Chia sẻ

Tre Làng

“TRONG CHIẾN TRANH, KHÔNG AI LÀ NGƯỜI CHIẾN THẮNG”

“Trong chiến tranh, có cái chết, sự hủy diệt nhưng không ai thực sự chiến thắng. Và cách tốt nhất để tránh chiến tranh là học hỏi lẫn nhau, nói với nhau, trao đổi ý kiến với nhau, trao đổi sự khác nhau về văn hóa, chính trị” – cựu Thống đốc bang Massachusett Michael Dukakis chia sẻ.


Ông Micheal Dukakis


Dưới đây là lược trích nội dung bàn tròn giữa ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc TranNhanTong Academy và ông Michael Dukakis.

- Là cố vấn của Giải thưởng Trần Nhân Tông về Hòa giải , ông thấy chúng ta nên làm gì để lý tưởng Hoà giải đi vào cuộc sống?

Michael Dukakis : Tôi nghĩ chúng ta cần trao đổi văn hóa, cần khách đến thăm, cần nhiều cơ hội để ngồi lại với nhau, nói chuyện và trao đổi các ý tưởng, xem chúng ta có thể hiểu lẫn nhau không. Việt Nam hiện tại là một nơi năng động xét trên góc độ kinh tế, góc độ văn hóa. Và một trong những điều chúng ta phải làm tốt hơn ở Mỹ là không chỉ đưa ra lời khuyên cho nhau mà phải học hỏi lẫn nhau.

Chúng tôi có nhiều điều phải học từ phần còn lại của thế giới mặc dù chúng tôi có thể giúp đỡ các nước khác. Và đó là một trong những điều mà tôi muốn nhìn thấy người Mỹ thực hiện bởi vì chúng tôi không hoàn hảo. Tôi luôn lo lắng rằng mọi người chỉ nhắc đến Mỹ như là một siêu cường quốc. Thế giới hiện nay không có siêu cường quốc nào cả. Nhưng thứ mà tôi muốn thấy là xây dựng một cộng đồng các quốc gia làm việc cùng nhau, lắng nghe nhau, tôn trọng lẫn nhau và qua thời gian, chúng ta sẽ xây dựng được một Liên Hiệp Quốc như một thực thể luật pháp quốc tế và quan hệ văn hóa mạnh mẽ hơn, nhờ đó mang con người xích lại gần nhau hơn. Đối với tôi thì Quỹ Văn hóa Boston, chuyến đi của chúng ta và của những người khác có thể góp phần xây dựng nên một cộng đồng như vậy. Thậm chí chúng ta có thể làm tốt hơn nữa.

- Ông nghĩ gì về tương lai hoà giải trên thế giới? Ông có nghĩ rằng có rất nhiều thách thức để có hòa giải không?

Luôn có những thách thức, nhưng mặt khác tôi nghĩ rằng con người đang dần mệt mỏi vì chiến tranh. Trong một cuộc chiến tranh không có ai là người chiến thắng. Có cái chết, sự hủy diệt nhưng không ai thực sự chiến thắng. Và cách tốt nhất để tránh chiến tranh là học hỏi lẫn nhau, nói với nhau, trao đổi ý kiến với nhau, trao đổi sự khác nhau về văn hóa, chính trị. Đó là cách bạn mang thế giới lại gần nhau và khiến cho chiến tranh không phải là cách giải quyết xung đột.

Và tôi tin rằng chúng ta có thể làm được điều đó. Và nếu Việt Nam và Mỹ có thể chứng minh 2 quốc gia đã từng ở hai bên chiến tuyến, trên thực tế bây giờ lại có thể đến với nhau, làm việc cùng nhau, phát triển mối quan hệ tốt đẹp. Thậm chí Đức và Châu Âu đã làm được điều đó sau chiến tranh thế giới thứ 2, tôi nghĩ rằng đó sẽ là đóng góp to lớn cho nền hòa bình thế giới và để cả thế giới hiểu về sự hòa giải. Tôi nghĩ rằng điều này cực kỳ quan trọng

Ông nghĩ điều gì là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn giữa 2 phía nếu 2 phía có những tranh chấp và trở thành kẻ thù của nhau?

Micheal Dukakis: Mọi người trở thành kẻ thù trong nhiều trường hợp vì họ không hiểu nhau. Họ không hiểu nhau và không dành thời gian cho nhau, họ không ngồi xuống cùng nhau. Và khi quá trình bắt đầu, chúng tôi khám phá ra rằng dù là người Mỹ hay người VIệt Nam hay người gì đi nữa, tất cả chúng ta đều có những hi vọng, những khát vọng rất tương đồng cho chính chúng ta, cho con cái của chúng ta, cho đất nước của chúng ta.

Tôi nghĩ chúng ta muốn hòa bình, chúng ta muốn cơ hội để thể hiện bản thân, chúng ta muốn con cái chúng ta có thể làm tốt hơn chúng ta, chúng ta muốn chúng có một nền giáo dục ưu tú, chúng ta muốn hòa thuận với nhiều hàng xóm nhất có thể và muốn nhiều cơ hội để thể hiện bản thân nhất có thể. Và sự thật là không quan trọng chúng ta là ai, mọi người là ai, ngôn ngữ của họ là gì, địa vị của họ là gì, nền tảng đạo đức tôn giáo của họ là gì. Nhưng bạn không hiểu điều đó cho đến khi bạn có cơ hội dành thời gian với mọi người. Đấy là lý do tại sao các chuyến thăm, các buổi hòa nhạc và tất cả những điều này lại quan trọng đến như vậy.

Đó là lý do tại sao thông qua Quỹ Văn hóa Boston, chúng tôi tổ chức nhiều buổi hòa nhạc miễn phí và hòa nhạc hòa giải thường niên. Và chúng tôi tự hào rằng đây là lần thứ 3 chúng ta có âm nhạc như là một ngôn ngữ chung, ngôn ngữ trực tiếp từ trái tim đến trái tim cho bất kỳ quốc gia nào trên thế giới và bất kỳ người nào trên thế giới.

Hiện nay, chúng ta có cộng đồng người Việt tại Mỹ và tôi đang bắt đầu dạy một vài trong số những thanh viên người Việt ở Mỹ. Họ là những thanh niên tuyệt vời và họ muốn tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội. Khi tôi giảng dạy ở Đại học California (UCLA), tôi biết có một cộng đồng người Mỹ gốc Việt đông đảo đặc biệt là Bờ Tây nước Mỹ. Và không có lý do gì khiến điều này không thể là một phần của quá trình hòa giải. Và những thanh niên mà tôi đang dạy có thể là một phần trong đó.

- Theo ông, trong tương lai, những mâu thuẫn chính trị trên thế giới có giảm đi không? Liệu thế kỷ 21 sẽ tốt hơn, hay như cũ hay sẽ tệ hơn thế kỷ 20?

Tôi nghĩ rằng nó nó sẽ tốt đẹp hơn nhưng chúng ta phải là việc chăm chỉ vì điều đó. Nó không tự nhiên mà xảy ra. Tôi thấy ngày càng nhiều người không tin rằng sự xung đột có thể giải quyết vấn đề. Ồ vâng, chúng ta đang đối mặt với những mâu thuẫn có vẻ như không thể hòa giải được, nhưng thật ra không có mâu thuẫn nào là không thể hòa giải. Chẳng hạn như xung đột giữa Mỹ và Iran hiện nay chẳng hạn. Chúng ta phải hiểu rằng tình hình hiện nay phần lớn là kết quả của việc Mỹ lật đổ chính phủ được bầu một cách dân chủ ở Iran năm 1953. Rất nhiều mâu thuẫn giữa Mỹ và Iran sẽ không tồn tại nếu chúng tôi đã không làm thế.

Và đó là bài học mà chúng ta phải học một cách cẩn trọng khi cố gắng xây dựng cảm giác hòa hợp ở tất cả mọi nơi. Có cách để giải quyết những vấn đề này mà không cần phải ra ngoài giết chóc. Tôi thực sự tin vào điều đó và tôi lạc quan về thế kỉ 21 vì tôi đã nhìn thấy Chiến tranh Lạnh kết thúc vào cuối thế kỷ 20. Và tôi nghĩ thế giới vẫn có những vấn đề riêng của nó, nhưng thực sự đã tốt hơn, có phần nào đó ít mâu thuẫn và có khả năng sẽ ít mâu thuẫn hơn nữa qua thời gian.

- Khi nói chuyện với những người dân và các nhà lãnh đạo Mỹ, ông chia sẻ với họ điều gì và thuyết phục họ làm gì để khiến Mỹ trở nên tốt hơn và khiến thế giới trở nên tốt hơn trong việc hòa giải, hòa bình và thịnh vượng ?

Tiến trình ấy phải bắt đầu từ nước Mỹ. Chúng tôi có một số hòa giải cần phải được làm thường xuyên ở nước Mỹ. Chúng tôi vẫn có những người cãi nhau với người khác vì tất cả vấn đề và những thứ như vậy. Nhưng đa phần người Mỹ nhìn chung đều muốn hòa bình. Tôi không nghĩ là chúng tôi nên tiêu tốn hàng tỉ đô la cho quốc phòng, an ninh để có được nó. Chúng tôi có ngân sách quốc phòng khổng lồ nhưng tôi không nghĩ rằng nó thực sự phù hợp để giải quyết các vấn đề và nguy cơ mà nước Mỹ đang đối mặt ngày nay. Vì vậy tôi muốn nhìn thấy Mỹ dành ít tiền hơn vào quân đội và tiếp tục xây dựng hòa bình, xây dựng đồng thuận và hòa hợp. Tôi nghĩ làm việc cùng nhau, chúng ta sẽ tạo ra một tiến bộ phi thường. Tôi không nghi ngờ về điều đó.

Theo TranNhanTong.Net

10 nhận xét:

  1. TRONG CHIẾN TRANH, KHÔNG AI LÀ NGƯỜI CHIẾN THẮNG.

    Trả lờiXóa
  2. Trong trò chơi không một ai thắng ai!

    Trả lờiXóa
  3. Cách tốt nhất để tránh chiến tranh là học hỏi lẫn nhau, nói với nhau, trao đổi ý kiến với nhau, trao đổi sự khác nhau về văn hóa, chính trị.

    Trả lờiXóa
  4. TRONG CHIẾN TRANH, KHÔNG AI LÀ NGƯỜI CHIẾN THẮNG

    Trả lờiXóa
  5. Hi vọng thế giới sẽ không còn chiến tranh nữa!

    Trả lờiXóa
  6. nếu không có chiến tranh thì biết bao người đã không phải đổ máu, biết bao gia đình đã không phải chịu cảnh tan nát đau thương..

    Trả lờiXóa
  7. Vì một thế giới hòa bình, chúng ta hãy học hỏi, tăng cường giao lưu trao đổi hơn nữa,

    Trả lờiXóa
  8. Người trong cuộc là người hiểu nỗi đau chiến tranh hơn ai hết.

    Trả lờiXóa
  9. Chẳng có ai là người thắng cuộc cả! Chiến tranh là trò chơi sinh tử bất đắc dĩ.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog