Chia sẻ

Tre Làng

Nguyễn Thông loạn ngôn

Mặc dù đưa ra Slogan “Không bàn chuyện chính trị. Chỉ quan tâm vấn đề xã hội. Đá chỉ để xây chứ không để ném”, nhưng Nguyễn Thông luôn tự vả vào mặt mình khi trong thời gian qua, trên trang cá nhân bloger này liên tục có những bài viết hoàn toàn mang tính chính trị, thể hiện quan điểm hằn học, xuyên tạc sự thật, cố tình bôi nhọ, hạ thấp uy tín của lãnh đạo Đảng, Chính phủ và thể chế Nhà nước. Từng là giáo viên, nhà báo của những tờ báo lớn, ít nhiều có học vấn, nhận thức chính trị, vậy không hiểu cơn cớ gì mà Nguyễn Thông có thể loạn ngôn trong bài viết tung trên mạng xã hội “Thực chất cuộc chống tham nhũng tiêu cực của ông Trọng”. Ông ta cho rằng: “Phán toẹt ra, cuộc đốt lò của đảng và ông tổng bí thư là việc vô ích, mất thì giờ, thậm chí tào lao vớ vẩn, bởi nó không thể nào diệt trừ, chấm dứt được nạn tham nhũng. Nó chỉ có tác dụng trang điểm cho một thể chế bị mục ruỗng”.

Không thể tin được, một người mang danh trí thức lại có thế có tư duy lệch lạc, mất niềm tin, có cái nhìn u tối dẫn tới xuyên tạc, bịa đặt làm vậy. Tự buông mình ra khỏi những điều tốt đẹp, tử tế, Nguyễn Thông đã ghi danh vào bè lũ phản động, dân chủ cực đoan, chống phá chế độ và chắc chắn nhận cái giá đắt cho hành vi chống phá, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc…

Nghiên cứu về tham nhũng cho thấy, khi nào xã hội còn tư hữu và tồn tại các hình thức sở hữu khác nhau, các giai cấp khác nhau thì tham nhũng còn xuất hiện, tồn tại ở những mức độ và tính chất nhất định. Ở đâu có quyền lực, có tổ chức nhà nước mà bj tha hóa, không kiểm soát được quyền lực, không minh bạch hoạt động thì nguy cơ tham nhũng đều có thể xảy ra. Do đó, dù hình thức nhà nước nào, thể chế chính trị nào tham nhũng đều tồn tại. Thực tế, tham nhũng có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và các nước đều đặc biệt quan tâm tìm cách để phòng ngừa, xây dựng thiết chế ngăn chặn, hạn chế, đẩy lùi nạn tham nhũng. Vấn đề là có quyết tâm chống tham nhũng không và chống tham nhũng như thế nào? Chứ không phải “tham nhũng là sản phẩm của chế độ, thể chế chính trị ở Việt Nam” như Nguyễn Thông đã và đang rêu rao.

Thứ nhất, vì những nguy cơ mà tham nhũng đe dọa tới vị thế cầm quyền của Đảng, đe dọa nguy cơ tồn vong của Đảng và chế độ, Đảng ta luôn coi việc chống tham nhũng không chỉ để bảo vệ tài sản của Nhà nước, của nhân dân, mà còn để bảo vệ uy tín của Đảng. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) đã chỉ rõ: “Những hành vi lộng quyền, tham nhũng của một số cán bộ, nhân viên nhà nước chưa bị trừng trị nghiêm khắc”. Đảng thừa nhận và coi tham nhũng là nguyên nhân gây mất lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991 đã được bổ sung và phát triển năm 2011 nêu rõ một nội dung hết sức quan trọng: “Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn hại khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ XHCN và của Đảng”. Đây có thể xem là một cam kết chính trị trước nhân dân về công cuộc phòng chống tham nhũng. Việc đưa ra cảnh báo nghiêm khắc về nguy cơ mà tệ nạn tham nhũng gây ra thể hiện bản chất chính trị của Đảng đã thẳng thắn thừa nhận, nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật để có các biện pháp hữu hiệu phòng chống hiệu quả.

Công tác phòng, chống tham nhũng được Đảng xác định là nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, khó khăn phức tạp; phải tiến hành kiên quyết, liên tục, kiên trì, không nóng vội, không chủ quan, với những bước đi vững chắc, tích cực và có trọng tâm, trọng điểm; phòng chống tham nhũng cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp ; chủ động phòng ngừa, không để xảy ra tham nhũng, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng; không có ngoại lệ, không có “vùng cấm” trong chống tham nhũng ở Việt Nam.

Tính từ năm 2013 (năm thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương) đến hết năm 2020 đã khởi tố, điều tra 14.300 vụ với 24.410 bị can, xét xử sơ thẩm hơn 11.700 vụ với 22.600 bị cáo về tham nhũng kinh tế, chức vụ; hơn 110 cán bộ diện Trung ương quản lý bị kỷ luật (trong đó 27 là ủy viên, nguyên ủy viên TƯ, 4 ủy viên Bộ Chính trị và nguyên ủy viên Bộ Chính trị). Các cơ quan thanh tra, kiểm tra đã kiến nghị xử lý trách nhiệm hơn 14.000 tập thể và cá nhân sai phạm; chuyển cơ quan điều tra hơn 650 vụ việc có dấu hiệu tội phạm… Mới đây, hàng loạt cán bộ cao cấp ở tỉnh Bình Dương, Khánh Hòa và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cả đương chức và đã nghỉ hưu bị xử lý kỷ luật và truy tố vì các vi phạm. Từ những dẫn chứng trên để thấy rằng Đảng và Nhà nước Việt Nam quyết tâm chống tham nhũng và không bao che, dung túng cho quan liêu, tham nhũng lãng phí.

Thứ hai, chống tham nhũng được không và chống tham nhũng như thế nào?

Việt Nam đã chuyển từ mô hình Nhà nước Tập quyền XHCN sang mô hình Nhà nước Pháp quyền XHCN. Đây là bước đổi mới trong tư duy lý luận về xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước của Đảng. Về tổ chức quyền lực nhà nước, chúng ta tổ chức theo nguyên tắc: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Đây là cơ sở chính để Đảng lãnh đạo hoạt động kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và công tác phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay. Đảng cũng đã chỉ rõ: Tham nhũng trong công tác cán bộ là dạng tham nhũng phổ biến nhất và cũng khó chống nhất. Nếu không có giải pháp kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ thì công cuộc phòng, chống tham nhũng hết sức khó khăn và hệ quả sẽ hết sức nghiêm trọng.

Một trong những yếu tố hết sức quan trọng để công tác phòng, chống tham nhũng của chúng ta đạt hiệu quả là Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng có nhiều nhà lãnh đạo cao cấp tham gia và đặc biệt, đứng đầu Ban chỉ đạo cũng là người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông là người vừa có tầm, có tâm và chính là vị nhạc trưởng cho công tác phòng chống tham nhũng hiện nay ở nước ta.

Một điều quyết định đến sự thành công của công tác phòng, chống tham nhũng là việc xử lý cán bộ, công chức, đảng viên tham nhũng, vi phạm pháp luật được toàn bộ nhân dân Việt Nam đồng tình ủng hộ – “Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Quan điểm, chủ trương của Đảng về phòng chống tham nhũng được đề cập ở hầu hết các văn kiện lớn của Đảng như: Cương lĩnh, Nghị quyết Đại hội Đảng… không thể “cứ loay hoay phát cành, tỉa nhánh, xén lá, phạt ngọn…” như Nguyễn Thông rêu rao. Luận điệu này đã cũ rích mà không hiểu một người khoác áo trí thức như Nguyễn Thông cứ nhai đi nhai lại thế!

Việc bàn về các vấn đề chính trị là không có gì sai trái. Nhưng đã dán lên mặt cái biển “không bàn chuyện chính trị” mà mở mồm ra là phán xằng, bàn bậy về chính trị thì Nguyễn Thông là loại gì chắc ông tự biết! Đất nước luôn cần đến những đóng góp của đội ngũ trí thức với những ý kiến phản biện sâu sắc, đúng đắn, mang tinh thần xây dựng xã hội ngày càng dân chủ, văn minh. Nhưng với những “khối ung nhọt” chống phá, xuyên tạc của loại mang danh trí thức “trở cờ”, thoái hóa, biến chất như kẻ loạn ngôn Nguyễn Thông cần sớm được loại bỏ.

LTH.

8 nhận xét:

  1. Không thể tin được, một người mang danh trí thức lại có thế có tư duy lệch lạc, mất niềm tin, có cái nhìn u tối dẫn tới xuyên tạc, bịa đặt làm vậy. Tự buông mình ra khỏi những điều tốt đẹp, tử tế, Nguyễn Thông đã ghi danh vào bè lũ phản động, dân chủ cực đoan, chống phá chế độ và chắc chắn nhận cái giá đắt cho hành vi chống phá, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc…

    Trả lờiXóa
  2. Nguyễn Thông trên trang cá nhân bloger này liên tục có những bài viết hoàn toàn mang tính chính trị, thể hiện quan điểm hằn học, xuyên tạc sự thật, cố tình bôi nhọ, hạ thấp uy tín của lãnh đạo Đảng, Chính phủ và thể chế Nhà nước. Từng là giáo viên, nhà báo của những tờ báo lớn, ít nhiều có học vấn, nhận thức chính trị, vậy không hiểu cơn cớ gì mà Nguyễn Thông có thể loạn ngôn trong bài viết tung trên mạng xã hội “Thực chất cuộc chống tham nhũng tiêu cực của ông Trọng”.

    Trả lờiXóa
  3. Quả đúng bàn luận về các vấn đề chính trị, xã hội là thuộc quyền của công dân và không hề sai trái. Tuy nhiên, đó phải là những phản biện có tính xây dựng, với mục đích tích cực là đóng góp vào sự tiến bộ của xã hội và sự phát triển của đất nước chứ không phải những lời chỉ trích tiêu cực chứa đựng ý đồ xấu hạ bệ uy tín của nhà nước và chính quyền. Càng nực cười hơn khi tên Nguyễn Thông này đeo mác trí thức không luận bàn chuyện chính trị mà vẫn rêu rao những lời lẽ mang đậm tính loạn ngôn, biến chất.

    Trả lờiXóa
  4. Cái thằng rảnh rỗi ở không không có việc gì làm này suốt ngày rảnh quá hay gì mà cứ hết lần này đến lần khác đi xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ chính quyền. Cũng đến chịu với mấy lời văn vẻ đó luôn á, nghe mà tởm hết cả người với những âm mưu xấu xa, đê tiện lộ lộ trần trụi

    Trả lờiXóa
  5. Từ những mâu thuẫn cá nhân, cộng với cái thói đề cao cái tôi của mình, Nguyễn Thông lại tham gia vào làng Blogger với những bài viết xuyên tạc, đá xoáy chính quyền mặc dù trên trang blog của ông ta có đăng dòng tít hoành tráng “Không bàn chuyện chính trị. Chỉ quan tâm các vấn đề xã hội”, thực chất, đây chỉ là vỏ bọc của ông ta, trong hầu hết các bài viết của mình, ông ta luôn đan xen, lồng ghép những câu từ tỏ rõ sự hằn học, bất mãn với chế độ.

    Trả lờiXóa
  6. Chỉ những người băng hoại đạo đức và tư tưởng thoái hoá thì mới đi cổ suý cho chuyện tham nhũng và bài trừ chống tham nhũng thôi Công cuộc phòng chống tham nhũng do bác Trọng lãnh đạo đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của nhân dân mà ông này nói vô ích,nếu vô ích thì tại sao được nhân dân đồng tình ủng hộ như thế. Mắc mệt, có tư tưởng phản động thì câu trước câu sau là lòi ra ah, văn vở chi vậy


    Trả lờiXóa
  7. Nhưng với những “khối ung nhọt” chống phá, xuyên tạc của loại mang danh trí thức “trở cờ”, thoái hóa, biến chất như kẻ loạn ngôn Nguyễn Thông cần sớm được loại bỏ. Mắc mệt, có tư tưởng phản động thì câu trước câu sau là lòi ra ah, văn vở chi vậy

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog