Chia sẻ

Tre Làng

NGHE MỸ VÀ PHƯƠNG TÂY NÓI HAY NHÌN MỸ VÀ PHƯƠNG TÂY LÀM?

Mỹ và phương Tây luôn kêu gọi tự do, dân chủ. Đó là phương diện phát ngôn, còn hãy nhìn những hành động của họ, nào là sử dụng quân sự can thiệp vào nước khác, nào là sử dụng quyền biểu quyết để bác quyền độc lập của quốc gia khác, nào là sử dụng sức mạnh kinh tế để cấm vận, bao vây kinh tế các quốc gia khác.

Ngày 25-10, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) một lần nữa đồng loạt khẳng định ủng hộ nhân dân Cu-ba khi lên án và yêu cầu Mỹ chấm dứt ngay chính sách đơn phương cấm vận kinh tế, thương mại, tài chính áp đặt lên nước láng giềng này trong nửa thế kỷ qua.

Đây là năm thứ 20 liên tiếp Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết “Sự cần thiết chấm dứt cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính của Mỹ chống Cu-ba” với sự ủng hộ của đa số tuyệt đối (186/192) các nước thành viên LHQ, chỉ có 2 phiếu chống (Mỹ và I-xra-en) và 3 phiếu trắng (Mi-crô-nê-xi-a, quần đảo Mác-san và Pa-lao). Kết quả này cho thấy, ngày càng nhiều quốc gia đứng về phía nhân dân Cu-ba, ủng hộ việc bãi bỏ chính sách bao vây cấm vận của Mỹ đối với Cu-ba và càng chứng tỏ tính chất phi lý, vô nhân đạo và lỗi thời của chính sách này.

Số nước ủng hộ Cu-ba chiếm tuyệt đại đa số thành viên LHQ cho thấy, sự phản đối trên phạm vi toàn cầu trước việc Mỹ tiếp tục cấm vận chống Cu-ba kéo dài qua nhiều đời tổng thống. Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ nhấn mạnh, Việt Nam chia sẻ quan điểm của cộng đồng quốc tế trong việc kêu gọi Mỹ chấm dứt lệnh cấm vận Cu-ba. Đại sứ khẳng định các chính sách và biện pháp cấm vận của Mỹ chống Cu-ba, trong đó có đạo luật Helms-Burton, đã vi phạm luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ, vi phạm quyền tự quyết của các dân tộc, trong đó có quyền tự lựa chọn hệ thống chính trị và đường lối phát triển.

Năm 1962, sau thất bại của vụ can thiệp Vịnh Con Lợn, Mỹ bắt đầu áp dụng lệnh cấm vận toàn diện với Cu-ba. Kể từ đó, mỗi Tổng thống Mỹ lên cầm quyền đều củng cố lệnh này. Đến năm 1992, Oa-sinh-tơn lại đưa ra Đạo luật Helms-Burton trừng phạt bất cứ công ty nước ngoài làm ăn giao dịch với Cu-ba.

Khỏi phải nói “bức tường” mà Mỹ dựng lên nhằm cô lập Cu-ba với thế giới bên ngoài đã gây thiệt hại to lớn thế nào với đất nước này. Chính phủ Cu-ba ước tính, trong nửa thế kỷ qua, việc phong tỏa của Mỹ đã gây tổn thất tài chính vào khoảng 975 tỷ USD. Rất nhiều chương trình xã hội như y tế, giáo dục, văn hóa, khoa học, giao thông vận tải và các dịch vụ khác của Cu-ba đã gặp nhiều khó khăn.

Nhưng thời thế đã đổi thay và biện pháp cấm vận ngày càng tỏ ra lỗi thời và vô tác dụng. Thực tế 50 năm qua cho thấy, bất chấp sự chống phá và sức ép của lệnh bao vây cấm vận, Cu-ba vẫn đứng vững và tiếp tục phát triển. Cu-ba đã đạt một số thành tựu về xã hội như bảo vệ sức khỏe toàn dân, giáo dục đại học và phổ thông, bảo đảm lương thực cho người dân... Hầu như không có ai nghĩ rằng, những biện pháp như vậy sẽ giúp Nhà Trắng thực hiện được mục tiêu thay đổi chế độ chính trị ở Cu-ba. Trái lại, ngày càng xuất hiện những tiếng nói đòi Oa-sinh-tơn phải từ bỏ chính sách này. Thậm chí ngay cả những nhân vật chính trị Mỹ có tiếng và nhiều ảnh hưởng cũng đã lên tiếng phản đối chính sách lỗi thời của nước Mỹ với Cu-ba. Hồi năm 2009, Thượng nghị sĩ cấp cao của Đảng Cộng hòa R.Lu-ga (R.Lugar) đã làm dư luận bất ngờ khi tuyên bố: “Sau gần nửa thế kỷ, lệnh cấm vận đơn phương của Mỹ với Cu-ba đã không đạt được cái mục tiêu gọi là "đem nền dân chủ đến cho nhân dân Cu-ba". Lệnh trừng phạt đó chỉ khiến người dân Cu-ba hy sinh nhiều hơn, cống hiến nhiều hơn cho đất nước”.

Trong khi đó, dù bao vây, cấm vận Cu-ba trong suốt 50 năm qua, nhưng thật trớ trêu, nhiều người Mỹ lại cho rằng, chính nước Mỹ mới phải trả giá lớn hơn vì cuộc cấm vận. Các công ty Mỹ bị thiệt hại hàng tỷ USD vì không làm ăn được với Cu-ba, chưa kể những cơ hội kinh doanh lớn ở Cu-ba trong tương lai, đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí. Cu-ba mới phát hiện những mỏ dầu có trữ lượng lớn (lên đến 20 tỷ thùng). Một chuyên gia về Cu-ba ở Đại học Nebraska của Mỹ nhận xét: “Với trữ lượng dầu mỏ như vậy, cục diện trong cuộc đối đầu giữa Mỹ - Cu-ba sẽ thay đổi. Một khi Cu-ba tự chủ được về kinh tế, lệnh cấm vận của Mỹ coi như không còn tác dụng nữa”.

Ngoài ra, xét về mặt chính trị, chính sách cấm vận chống Cu-ba đã khiến Oa-sinh-tơn mất vị trí ngay tại khu vực từng được coi là "sân sau" của Mỹ, là chướng ngại vật lớn nhất trên con đường cải thiện quan hệ của Mỹ với các nước Mỹ La-tinh. Có lẽ vì vậy mà kể từ khi chính thức nhậm chức tổng thống hồi tháng giêng năm 2009, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma đã có những quyết định nhằm làm dịu căng thẳng trong quan hệ với Cu-ba. Tuy nhiên, đó chỉ là “muối bỏ biển” vì dù cam kết cải thiện quan hệ với Cu-ba nhưng Tổng thống B.Ô-ba-ma (B.Obama) vẫn chưa có ý định dỡ bỏ lệnh cấm vận chống Cu-ba.

Cũng như 20 lần trước, vấn đề dỡ bỏ cấm vận chống Cu-ba này vẫn phải chờ Hội đồng Bảo an LHQ “đang xem xét và giải quyết”. Dù tuyệt đại phần lớn các quốc gia thuộc LHQ đã thông qua nghị quyết lên án và yêu cầu xóa bỏ sự cấm vận của Mỹ ở Cu-ba, nhưng do không có tính ràng buộc nên chưa thể buộc Oa-sinh-tơn thay đổi chính sách đối với Cu-ba. Tuy vậy, trong 20 năm gần đây, nền chính trị thế giới đã có nhiều biến đổi lớn, kinh tế thế giới cũng đã phát triển vượt bậc. Trong bối cảnh thế giới ngày nay, chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ chống Cu-ba rõ ràng đã trở nên quá lạc hậu, đi ngược lại trào lưu phát triển của thế giới, ngược lại với chính các tuyên bố bảo vệ quyền con người của chính quyền Mỹ. Việc Đại hội đồng LHQ với đa số phiếu tuyệt đối hối thúc Mỹ dỡ bỏ cấm vận Cu-ba đã minh chứng điều đó.

Ôi "tự do", "dân chủ", "nhân quyền"...

Khoằm

6 nhận xét:

  1. Nặc danh10:03 22/12/13

    Xin loi.Du chua tot tuyet doi nhung nhan quyen va dan chu cua My va chau Au van dang tiep tuc hoan thien.Va ve lanh vuc nay ho hon chung ta rat nhieu,k ke nao co the phu nhan duoc.Mang trong minh nhieu u nhot,suot ngay xin vien tro,ho tro cua nguoi ta ma con len mat la nhuc nha lam may ong DLV oi.Tha im me no di cho dan no do tuc cai lo tai.

    Trả lờiXóa
  2. người dân15:11 22/12/13

    Xin lỗi.Dù chưa tốt tuyệt đối nhưng nhân quyền và dân chủ của Mỹ va châu Âu vẫn đang tiếp tuc hoàn thiện.Và về lĩnh vực này ho hơn chúng ta rất nhiều,không kẽ nào có thể phủ nhận đươc.Mang trong mình nhiều Ung nhot,suốt ngày Quỳ lạy xin tiền viện trợ,hổ trợ của người ta mà còn lên mặt là nhuc nhã lắm mấy ông Xuyên tạc viên ơi.! Thà im mẹ nó đi cho dân nó đỡ tức cái lỗ tai.

    Trả lờiXóa
  3. Sự thật Mỹ và phương Tây mới thực sự vi phạm nghiêm trọng quyền con người nên họ không có tư cách gì để nói điều này với các quốc gia khác.

    Trả lờiXóa
  4. ghớm, mấy nước lớn như Mỹ chỉ được cái to tiếng thôi, suốt ngay cứ phát biểu này nọ trên các diễn đàn của thế giới rằng mình là một nước đảm bảo nhân quyền rồi tự do, dân chủ! thế nhưng cứ nhìn vào những vụ việc và cách giải quyết của họ mà xem! rồi hãy xem những người tù binh của Mỹ phải chịu những hình thức xử phạt như thế nào, tra tấn có dã man không? còn chưa kể tới những đợt nghe lén, nghe trộm thông tin của người khác nữa! nói tóm lại là cũng chưa chắc đã có được nhiều nhân quyền ở đất nước Mỹ ấy đâu!

    Trả lờiXóa
  5. mấy nước đế quốc này chỉ nói là hay thôi chứ làm ăn thì chán như ...ấy.đã thế còn cứ to mỗm can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác

    Trả lờiXóa
  6. Nặc danh07:53 23/12/13

    Có mấy thằng ngu như thắc mắc rằng vì sao các hình ảnh trên lại có súng AK47, một loại vũ khí do Lien Xô sản xuất.
    Người cầm súng AK47 không nhất thiết là LX hay Nga trong bối cảnh buôn bán vũ khí như hiện nay.
    Mấy thằng ngu có trả lời được vì sao Ta và ngay cả tàu khụa vũ khí của Mỹ?

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog