Chia sẻ

Tre Làng

HÀ CỚ GÌ MÀ TỨC GIẬN?

Hà cớ gì mà tức giận?

(LĐ) - Số 255 Lê Thanh phong

“Tôi muốn chỉ ra rằng tranh chấp nên được giải quyết thông qua đối thoại và tham vấn giữa các nước trực tiếp có liên quan” - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã phát biểu như vậy sau chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Một nội dung quan trọng được xác lập trong chuyến thăm chính thức này là Việt Nam và Ấn Độ nhất trí ủng hộ tự do hàng hải và hàng không trên biển.

Không riêng gì với Ấn Độ, trong các cuộc gặp với một số lãnh đạo các nước Châu Âu vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kêu gọi ủng hộ giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình và tôn trọng luật pháp quốc tế. Lãnh đạo các nước đều bày tỏ quan điểm phải đảm bảo an toàn, an ninh và tự do hàng hải trên Biển Đông. Việt Nam tiếp tục kêu gọi sự ủng hộ của Ấn Độ và Ấn Độ đồng thuận với quan điểm hòa bình của Việt Nam và cộng đồng quốc tế là quyền của Ấn Độ. Vậy thì hà cớ gì mà Trung Quốc tức giận?

Trung Quốc cũng phản ứng về nội dung hợp tác thăm dò dầu khí giữa Việt Nam và Ấn Độ và cho biết sẽ “phản đối mạnh mẽ” nếu các hoạt động khai thác gây ảnh hưởng đến chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc.

Việt Nam không bao giờ xâm phạm chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc, đồng thời Việt Nam cũng không để bất cứ ai xâm phạm chủ quyền và lợi ích của mình. Vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam thì Việt Nam có quyền mời gọi hợp tác khai thác dầu khí. Một quốc gia độc lập, có chủ quyền, muốn mời ai đến làm ăn, muốn làm bạn với ai là quyền của quốc gia đó.

Xin nhắc lại, trong chuyến thăm Ấn Độ, trả lời câu hỏi của báo chí quốc tế về việc đảm bảo lợi ích của các công ty dầu khí nước ngoài hoạt động trên Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Việt Nam hoan nghênh và cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hợp tác kinh tế bình thường giữa các công ty dầu khí Việt Nam với các đối tác nước ngoài, kể cả các công ty Ấn Độ, trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, phù hợp với luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển Liên Hợp Quốc 1982”.

Cần lưu ý câu nói của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đó là “phù hợp với pháp luật Việt Nam”, không phải pháp luật của bất cứ nước nào.

Trung Quốc không thể áp đặt quan điểm ngoại giao hay “pháp luật” của Trung Quốc lên các quốc gia khác. Trung Quốc cũng không thể “đe dọa” các hoạt động khai thác dầu khí của các nước trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Cho dù Trung Quốc có tức giận thì cũng không ngăn được xu thế hợp tác, hòa bình và tìm kiếm lợi ích chung cho tất cả các nước mà cộng đồng quốc tế đang nỗ lực xây dựng. lê thanh phong

9 nhận xét:

  1. “Tôi muốn chỉ ra rằng tranh chấp nên được giải quyết thông qua đối thoại và tham vấn giữa các nước trực tiếp có liên quan” Đại diện trung hoa đã phát biểu như vậy, cơ sao đất nước Trung Quốc không làm đúng như lời. Quân tử nhất ngôn, phải chăng ở Trung Quốc hiện đang là chế độ "mẫu hệ"

    Trả lờiXóa
  2. Tức giận cái gì cơ chứ? TRung Quốc có tật thì giật mình à? Người ta mua vũ khí là để bảo về đất nước, những nước nào xâm phạm chủ quyền Việt Nam thì Việt nam chống đỡ thôi chứ chẳng muốn đi gây hấn với nước khác làm gì.

    Trả lờiXóa
  3. ông trung quốc này kể cũng lạ thật, giờ việt nam làm gì cũng là gai trong mắt mấy ông thì phải, đánh nhau các ông cũng không muốn đâu, giải quyết hòa bình thì không thỏa hiệp công bằng, giờ việt nam chỉ còn mỗi cách tạo ra sự ủng hộ của các nước lấy số đông ra làm chứng cho sự chủ quyền, hợp pháp và chính nghĩa của dân tộc việt nam thì ông lại đi tức giận? thế thì có phải là hơi quá đáng và không biết điều không?

    Trả lờiXóa
  4. thấy chưa, ai bảo là chính quyền nước ta không làm gì, ngồi yên khi TQ xâm phạm chủ quyền việt nam, nhất là mấy trang danoan danquyen quanlambao rất hay xuyên tạc việc chính quyền bán nước, trong khi đó nhà nước ta cố gắng giải quyết hòa bình không tổn hại đến sinh mệnh người dân nào, đi đàm phán khắp 5 châu 4 biến mới có tác dụng như ngày hôm nay

    Trả lờiXóa
  5. có người cho rằng giải quyết bằng hòa bình, đi vận động sự ủng hộ của các nước trên thế giới không gây áp lực hay có tác dụng gì để TQ thôi thực hiện âm mưu bành trướng xâm phạm việt nam, tuy nhiên đây chính là một bằng chứng, một tín hiệu mừng vì những áp lực tạo ra cho TQ không hề nhỏ tí nào, TQ vốn bình tĩnh trong ngoại giao giờ đã không kìm chế được mà phải tỏ thái độ rất mất hình tượng

    Trả lờiXóa
  6. các nước trên thế giới, nhất là ấn độ, các nước châu âu, nga, mỹ, nhật...không phải tự dưng mà ủng hộ việt nam đâu, họ biết rằng biển đông là một vùng biển chiến lược hiện nay và trong tương lại, tài nguyên thì không nói làm gì rồi, những vị trí địa lý chiến lược của biển đông đối với giao thương buôn bán là một lợi ích không thể bỏ qua, và các nước hiểu việc việt nam quản lý thì sẽ có lợi hơn là TQ quản lý nhiều

    Trả lờiXóa
  7. Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cho rằng không cần phải quan tâm tới thái độ “hậm hực” của báo Trung Quốc trong việc Mỹ tuyên bố nới cấm vận vũ khí với Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  8. Bình luận về việc này, Thiếu tướng, PGS.TS Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an nói: Trước tiên phải hiểu rằng thông thường người ta chỉ chuyển, bán vũ khí sát thương cho các quốc gia bạn bè thôi chứ không ai giao vũ khí cho kẻ thù cả.

    Như vậy, tuyên bố trên phản ánh một điều là giờ Hoa Kỳ đã đánh giá Việt Nam khác trước rồi. Nói cách khác, quan hệ giữa Mỹ - Việt Nam đã có bước chuyển nhất định. Họ đã không còn xem Việt Nam là kẻ thù nữa.

    Cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều đang phải đương đầu với những thách thức chung. Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh tình huống chính trị của khu vực có nhiều thay đổi. Nếu tình huống chính trị không có nhiều thay đổi thì khó xảy ra chuyện này được.

    Tôi nghĩ đó là các vấn đề phản ánh đằng sau thông điệp Mỹ tuyên bố nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

    Đây cũng là cơ hôị để Việt Nam có thêm nguồn cung cấp, đa dạng hóa các loại phương tiện phòng thủ, bảo vệ đất nước. Tuyên bố này ít nhiều cũng có tác dụng răn đe với ai đấy đang có ý định xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  9. trong mấy ngày vừa qua Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến tham đến Ấn Độ Thủ Tướng đã làm việc và đưa ra các biện pháp giải quyết tranh chấp trên biển đông và ngay sau đó trung quốc đã có những phát biểu phản đối việc hợp tác giữa chúng ta với Ấn Độ để giải quyết tranh chấp trên biển qua động thái đó của trung quốc chúng ta thấy được trung quốc rất sợ bạn bè quốc tế giúp chúng ta nếu chúng ta được các nước trên thế giới ủng hộ thì chúng sẽ không làm được gì chính ta thế nên qua đó chúng ta đã nhận thấy rõ được âm mưu của trung quốc và các hành động xâm phạm chủ quyền của chúng ta

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog