Chia sẻ

Tre Làng

Phiên toà không phải dịp để truyền thông, tự do ghi âm, ghi hình

Khoai@

Tại Pháp lệnh vừa được công bố, hành vi ghi âm, ghi hình tại các phiên toà khi chưa được phép sẽ bị cấm. Bởi hành vi này được cho là gây cản trở hoạt động xét xử, ảnh hưởng đến quyền của những người tham gia vào phiên toà.

Thời gian gần đây, nhiều phiên xét xử tại toà án, không khó để nhìn thấy những hình ảnh như thế này (trôi hình). Hàng trăm facebooker, youtuber, streamer rầm rộ quay phim, chụp hình, livestream. Điều này, làm mất đi sự tôn nghiêm của toà án, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền riêng tư. Nhất là tại những phiên xét xử các vụ án hành chính, dân sự thì việc bị phanh phui đời tư cá nhân của các bên liên quan trên mạng xã hội là điều không ai muốn.

Ông NGUYỄN HOÀ BÌNH, Chánh án Toà án nhân dân tối cao: “Toà xử mà cũng livestream đưa hết lên mạng, không được phép của người dân, của người tham gia phiên toà và chủ toạ phiên toà là vi phạm quyền con người, quyền nhân thân. Kể cả trong vụ án hình sự cũng vậy, không chỉ có bị can, bị cáo là những người bị hạn chế về quyền con người, tham gia vụ án hình sự còn có những người khác, bị hại, người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người ta cũng có quyền bảo vệ bí mật tài sản của người ta.”

Theo quy định mới thì mọi hành vi tự ý ghi âm, ghi hình tại phiên tòa đều bị cấm. Báo chí có quyền cung cấp thông tin đến độc giả còn người dân cũng có quyền tiếp cận thông tin nhưng tự do báo chí hay tiếp cận thông tin đều phải nằm trong khuôn khổ pháp luật. Việc thực hiện quyền của cá nhân, tổ chức này nhưng lại làm ảnh hưởng đến quyền của cá nhân, tổ chức khác là điều pháp luật không cho phép.

Luật sư, TS PHẠM HUỲNH CÔNG, Nguyên Kiểm sát viên, Viện kiểm sát nhân dân tối cao: “Tất cả những sự việc diễn ra trong vụ án đâu phải mang toàn bộ bức tranh có tính tiến bộ của xã hội, ở đó có những chuyện không đẹp, không sạch, không văn hoá. Chúng ta mang tất cả cái đó lên trên mạng xã hội thì văn hoá đất nước là cái gì, văn hoá xét xử của phiên toà là gì, và trách nhiệm của chúng ta đến đâu.”

Nhiều nước trên thế giới, việc ghi hình dưới mọi hình thức, bao gồm cả livestream đều bị cấm nếu chưa được cho phép. Ngay cả việc phát trực tuyến phiên xử cũng phải có chỉ định theo tính chất vụ án. Người xem trực tuyến cũng bị cấm tải xuống hoặc ghi lại video dưới bất kỳ hình thức nào, dù là toàn bộ hay một phần, dù chỉ có hình ảnh hay âm thanh. Điều này cho thấy, hoạt động tư pháp tại Việt Nam đang theo hướng tiếp cận với thông lệ quốc tế chứ không hề có chuyện cấm cản báo chí, luật sư hay xét xử không công khai, minh bạch. Ở một góc độ rộng hơn thì pháp lệnh xử phạt này còn mang ý nghĩa quan trọng hơn đó là đảm bảo quyền con người.

TS NGUYỄN CHÍ CÔNG, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Toà án nhân dân tối cao: “Đối với chủ toạ phiên toà không phải được trao quyền quyết định cho ghi âm, ghi hình hay không cho mà trên cơ sở quy định của pháp luật. Trong những vụ án phải xét xử bí mật, vụ án cần bảo đảm bí mật thông tin, bí mật hình ảnh, đời tư của các bên đương sự, bí mật kinh doanh v.v... trong những trường hợp như thế đương nhiên chủ toạ không cho phép các đương sự cũng như các cơ quan, các nhà báo vào thực hiện các hoạt động ghi âm, ghi hình.”

Mục tiêu tối thượng khi tổ chức một phiên tòa là hướng đến một bản án đúng pháp luật, công tâm, tâm phục, khẩu phục, chứ không phải phiên tòa trở thành dịp để truyền thông. Việc quay phim, chụp ảnh, ghi âm tự do, tràn lan, vô tổ chức sẽ làm mất đi sự tôn nghiêm của toà án, ảnh hưởng nghiêm trọng quyền riêng tư. Vì vậy, quy định ghi âm, ghi hình tại phiên toà cần có sự cho phép của chủ toạ và những người tham gia tố tụng là điều cần thiết, văn minh.

Nguồn: Diệu Linh Tùng Dương Quang Sỹ Anh Đức

14 nhận xét:

  1. Theo Pháp lệnh, phạt tiền từ 7 – 15 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi: Ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử mà không được sự đồng ý của chủ toạ phiên toà hoặc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ trong phiên toà xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính; không tuân theo sự điều hành của Chủ toạ phiên toà về hoạt động ghi âm lời nói, ghi hình ảnh trong phiên toà xét xử vụ án hình sự.

    Trả lờiXóa
  2. Ghi âm, ghi hình phải tôn trọng quyền của người khác, họ có đồng ý không. Theo Phó Chánh án TANDTC luật đã quy định rồi, "không phải chúng tôi vẽ ra cái này để gây khó khăn cho báo chí".Văn phòng Chủ tịch nước sáng nay (29/8) họp báo công bố Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Pháp lệnh gồm bốn chương, 48 điều, có hiệu lực từ ngày 1/9.

    Trả lờiXóa
  3. Phó Chánh án Thường trực TANDTC Nguyễn Trí Tuệ cho biết, về nguyên tắc trong ba luật tố tụng, từ Bộ luật Tố tụng hình sự, Tố tụng dân sự, Tố tụng hành chính đều quy định việc xử lý vi phạm đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Nhưng các luật đó, chỉ quy định những nguyên tắc cơ bản, quy định chung, không quy định hành vi nào thì bị xử phạt, mức xử phạt thế nào, ai là người xử phạt... Những quy định cụ thể đó được quy định trong pháp lệnh này.

    Trả lờiXóa
  4. "Nếu ba luật tố tụng kia đã quy định cụ thể rồi thì không bao giờ ra đời Pháp lệnh này. Cái gì chưa rõ thì phải hướng dẫn tiếp. Vì vậy, luật xử lý vi phạm hành chính mới giao UB Thường vụ Quốc hội hướng dẫn", ông Tuệ nhấn mạnh.Trong các luật tố tụng đều quy định ghi âm, ghi hình HĐXX, những người tiến hành tố tụng thì phải được sự đồng ý của những người đó. Những người khác khi muốn ghi âm, ghi hình của những người tham gia cũng phải được sự đồng ý của họ.

    Trả lờiXóa
  5. Ông phân tích, đây là nguyên tắc thể hiện bảo đảm quyền con người: “Báo chí có quyền của báo chí, những người khác cũng có quyền công dân. Khi thực hiện quyền của người này thì không được xâm phạm quyền của người khác, đó là nguyên tắc tổng quát nhất”.

    Trả lờiXóa
  6. Phải có hướng dẫn về cách nhà báo xin phép ghi âm, ghi hình tại tòa.Thay vì nói chung chung cần quy định cụ thể những trường hợp nào k đc ghi âm ghi hình, trường hợp nào phải xin phép toà án hoặc đương sự còn lại phải cho ghi âm ghi hình

    Trả lờiXóa
  7. Luật báo chí quy định báo chí được phép ghi âm, ghi hình nhưng ghi âm, ghi hình cũng phải tôn trọng quyền của người khác, họ có đồng ý không?Phó Chánh án nêu: "Cái này luật quy định rồi, không phải chúng tôi vẽ ra cái này để gây khó khăn cho báo chí. Chúng tôi rất muốn tạo mọi điều kiện cho báo chí hoạt động nhưng luật quy định muốn vào tác nghiệp tại phiên toà (hình sự chẳng hạn) thì phải được sự đồng ý của chủ toạ phiên toà...".

    Trả lờiXóa
  8. "Nếu anh không xin phép, người ta biết được là anh đưa ảnh của HĐXX lên không xin phép hoặc chụp ảnh đương sự (trong vụ án ly hôn chẳng hạn) lên, người ta phát hiện ra bảo chưa xin phép và khiếu nại thì chắc chắn nhà báo sẽ bị xử lý. Chúng tôi chỉ mong muốn khi có quy định như vậy rồi, nhà báo khi tác nghiệp thực hiện cho đúng quy định, hỗ trợ cho toà hoạt động và cũng không làm ảnh hưởng đến quyền của người khác" Phó Chánh án khẳng định.

    Trả lờiXóa
  9. Phó Chánh án cũng cho biết, tới đây sẽ có hướng dẫn cụ thể hơn về việc xin phép ghi âm, ghi hình của phóng viên trong quá trình tác nghiệp. Ông Tuệ cũng dẫn chứng thực tế khi ông sang Hàn Quốc vào phòng xét xử không có người, ông muốn chụp ảnh chỉ để làm mẫu nhưng họ đã không cho phép và yêu cầu xoá ảnh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phiên tòa không thể là nới để các streamer tự do ghi hình được, không cấm sớm, mọi hoạt động cần thiết đã được quy định trong luật, việc quay phim tại phiên tòa không giúp ích được gì trong hoạt động tố tụng, mà ngược lại có thể gây ảnh hưởng tiêu cực khi bị kẻ xấu sử dụng

      Xóa
  10. Một quy định khác của Pháp lệnh, nếu luật sư vi phạm sẽ phải chịu mức chế tài cao hơn những đối tượng khác. Phó Chánh án Thường trực TAND Tối cao lý giải, luật sư là những người am hiểu pháp luật nên khi tham gia các hoạt động tố tụng cần tôn trọng pháp luật, thậm chí phải làm gương cho những người khác. “Như Tổng Bí thư nói, người làm công tác chống tham nhũng mà tham nhũng thì xử nặng hơn người bình thường, ở đây cũng vậy”, ông Tuệ cho hay.

    Trả lờiXóa
  11. Xét xử đúng sai phụ thuộc nhiều vấn đề chứ k phải phụ thuộc vào ghi âm ghi hình mấy anh ạ.Ghi âm, ghi hình trái phép tại tòa bị phạt tới 15 triệu đồng: Theo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng có hiệu lực từ 1/9/2022 quy định: Việc ghi âm, ghi hình của Hội đồng xét xử mà không được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa; ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ; ghi âm lời nói, ghi hình ảnh trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự không tuân theo sự điều hành của Chủ tọa phiên tòa bị phạt tiền từ 7-15 triệu đồng.

    Trả lờiXóa
  12. Một quy định đáng lưu ý trong pháp lệnh vừa được thông qua là phạt tiền từ 7 - 15 triệu đồng với hành vi “ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của HĐXX mà không được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa hoặc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính; không tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa về hoạt động ghi âm lời nói, ghi hình ảnh trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự”.

    Trả lờiXóa
  13. Việc không cho phép ghi âm, ghi hình ở phiên tòa, nhất là phiên tòa dân sự, hành chính là nhằm đảm bảo các quyền con người như quyền riêng tư; đồng thời tránh ảnh hưởng đến chất lượng phiên tòa vì việc ghi âm, ghi hình, livestream tại phiên tòa cũng có thể làm sao lãng sự tập trung của hội đồng xét xử

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog