Chia sẻ

Tre Làng

TRUNG QUỐC LẠI BẮT ĐẦU CHIẾN DỊCH GÂY HẤN?

LâmTrực@

Sau khi tàu sân bay Liêu Ninh rút khỏi khu vực Biển Đông, trong bối cảnh căng thẳng ở những khu vực tranh chấp không có dấu hiệu hạ nhiệt, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh các hành động gây hấn với láng giềng, mà chủ yếu nhằm vào Việt Nam và Philippines.

Mới hôm qua, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc cho phát đi đoạn video mô tả tàu Hải giám Trung Quốc đâm tàu Việt Nam với những lời bình "tự sướng" như một hành động ăn mừng. Sự kiện này được các chuyên gia quốc tế đánh giá là mang tính răn đe là chính, và rằng nó đi ngược lại chủ trương "gác lại quá khứ, hướng tới tương lai" mà Bắc Kinh vẫn nói với Việt Nam.

Nhiều người cho rằng hành động "cẩu thả cố ý" về mặt ngoại giao như trên phản ánh bản chất cố hữu của nền văn hóa Trung Hoa, và nó diễn ra vào thời điểm này là để giải tỏa áp lực ra bên ngoài, phần nào xoa dịu những bất ổn trong lòng xã hội Trung Quốc, đồng thời kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan vốn đã vượt quá  giới hạn của người Trung Quốc.

Trước đó, Trung Quốc đã có hàng loạt hành động phi pháp trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Ngay trong ngày 1/1/2013, giới chức ngang nhiên tổ chức lễ thượng cờ Trung Quốc tại đảo Phú Lâm. Cũng tại đây, Trung Quốc bắt đầu triển khai cái gọi là đợt huấn luyện chấp pháp, xử phạt tàu đánh bắt phi pháp năm 2014 với sự tham gia của 14 thuyền và 190 nhân viên. Tờ Nhân Dân nhật báo còn lớn tiếng viết rằng “đối tượng đánh bắt phi pháp” sẽ bị phạt 5.000 nhân dân tệ (hơn 17 triệu đồng) và bị tịch thu thiết bị. Cùng ngày, giới chức Trung Quốc công bố wesbite của “chính quyền TP.Tam Sa” và phát hành “nhật báo Tam Sa”, theo Tân Hoa xã. Chưa hết, “Thị trưởng Tam Sa” Tiêu Kiệt ngang nhiên tuyên bố năm 2014 sẽ là “cơ hội để phát triển xây dựng thành phố”. Song song với những hành động trên, Trung Quốc đang ra sức xây dựng nhiều công trình, cơ sở hạ tầng như lập trung tâm chọn thầu và trung tâm kế toán - hạch toán, hệ thống điện mặt trời… Thậm chí, Nhân Dân nhật báo ngày 3.1 ngang nhiên đăng bài khoe rằng tại Phú Lâm đã có khu thương mại tương tự như Vương Phủ Tỉnh (một trong những phố mua sắm nổi tiếng nhất ở Bắc Kinh). Theo đó, khu thương mại nằm trên con đường mang tên Bắc Kinh ở Phú Lâm, có siêu thị, bệnh viện, bưu điện, máy rút tiền…Những hành vi này rõ ràng vi phạm chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngay mới hôm qua, đi kèm với việc tuyên truyền công khai video trên truyền hình, Trung Quốc lại có những hành động dã man, tàn ác với các ngư dân Việt Nam đang làm ăn trên chính quê hương họ, vùng ngư trường của tổ tiên là khu vực quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc cưỡng chiếm từ 1974, trước sự làm ngơ của Hoa Kỳ, và sự bất lực của Hải quân Việt Nam Cộng hòa.

Theo những bản tin mới nhất trên báo sáng nay, trong lúc đánh bắt tại quần đảo Hoàng Sa, một tàu cá ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi đã bị "tàu lạ" khống chế, chặt cột cờ, đập phá và lấy đi nhiều tài sản. 

Hành động của những "người lạ trên những chiếc tàu lạ" vừa mang màu sắc chính trị (chặt cột cờ) vừa mang màu sắc của cướp biển (đập phá  tài sản, cướp đi nhiều tài sản).

Chuyến đi này 12 thuyền viên trên tàu hy vọng một đợt bội thu sau những ngày biển động nhưng không thành. Một thuyền viên quê Hà Tĩnh vào làm thuê nói:
Tôi cứ nghĩ chuyến biển này mấy anh em kiếm được khá vì thấy trúng đậm, ai dè bị cướp hết. Thế là dự định về quê ăn tết phải nán lại để đi chuyến tiếp theo mong có tiền về quê.
Đồn phó Đồn biên phòng Lý Sơn, ông Ngô Văn Hiếu cho biết:
Sáng 5-1, chúng tôi đã tiếp nhận tin báo từ những thuyền viên trên tàu cá QNg 95739 do ông Phạm Quang Thạch làm thuyền trưởng về việc tàu bị khống chế, đập phá đồ đạc và cướp đi gần sáu tấn cá. Hiện chúng tôi đang tiến hành điều tra làm rõ và báo thông tin trên cho đồn biên phòng tỉnh.
Những nhà quan sát cho rằng, việc cướp phá, hủy hoại phương tiện liên lạc, đánh đập ngư dân, lấy đi tài sản mà không phải là giết họ có giá trị như một lời răn đe của "thế giới ngầm" khi nhưng ngư dân thông báo lại tin cho những người có ý định đến khu vực này đánh bắt cá.

Những hành động này có lẽ là sự khởi đầu cho một chiến dịch gây hấn mới của Bắc Kinh đối với các nước láng giềng vào năm 2014.

8 nhận xét:

  1. Thật là đáng thương những người con Việt Nam hàng ngày bám biển mưu sinh từ bao nhiêu năm nay, thật là căm phẫn với những hành động đê hèn như vậy. Cứ mỗi ngày một vài vụ gây hấn như thế này, thử hỏi những ngư dân Việt Nam có thể tiếp tục căng buồm ra khơi tại chính nơi thuộc chủ quyền của đất nước mình với niềm tin vào một chuyến đi an lành và nặng cá hay không nếu tính mạng và tài sản cứ liên tiếp bị đe dọa như vậy? ...đây cũng là một điều đáng để suy nghĩ.

    Trả lờiXóa
  2. Không thể nào chấp nhận được cho những việc làm của bọn tàu khựa.Chúng nó không biết xấu hổ là gì hay sao.Lúc nào cũng nhận vơ chủ quyền của nước khác.Chủ quyền hai quần đảo hoàng sa và trường sa đã được khẳng định từ lâu là thuộc về việt nam.Vậy mà bọn Tàu khựa các ngươi lại suốt ngày đi đánh bắt cá ở khu vực chủ quyền của việt nam như vậy.Không những thế chúng nó còn đâm tàu cá của việt nam nữa.Việt nam yêu cầu trung quốc dừng ngay những việc làm của mình lại trước khi quá muộn.

    Trả lờiXóa
  3. trung quốc thì lúc nào cũng thích gây hấn với những nước khác để tự cho mình cái quyền tự quyết.Thật là xấu hổ.Thời gian qua thì trung quốc đã triển khai hàng loạt những hành động nhằm xâm chiếm chủ quyền trên biển đông của việt nam.Điều này là không thể chấp nhận được.Có lẽ trung quốc đang muốn nhanh chóng thực hiện được âm mưu của mình.Vậy nên trong năm 2014 chúng sẽ đẩy nhanh những hoạt động phi pháp.Ngoài ra chúng còn gây hấn mạnh với chúng ta.Vậy nên chúng ta cần phải cảnh giác với thủ đoạn này.

    Trả lờiXóa
  4. Việc làm của Trung Quốc đi ngược lại với điều họ vẫn cam kết là giải quyết bất đồng một cách hòa bình về vấn đề biển Đông trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế. Mới nhất - hành động tàu cá Trung Quốc lại gây đứt cáp tàu thăm dò Bình Minh 02 của PetroVietnam, là bước leo thang gây hấn của Trung Quốc đối với Việt Nam, trong bối cảnh Trung Quốc đang đẩy mạnh các hoạt động nhằm thực hiện ý đồ độc chiếm biển Đông, như in hình bản đồ “đường lưỡi bò” lên hộ chiếu, tuyên bố sẽ khám xét các tàu thuyền nước ngoài đi vào vùng biển Đông từ 2013...

    Trả lờiXóa
  5. Thời gian gần đây, hàng loạt tàu cá của Trung Quốc, cao điểm có ngày lên tới 100 tàu hoạt động trên vùng biển gây cản trở đến hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam. Có thể nói, một trong những hành động được Trung Quốc áp dụng xuyên suốt trong thời gian gần đây là chặn bắt, đánh đuổi, tịch thu, thậm chí đâm chìm các tàu cá của ngư dân Việt Nam đến đánh bắt tại khu vực Hoàng Sa - vốn là ngư trường truyền thống của ngư dân miền Trung Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  6. Có quá nhiều hành động gây hấn từ phía nước bạn Trung Quốc. Từ đầu năm 2013, Trung Quốc đã ngấm ngầm in bản đồ có yêu sách “đường lưỡi bò” ở biển Đông lên cuốn hộ chiếu mới. Yêu sách “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc đòi chủ quyền với hầu hết biển Đông, bị tất cả các nước liên quan phản đối. Việt Nam và các nước như Philippines, Indonesia, Ấn Độ và Mỹ đã khẳng định không chấp nhận hành động này của Trung Quốc và tẩy chay hộ chiếu “đường lưỡi bò”.

    Trả lờiXóa
  7. Những hành động gây hấn của Trung Quốc như hiện nay sẽ không giải quyết được vấn đề, mà chỉ “đổ thêm dầu vào lửa” ở khu vực vốn đã căng thẳng, phía Trung Quốc lẽ nào không hiểu điều này.Việc Trung Quốc in hình lưỡi bò là phản tác dụng, vì nó không có ý nghĩa gì trong việc tranh chấp biển Đông. Mỹ cũng thể hiện quan điểm không ủng hộ việc in hình lưỡi bò lên hộ chiếu và khẳng định “sẽ nêu mối quan ngại này với Trung Quốc”.

    Trả lờiXóa
  8. Người Trung Quốc có thể thay đổi lập trường của họ - hôm nay họ đi tới tấn công, còn vào ngày mai dưới áp lực có thể xóa khỏi hộ chiếu những hình ảnh gây scandal. Cuộc tranh cãi này sẽ không gây ra xung đột vũ trang. Chẳng lẽ Trung Quốc sẵn sàng thách thức cả Mỹ và những nước khác, kể cả đồng minh của họ. Cần phải lên án những hành động của Trung Quốc.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog