Chia sẻ

Tre Làng

TẠO TÌNH HUỐNG THÚC ĐẨY NGƯỜI KHÁC PHẠM TỘI LÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT

Bộ Công an kiến nghị xử lý phóng viên vì “gài bẫy cảnh sát giao thông"

Phòng PV11 Công an TP HCM vừa đăng tải thông tin trên cổng TTĐT CATP HCM về việc “Bộ Công an kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý Phóng viên Báo Thanh niên cài bẫy, tạo tình huống đưa hối lộ cho Cảnh sát giao thông để ghi âm, ghi hình”

Nội dung của bản thông báo viết rằng:

Cuối năm 2012, để có tư liệu viết đề tài "nạn bảo kê đường của Cảnh sát Cơ động - Trật tự (CSTT-CĐ) tại TP. Hồ Chí Minh", phóng viên Nguyễn Hoài Nam - Báo Thanh niên đã lên kế hoạch cài bẫy, tạo tình huống đưa hối lộ cho cán bộ, chiến sỹ CSCĐ-TT, Cảnh sát giao thông (CSGT) thuộc Công an Quận 6, Quận Bình Tân để thu thập tài liệu.

Phóng viên Nam đã liên hệ với một tài xế quen biết (Trần Ngọc Phúc) lên kế hoạch cài bẫy cán bộ, chiến sỹ CSCĐ-TT, CSGT Quận 6, Quận Bình Tân, Huyện Hóc Môn trong xử lý vi phạm do chính phóng viên Nam và tài xế Phúc cố tình vi phạm, tạo tình huống để tiếp cận ghi âm, ghi hình việc đưa và nhận hối lộ. Mỗi lần thực hiện việc hối lộ, Phóng viên Nam và tài xế Phúc đều chuẩn bị phương tiện để ghi âm, ghi hình việc thỏa thuận và đưa hối lộ CSCĐ-TT, CSGT tại trụ sở Công an hay việc xử lý trên mặt đường. Phóng viên Nam còn hướng dẫn Phúc về số tiền đưa hối lộ để không bị xử lý hình sự.

Sau khi thực hiện đề tài, phóng viên Nam đến Thanh tra Bộ Công an tố cáo về tiêu cực, sai phạm của một số cán bộ, chiến sỹ CSTT-CĐ, CSGT thuộc Công an Quận 6, Quận Bình Tân trong loạt phóng sự trên. Ngay khi nhận tin tố cáo, lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan tiến hành điều tra làm rõ hành vi nhận hối lộ của cán bộ, chiến sỹ CSCĐ-TT, CSGT của các đơn vị trên.

Qua điều tra vụ việc, Bộ Công an đã ra quyết định kỷ luật "Tước danh hiệu Công an nhân dân" đối với cán bộ, chiến sỹ CSCĐ-TT, CSGT Công an Quận 6, Quận Bình Tân có hành vi vi phạm trong loạt bài phóng sự của phóng viên Nam.

Tuy nhiên, Bộ Công an cũng đã làm rõ hành vi của phóng viên Nguyễn Hoài Nam là vi phạm pháp luật. Hoạt động của phóng viên Nam không phải là hoạt động tác nghiệp, không phải để thu thập tài liệu chứng cứ về một vụ nhận hối lộ đã xảy ra trước đó mà là cố ý, chủ động tạo tình huống để cài bẫy, đưa hối lộ nhằm ghi âm, ghi hình làm tư liệu đề tài viết bài.

Việc tạo tình huống thúc đẩy người khác phạm tội là hành vi vi phạm pháp luật. Qua đó, Bộ Công an đã kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý vi phạm đối với Phóng viên Nguyễn Hoài Nam về hành vi vi phạm pháp luật trên.

Nhóm phóng viên PetroTimes

8 nhận xét:

  1. Lê Minh Hải23:04 18/9/14

    Tư tưởng Hồ Chí Minh luôn quan niệm :"pháp luật nhằm phục vụ thực tiễn cuộc sống , bảo vệ nhân dân chứ pháp luật không phải chỉ nhằm mục đích phục vụ pháp luật"
    Nếu bộ công an thực sự muốn chống tiêu cực , quét sạch những tên cảnh sát biến chất ra khỏi đội ngũ của mình thì hãy đừng bao giờ dựa vào những "rừng luật" rất mù mờ giải thích kiểu nào cũng ...đúng (!)không còn phù hợp với thực tiễn đấu tranh chống tham nhũng tiêu cực , đã lạc hậu với tình trạng CSGT ăn hối lộ tràn lan vô cùng nhức nhối , vượt quá ngưỡng chịu đựng của toàn dân. Nếu lãnh đạo bộ hiểu sâu sắc điều đó thì hãy cổ vũ hoan nghênh tất cả các biện pháp để có chứng cứ lôi ra ánh sáng lũ chuột bọ lạm mặc quân phục CSND nhưng đang phá hoại uy tín chế độ, phá hoai lòng tin của nhân dân kia. Nhân dân vô cùng khó hiểu khi hầu hết các vụ tiêu cực của lực lượng công an nói chung , đặc biệt của csgt nói riêng lại chỉ do báo chí và quần chúng thiếu quyền lực , không có nghiệp vụ điều tra, không có kinh phí bao cấp phát hiện ra. Qua rất nhiều đời bộ trưởng .Với rất nhiều lời hứa nhưng tình trạng tiêu cực của CSGT không hề giảm mà ngày càng trắng trợn không cần phải "tinh vi" gì nữa ! Bộ công an nói sao về sự thật này??!!

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh23:25 18/9/14

    Tôi ủng hộ việc lôi ra ánh sáng những con sâu này. Tuy nhiên KHÔNG THỂ LẤY CÁI SAI NÀY ĐỂ TÌM RA CÁI SAI KHÁC. Báo chí có nghiệp vụ của mình trong khuôn khổ cho phép, có quyền lực còn hơn cả các cơ quan khác thì hãy tận dụng những quyền đó là mà tác nghiệp. Không nên lấy cớ, muốn tmf ra cái sai thì mình cũng phải sai để tìm ra nó.

    Trả lờiXóa
  3. Đúng là cũng cần tìm ra những sâu mọt nhưng không phải bằng cách như thế này.Báo chí không có quyền điều tra và thu thập chứng cứ.chỉ có nghiệp vụ trong khuôn khổ cho phép mà thôi,nên việc bộ công an yêu cầu xử lý là không có gì sai phạm ở đây cả.

    Trả lờiXóa
  4. Làm như phóng viên này là sai quá rồi, không thể đi dụ người khác sai phạm. Nếu ai cũng làm thế này thì xã hội loạn

    Trả lờiXóa
  5. PV Hoài Nam non về nghề hay có động cơ cá nhân? Nên làm rõ điều này.

    Trả lờiXóa
  6. Nhiều nhà báo lợi dụng nghề nghiệp để làm mục đích cá nhân, họ không ý thức sâu sắc về trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp nhà báo. Thật buồn!

    Trả lờiXóa
  7. Những rắc rối phóng viên thường gặp khi điều tra nhập vai đã được nhắc đến nhiều, nhưng ở đây PV sai lè. Đi bàn bạc, cài bẫy cảnh sát để lấy bằng chứng tố cáo là không được. Người bình thường cũng không được chứ không phải PV nhà báo.

    Trả lờiXóa
  8. Vụ này căng đây, tay phóng viên hết cửa rồi. Làm ẩu, cứ tưởng phóng viên là muốn làm gì cũng được. Quá ngu dại.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog