?!.

    Trả lờiXóa
  3. Đúng là một người làm quan cả họ được nhờ. Bảo sao hàng năm có bao nhiêu sinh viên ra trường đi thi công chức đều bị các ông đánh trượt, kêu trình độ này chưa được, thiếu cái này, thiếu cái kia, không có tiền thì next. Thật nực cười cho một huyện mà cả họ đều làm lãnh đạo. Trên làm to, dưới lại là con cháu, liệu việc làm có minh bạch không? Hay con cháu làm sai chú bác lấp liếm.Nếu cứ để tình trạng con ông cháu cha vẫn tiếp tục diễn ra thì đất nước ta sẽ đi giật lùi, mất đi người tài thực sự.

    Trả lờiXóa
  4. Của nhà các ông hết, Bố lôi con, con lôi cháu, cháu lôi họ hàng thân thích, tất cả người thân, người có liên quan là vào bộ máy lãnh đạo hết. Đúng thật là một người làm quan cả họ được ăn ké. Bảo sao hàng năm có mấy chục nghìn sinh viên ra trường với bằng cấp, trình độ cao đi thi công chức nhưng chỉ lấy căng lắm là 4-5 suất thử hỏi những suất đó có đến được những con nông dân không? Toàn những kẻ với năng lực không có lên làm lãnh đạo. Nếu cứ để tình trạng này kéo dài nước ta sẽ không phát triển được, sẽ mất đi những người tài có năng lực thực sự mà không được thể hiện, Và tình trạng thừa thầy thiếu thợ vẫn tiếp tục xảy ra.

    Trả lờiXóa

  5. đắng lòng cho thực tế con ông cháu cha quá ngang nhiên ở nhiều vùng miền địa phương hiện nay, đây là thực tế mà chúng ta phải nhìn nhận hết sức khách quan, chê người thì phải nhìn lại bản thân, nếu bản thân được cha chú nâng đỡ thì liệu mình có chối bỏ mà tự vươn lên không, có nhưng ít lắm, đây không phải là do bản chất ta yếu đuối gì mà tư tưởng thừa hưởng từ đời trước của người phương đông đã ăn vào máu rồi, trách người phải trách mình trước đã

    Trả lờiXóa

  6. Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy đã ra sức thanh minh rằng việc bổ nhiệm cán bộ trước tiên phải nằm trong quy hoạch, có phẩm chất tốt, có năng lực…và trong cái ba chấm ấy thì chắc phải có một chỉ tiêu nữa là “money” nữa chứ, và nhiều khi là điều kiện thay thế hết các chỉ tiêu khác đấy, nói chung thực tế xã hội thế nào thì người trưởng thành đều hiểu cả, tôi không trách người đi mua việc, tôi chỉ trách những người có việc rồi nhưng không làm, làm tắc trách, nhũng nhiễu dân và tham ô mà thôi, đấy là hệ quả không đáng có và phải loại trừ sạch sẽ

    Trả lờiXóa


  7. Con ông cháu cha không đồng nghĩa rằng họ vào làm việc là sai trái, được nâng đỡ được thừa hưởng tôi coi đó là lợi thế của họ mà thôi, sinh ra ai mà chẳng xuất phát khác nhau, vấn đề nhân quả tuần hoàn mà thôi, đời cha hãy cố gắng từ bàn tay trắng đi thì con mình sẽ có thừa hưởng, giờ nghèo không có tiền không có chức lại than rằng đời bất công sao, nhiều người vẫn giàu từ bàn tay trắng cơ mà, tại sao mình là nghèo và chỉ biết ngồi khóc, cuộc đời đâu phải chuyện cổ tích mà công bằng, đừng nghĩ rằng phương tây công bằng, con cháu phải tự lập, rất tiếc là bên người ta con ông cháu cha chẳng phải đi lo nhờ cha ông tìm việc, mà lo tiêu tiền hộ cha ông họ

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog