Chia sẻ

Tre Làng

Không thể lợi dụng danh nghĩa "Nhân quyền" để bao che cho hành vi sai trái

Quan điểm con người là trung tâm, là chủ thể của chiến lược phát triển đất nước ngày càng hoàn thiện, Việt Nam luôn sẵn sàng tiếp nhận ý kiến thiện chí giúp bảo đảm, phát huy quyền con người. Song, như mọi quốc gia tự chủ khác trên thế giới, chúng ta không chấp nhận tình trạng một số tổ chức, cá nhân nước ngoài nhân danh việc bảo vệ quyền con người để đưa ra cáo buộc phi lý về việc cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam đã bắt giữ, xét xử một số công dân vi phạm pháp luật can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam. Đó cũng là để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ an ninh và trật tự xã hội.

Ảnh: Lợi dụng danh nghĩa "nhân quyền" để bao che cho hành vi sai trái

Tuy nhiên, ngày 1/11/2021, nhóm Báo cáo viên Đặc biệt của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (OHCHR) đã gửi thư đến chính quyền Việt Nam đề nghị xác minh thông tin về một số công dân Việt Nam bị bắt giữ, xét xử vì vi phạm pháp luật. lợi dụng vấn đề này các thế lực thù địch cùng một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí đã tiến hành một “chiến dịch truyền thông đen” nhằm vu cáo chính quyền, cố tình tẩy trắng tội trạng của số người mà nhóm Báo cáo viên Đặc biệt của OHCHR đề cập. Họ đăng nhiều bài viết, ý kiến xuyên tạc sự thật hòng kích động thái độ chống cộng, tác động tiêu cực đến một số người ở trong và ngoài Việt Nam chưa nắm bắt bản chất vấn đề. Sau hơn hai tháng, có lẽ vì thấy “chiến dịch truyền thông đen” kém hiệu quả, vừa qua một số địa chỉ truyền thông, đi đầu là VOA, lại tiếp tục đào bới lại bức thư nêu trên nhằm biến thành một sự kiện “thời sự”, qua đó tiếp tục rêu rao, bịa đặt, vu cáo.

Thực tế nhiều năm nay, nhóm Báo cáo viên Đặc biệt của OHCHR đã gửi bản khuyến nghị, thư ngỏ đến một số quốc gia trên thế giới chứ không riêng chỉ Việt Nam. Hầu hết các văn bản này đều được đăng tải công khai trên trang chủ của OHCHR. Đáng tiếc là phần lớn luận điểm, đề nghị của họ đều dựa trên thông tin thiếu xác thực và có góc nhìn chủ quan, phiến diện. Từ đó dấy lên nghi vấn nhóm Báo cáo viên Đặc biệt này chỉ thu thập số liệu, tài liệu, chứng cứ từ một số tổ chức, cá nhân mà họ quan tâm hoặc muốn bảo vệ, chứ không hề tự điều tra, tìm hiểu kỹ lưỡng dựa trên thông tin chính thức từ chính quyền nước sở tại trong khi thực thi pháp luật, bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Đơn cử như năm 2020, trong khi 78 tổ chức phi chính phủ ở nước ngoài cùng viết thư cảm ơn hệ thống chính trị của Việt Nam đã vào cuộc kịp thời, hiệu quả và minh bạch trong hoạt động phòng, chống đại dịch Covid-19, thì một số người ở OHCHR lại ra sức bênh vực cho một số đối tượng là người Việt Nam tung tin giả về dịch bệnh, gây hoang mang, lo sợ trong dư luận xã hội. Còn từ năm 2021 đến nay, họ tiếp tục đăng tải các khuyến nghị, đơn, thư nhằm biện hộ cho một số công dân Việt Nam vi phạm pháp luật. Bất chấp việc các hành vi sai trái của người vi phạm pháp luật đã được thể hiện rất rõ ràng, đầy đủ qua lời khai và sự thừa nhận trước tòa, họ vẫn cố tình cùng một số tổ chức thù địch hoặc thiếu thiện chí đối với Việt Nam xuyên tạc sự thật, tâng bốc các đối tượng này là “nhà dân chủ”, bị bắt và bị xét xử vì “đấu tranh cho nhân quyền”! Như vậy có thể nói, bằng việc làm phi lý, phản nhân quyền, nhóm Báo cáo viên Đặc biệt của OHCHR không giúp làm sáng danh OHCHR mà chỉ làm tổn hại uy tín của OHCHR.

Thực tế nhiều năm nay, nhóm Báo cáo viên Đặc biệt của OHCHR đã gửi bản khuyến nghị, thư ngỏ đến một số quốc gia trên thế giới chứ không riêng chỉ Việt Nam. Hầu hết các văn bản này đều được đăng tải công khai trên trang chủ của OHCHR. Đáng tiếc là phần lớn luận điểm, đề nghị của họ đều dựa trên thông tin thiếu xác thực và có góc nhìn chủ quan, phiến diện. Từ đó dấy lên nghi vấn nhóm Báo cáo viên Đặc biệt này chỉ thu thập số liệu, tài liệu, chứng cứ từ một số tổ chức, cá nhân mà họ quan tâm hoặc muốn bảo vệ, chứ không hề tự điều tra, tìm hiểu kỹ lưỡng dựa trên thông tin chính thức từ chính quyền nước sở tại trong khi thực thi pháp luật, bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Việt Nam đã làm gì để đảm bảo quyền con người?

Từ năm 1982 đến nay, Việt Nam đã tham gia 7 điều ước quốc tế cơ bản của Liên hợp quốc về quyền con người; 5 điều ước có quy định liên quan cấm tra tấn. Đáng chú ý, Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia sớm nhất tham gia vào Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ; Công ước về quyền trẻ em; Nghị định thư không bắt buộc bổ sung công ước về quyền trẻ em, về việc lôi cuốn trẻ em tham gia xung đột vũ trang; Nghị định thư không bắt buộc bổ sung công ước về quyền trẻ em, về việc buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em. Ở Đông Nam Á, Việt Nam cũng đã đóng góp rất tích cực, hiệu quả vào việc thành lập và tổ chức hoạt động của Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR), xây dựng Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN. Ở trong nước, từ nỗ lực không mệt mỏi của Đảng, Nhà nước và toàn dân, dù gặp nhiều khó khăn, nhất là khi đại dịch Covid-19 hoành hành, song đời sống mọi mặt của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, sức khỏe và tính mạng của nhân dân được bảo đảm ở mức cao nhất. Đó là minh chứng cụ thể cho các thành tựu chúng ta đã đạt được trong khi phát huy, bảo vệ quyền con người, chú trọng hợp tác quốc tế để tăng cường thực thi những quyền liên quan con người. Đó là cơ sở để các nước ASEAN ủng hộ Việt Nam là ứng cử viên duy nhất ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Thực tế này đã phần nào chứng minh mọi luận điệu, việc làm của các tổ chức, cá nhân đang lợi dụng nhân quyền để chống phá Việt Nam chỉ là bịa đặt và vu cáo./.

Theo Việt Nam Mới Blog

1 nhận xét:

  1. Chúng ta cũng cần nhận thức rằng, mọi người có quyền tự do, dân chủ, đảm bảo nhân quyền nhưng không có nghĩa là muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm, bất kể những quy định, quy chế của địa phương, đơn vị, bất chấp luật pháp và hiến pháp. Ở bất cứ quốc gia nào thì cũng có những quy định riêng. Ở Việt Nam, mọi người dù làm gì, sinh sống ở đâu thì cũng phải chấp hành nghiêm hiến pháp và pháp luật. Bên cạnh những quyền được quy định trong Chương II. Quyền con người (Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013) thì mọi công dân cũng phải thực hiện những nghĩa vụ công dân; trong đó đáng chú ý “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng – Điều 46 Hiến pháp”; “Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất – Điều 44, Hiến pháp” và “Điều 45 : Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân”. Như vậy, chúng ta thấy rất rõ bên cạnh rất nhiều quyền lợi mà mọi công dân được hưởng thì cũng phải có nghĩa vụ tuân thủ, chấp hành hiến pháp và pháp luật. Đồng thời bất cứ ai, đã là công dân Việt Nam phải có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta không thể chấp nhận những kẻ sống trên quê hương, đất nước mình mà lại đi chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. Không riêng gì Việt Nam mà chắc chắn tất cả các quốc gia khác cũng đều không thể chấp nhận, không thể dung thứ cho những kẻ phản bội Tổ quốc. Điều hiển nhiên đó ai cũng hiểu. Ấy vậy mà lại có những kẻ “cố tình” không hiểu và đi ngược lại.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog