Chia sẻ

Tre Làng

Khí đốt: Châu Âu đang tự vác đá ghè chân mình

Khoai@

Cấm vận khí đốt của Nga sẽ không thực sự mang lại hiệu quả cho hòa bình, trái lại khí đốt lại được Nga sử dụng như vũ khí tối thượng. Nó có vẻ không làm Nga kiệt quệ về kinh tế mà ngược lại Nga đang có mùa thu hoạch lớn trên cánh đồng dầu khí, trong khi châu Âu phải oằn mình chống chịu và nhận ra rằng, họ đang tự hủy hoại chính mình.

Kẻ thực sự "vô can" và hưởng lợi nhiều nhất, không còn nghi ngờ gì nữa là Mỹ. Bằng cách bán 15 tỉ mét khối khí đốt cho châu Âu, Mỹ kiếm bộn tiền, đồng thời đẩy châu Âu vào thế lệ thuộc ít nhất về năng lượng.

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic nói với kênh truyền hình RTS-2 rằng châu Âu khó có thể tồn tại dễ dàng nếu không có khí đốt của Nga trong những năm tới.

Thực tế là châu Âu trong một năm sẽ phải tiêu thụ 500 tỷ mét khối khí đốt, trong đó có gần 50% từ Nga, trong khi Mỹ và Qatar chỉ có thể cung cấp 15 tỷ mét khối. 

Như vậy, để tránh phụ thuộc vào Nga thì châu Âu lại từng bước chui đầu vào cái thòng lọng do Mỹ giữ nút thắt.

TT Aleksandar Vucic nói rằng: "Đang có tình trạng thiếu khí đốt, và đó là lý do tại sao chúng ta cần nói chuyện với người Nga. Châu Âu sẽ tiến tới giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, nhưng điều này có thể xảy ra trong những năm tới không? Điều này sẽ rất khó khăn".

"Châu Âu tiêu thụ 500 tỷ mét khối khí đốt, trong khi Mỹ và Qatar chỉ có thể cung cấp 15 tỷ. Tôi đã nói chuyện với Tổng thống Azerbaijan Ilkham Aliyev nhiều lần,... nhưng vấn đề là không có khí đốt. Đó là lý do tại sao các chính trị gia Đức và Áo... mà tôi đã nói chuyện, nói với tôi rằng: “Chúng ta không thể tự hủy hoại chính mình. Nếu chúng ta áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga trong lĩnh vực dầu khí, chúng ta sẽ tự hủy hoại chính mình. Nó giống như tự bắn vào chân mình trước khi lao vào một cuộc chiến. Đây là cách mà những người lý trí kiên định ở phương Tây ngày nay nhìn nhận”, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic tiếp tục.

Hôm 23/3/2022, TT Vladimir Putin cho biết Nga sẽ không chấp nhận thanh toán khí đốt bằng các loại tiền "thỏa hiệp", bao gồm đô la và euro, và sẽ chuyển sang thanh toán bằng đồng rúp. Theo ông, sau khi các khoản thanh toán khí đốt của Nga với các nước không thân thiện được chuyển đổi thành đồng rúp, khách hàng nước ngoài nên có những lựa chọn để thực hiện các hoạt động cần thiết. 

Ông Putin nhấn mạnh những thay đổi trong hợp đồng khí đốt với các nước không thân thiện sẽ chỉ ảnh hưởng đến đồng tiền thanh toán, vì nó sẽ được đổi sang đồng rúp của Nga.

Ngay trong lòng châu Âu lúc này đã xuất hiện những rạn nứt có thể làm suy yếu khối NATO, đó là phản ứng của Đức, Áo, Hung và Azerbaijan... Thậm chí đã xuất hiện câu hỏi, vì sao chúng ta lại chịu thiệt thòi trong khi Mỹ lại hưởng lợi?

Một chuyên gia nhận định, "nếu tiếp tục thực hiện cấm vận khí đốt với Nga, các nước châu Âu khả năng cao sẽ phải đối mặt với sự phản ứng dữ dội từ người dân của mình, và khi đó những độc tố của cách mạng đường phố sẽ phát tác, đe dọa sự ổn định của lục địa già". Có thể lắm chứ, nhất là khi người dân châu Âu nhận ra rằng, họ chỉ là công cụ cho Mỹ thực hiện trò chơi quyền lực và rằng, châu Âu đang tự làm suy yêu nhau, suy yếu chính mình và đang ngoan ngoãn làm giàu cho Mỹ.

13 nhận xét:

  1. Nga chỉ mới xử lý UK vì cứ cố đua đòi để gia nhập NATO và EU; còn những nước Liên Âu khác thì Nga đã làm gì đâu mà xoắn lên thế, chỉ tổ bị anh bạn Mỹ dắt mũi thì người thiệt là Dân Liên Âu, còn trên lãnh thổ Mỹ sẽ bình an vô sự, y hệt thời Thế chiến 2 vậy!. Những kẻ hăng máu vịt mà ngu đều dễ chết cả, chỉ kẻ trùm sò là hốt bạc!.

    Trả lờiXóa
  2. Phát biểu tại Brussels, Ngoại trưởng Đức, bà Annalena Baerbock cho rằng, việc phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Nga là một thực tế tại nhiều quốc gia châu Âu và sự phụ thuộc này sẽ không thể lập tức chấm dứt chỉ trong thời gian ngắn. Về tổng thể, 27% lượng dầu mỏ và 40% lượng khí đốt tiêu dùng tại châu Âu là nhập khẩu từ Nga, trong đó cường quốc kinh tế số 1 châu Âu là Đức nhập 55% lượng khí đốt tự nhiên, 52% lượng than và 34% dầu từ Nga. Bộ trưởng Kinh tế Đức, Robert Habeck mới đây cũng thừa nhận, nếu cắt đứt ngay lập tức nguồn cung năng lượng từ Nga, nền kinh tế Đức sẽ rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, với việc gia tăng đói nghèo và thất nghiệp. Ngoài Đức, các nước như Italia, Hà Lan, Áo hay Slovakia cũng không ủng hộ việc cấm vận ngay lập tức nguồn cung năng lượng từ Nga.

    Trả lờiXóa
  3. Trong nhiều ngày qua, chính quyền Mỹ cũng đã gây sức ép buộc các nước châu Âu hành động theo Mỹ và Anh trong việc cấm vận dầu mỏ và khí đốt từ Nga, tuy nhiên, giới quan sát cho rằng châu Âu sẽ khó có thể lập tức hành động giống Mỹ bởi nguồn cung dầu của Nga chỉ chiếm khoảng 8% tổng sản lượng dầu nhập khẩu của Mỹ. Ngoài việc thảo luận về khả năng cấm vận năng lượng Nga, các Bộ trưởng EU cũng đã họp bàn và thống nhất thông qua kế hoạch triển khai lực lượng phản ứng nhanh 5.000 quân của EU vào năm 2025. Phía Đức đã đề xuất được đứng ra cung cấp nhân lực chính cho lực lượng này. Đây là một phần trong chiến lược “Strategic Compass” mà EU đã công bố từ cuối năm 2021 nhưng được đẩy nhanh tiến độ triển khai sau khi xảy ra cuộc chiến tại Ukraina.

    Trả lờiXóa
  4. Cấm vận khí đốt của Nga sẽ không thực sự mang lại hiệu quả cho hòa bình, trái lại khí đốt lại được Nga sử dụng như vũ khí tối thượng. Nó có vẻ không làm Nga kiệt quệ về kinh tế mà ngược lại Nga đang có mùa thu hoạch lớn trên cánh đồng dầu khí, trong khi châu Âu phải oằn mình chống chịu và nhận ra rằng, họ đang tự hủy hoại chính mình.

    Trả lờiXóa
  5. Năng lượng của châu Âu chủ yếu dựa vào nhập khẩu. Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), hơn một nửa nhu cầu năng lượng của EU được đáp ứng bằng nhập khẩu ròng trong năm 2019, trong đó Nga chiếm hơn 40% lượng nhập khẩu khí đốt vào EU. Điều này một phần giải thích sự biến động cao về giá khí đốt mà châu Âu phải đối mặt trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine diễn ra.

    Trả lờiXóa
  6. Sau gần hai năm đình trệ do các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19, và nguồn dự trữ khí đốt bắt đầu cạn. Châu Âu trong cơn khát năng lượng, nay lại đối diện với sự cắt giảm nguồn năng lượng tự Nga quả thật là một tác động lớn đến cuộc sống người dân Châu Âu và nền kinh tế Châu Âu.

    Trả lờiXóa
  7. Sau Chiến tranh Lạnh, thậm chí từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, chưa bao giờ EU phải đối mặt với thách thức an ninh lớn như hiện nay. Hàng triệu người dân tại Ukraine sơ tán ở các nước láng giềng và cấu trúc an ninh châu Âu bị phá vỡ.

    Trả lờiXóa
  8. Hầu hết các nước châu Âu đang phải chứng kiến mức tăng kỷ lục của giá dầu do xung đột Nga-Ukraine ngày càng nghiêm trọng. Giá xăng lần đầu tiên vượt ngưỡng 2 euro/lít, đã tạo nên gánh nặng cho nền kinh tế. Trước đó, vào năm 2018, việc giá nhiên liệu tăng ở Pháp đã gây bất ổn xã hội. Đây vẫn luôn là vấn đề chính trị nhạy cảm và là hồi chuông cảnh báo các chính phủ phải hành động nhanh chóng để ổn định tâm lý của người dân. Còn về phía điện Kremlin, có vẻ Putin đang sử dụng nguồn cung khí đốt như một phương tiện để gia tăng sức ép chính trị

    Trả lờiXóa
  9. Nga là nhà sản xuất dầu khí lớn thứ ba trên thế giới. Trong số khoảng 5 triệu thùng dầu thô mà nước này xuất khẩu mỗi ngày, hơn một nửa trong số đó có điểm đến là các nước châu Âu. Theo số liệu năm 2019, 27% lượng dầu thô nhập khẩu của EU là đến từ Nga. Do đó, khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung năng lượng của EU, buộc các nước EU phải đưa ra những khoản trợ cấp cho các tài xế để ứng phó với sự leo thang của giá cả khi nguồn cung khan hiếm.

    Trả lờiXóa
  10. Giá năng lượng cao kỷ lục khiến các chính trị gia Liên minh châu Âu (EU) phải suy nghĩ cẩn trọng về khả năng cấm nhập khẩu các sản phẩm năng lượng từ Nga như Mỹ đã làm. Bởi lẽ, nếu làm theo Washington, EU sẽ phải gánh chịu hậu quả kinh tế nặng nề.

    Trả lờiXóa
  11. Trong kịch bản Nga ngừng mọi hoạt động xuất khẩu khí đốt sang châu Âu, lạm phát có thể tăng tới 1,3 điểm phần trăm. Viễn cảnh giá năng lượng tiếp tục tăng cao làm dấy lên lo ngại về thời kỳ “lạm phát đình trệ”, trong đó nền kinh tế toàn cầu bị bao vây bởi lạm phát cao cùng với tăng trưởng kinh tế chậm và tỷ lệ thất nghiệp cao.

    Trả lờiXóa
  12. Chẳng ai ngu gì mà đập đổ nồi cơm của mình như châu Âu đang làm đối với Nga. nguồn cung chiếm đến hơn 40% nhu cầu thì làm sao mà kiếm được nguồn thay thế ngay được Trong cuộc chơi này chỉ thấy thằng Mỹ là đểu nhất, ở tận trời xa cứ đứng ngoài xúi bẩy cả đồng minh và kẻ thù đánh nhau chí tử rồi hưởng lợi

    Trả lờiXóa
  13. Rồi cũng đến lúc các anh Tây cũng phải đi đêm đi ngày với Nga thôi, được người anh em nương tựa xúi bỏ Nga đi về bên anh anh lo cho rồi giờ tốn cho anh gấp mấy lần mua từ Nga mà anh còn phách lối Mấy ông châu âu cũng dở, Mỹ đã nói gì lúc kêu mấy ông cấm vận Nga thì giờ quay lại bóp Mỹ mà lấy khí đốt thôi. Mỹ ngon thì để ngang giá như giá của Nga bán xem nào

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog