Chia sẻ

Tre Làng

Hong Kong: "CÁCH MẠNG Ô DÙ" ĐÃ LÂM VÀO NGÕ CỤT?

Hong Kong: “Cách mạng ô dù” đã lâm vào ngõ cụt?

HEIKE SCHMIDT/BizLIVE

Các hoạt động ở Hong Kong đang dần dần trở lại bình thường hôm 06/10/2014, do những người biểu tình, quá mệt mỏi sau một tuần đấu tranh, đã giảm bớt khí thế, chưa biết sẽ tiếp tục phong trào như thế nào, theo RFI.

Hong Kong: Công nhân viên chức đi làm bình thường trở lại. Ảnh sáng ngày 06/10/2014. Ảnh Reuters

Hôm 05/10, lãnh đạo chính quyền Hong Kong Lương Chấn Anh đã gia hạn cho những người biểu tình sáng nay phải để cho các công chức trở lại làm việc bình thường, sau một tuần gần như nghỉ việc, do có những ngày lễ và do các cuộc biểu tình. Ông đã tuyên bố sẵn sàng "thi hành mọi biện pháp cần thiết" để tái lập trật tự, nhưng không nói rõ là sẽ dùng vũ lực để giải tán những người biểu tình không tuân lệnh.

Sau một đêm yên tĩnh nhất kể từ ngày 28/09, hôm nay, nhiều người dân Hong Kong đã có thể trở lại làm việc. Các trường học cũng đã mở cửa trở lại. Từ Hong Kong, thông tín viên Heike Schmidt của đài RFI cho biết: Sau một tuần lễ mà mọi công việc gần như ngừng trệ, người dân Hong Kong hôm nay đã có thể trở lại làm việc, mặc dù một vài nơi còn bị kẹt xe. Sinh viên đã dỡ bỏ các hàng rào chướng ngại vật, chủ yếu để khai thông con đường dẫn đến trụ sở của chính phủ ở khu Admiralty.

Như vậy là 3 ngàn công chức Hong Kong đã có thể trở lại văn phòng. Các trường học cũng đã mở cửa trở lại. Trong đêm qua, rất nhiều người biểu tình đã rời khỏi một trong những trục lộ chính ở khu tài chính, nơi mà họ đã tập hợp từ một tuần qua.

Hàng ngũ biểu tình sáng nay đã trở nên thưa thớt, nhưng hàng trăm thanh niên vẫn còn cắm trại trên đường, quyết tâm không lùi bước. Họ nói sẽ không nhổ trại, cho đến khi nào chính phủ nhân nhượng.

Cuộc "cách mạng cây dù" có vẻ như đang lâm vào ngõ cụt hôm nay. Giới thanh niên nay bất đồng ý kiến với nhau về giai đoạn tiếp của phong trào biểu tình. Nên bám trụ hay nên bỏ đi, cho dù không gì bảo đảm sẽ có một cuộc thương lượng thật sự với chính quyền?

Cảnh sát Hong Kong có thể sẽ lợi dụng lúc tình hình tạm thời lặng dịu và sinh viên đấu tranh đang bị chia rẽ để can thiệp. Trên các mạng xã hội đang có tin đồn là cảnh sát sẽ ra tay trong những giờ tới.

18 nhận xét:

  1. Cho đến nay, ngoài vài bài xã luận trên các báo TQ nói cuộc biểu tình là “phi pháp”, các lãnh đạo cấp cao TQ vẫn giữ im lặng, không đưa ra một tuyên bố nào. Nên nhiều người nói cuộc biểu tình là một thách thức cho ông Tập.

    Họ nói đúng, nhưng các diễn tiến ở HK cũng có thể giúp ông Tập tăng uy tín. Chắc chắn ông không hài lòng việc người biểu tình nói Bắc Kinh “xù” lời hứa cho dân HK bầu cử tự do.
    Bắc Kinh từng hứa như thế khi Anh trao trả xứ nhượng địa HK cho Trung Quốc năm 1997. Nhưng hồi đầu tháng 8.2014, ban thường vụ quốc hội TQ đã ra nghị quyết, quy định họ có quyền phê duyệt vài ứng cử viên cho cuộc bầu cử chức đặc khu trưởng HK sẽ lần đầu tiên tổ chức vào năm 2017.
    Nghị quyết này đã khiến hàng chục ngàn người - đa số là sinh viên - xuống đường ở đặc khu hành chính HK thuộc TQ từ ngày 28.9 để phản đối trong hòa bình. Họ cũng yêu sách, đòi đặc khu trưởng Lương từ chức, nhưng ông Lương không chấp nhận.

    Ông Tập cũng thường bác bỏ, rằng “nền dân chủ kiểu phương Tây” không thể là mô hình cho TQ, mà những yêu sách của người biểu tình chính là sự tiếp cận phần nào nền “dân chủ phương Tây” đó.
    Tầm cỡ và độ dài của cuộc biểu tình cũng khiến ông Tập đứng trước lựa chọn khó khăn: nếu nhượng bộ trước vài yêu sách của người biểu tình, sẽ có thể kích thích họ tăng các yêu sách và làm hỏng uy tín “người không bao giờ nhượng bộ” của ông Tập tại Hoa lục.

    Trả lờiXóa
  2. Và dù có dùng vũ lực giải tán nhóm biểu tình thành công, thì uy tín của Bắc Kinh sẽ bị phai mờ nặng thêm trong mắt dư luận quốc tế, cùng với khả năng cuộc đối thoại với người biểu tình ở HK sẽ không thể bắt đầu một cách hòa bình.

    Vậy thì sao cuộc biểu tình lại có thể giúp tăng uy tín ông Tập ?

    Trước tiên, tình hình HK giúp ông Tập chứng minh được với Đảng Cộng sản TQ và nhân dân TQ, rằng TQ đang “đối mặt với nhiều thế lực thù địch nước ngoài”.
    Dù có hay không sự hậu thuẫn người phản đối của các chính phủ nước ngoài, Bắc Kinh đã nêu cuộc biểu tình là từ nước ngoài kích động để can thiệp vào chuyện nội bộ của TQ.
    Từ lúc nắm quyền lực, ông Tập đã xây dựng hình ảnh ông là một lãnh đạo mạnh ý chí, sẵn sàng đương đầu với những cường quốc đang toan kiềm chế sự trỗi dậy của TQ.

    Và cuộc biểu tình ở HK không chỉ thổi thêm tinh thần dân tộc giúp tăng uy tín ông Tập, nó còn củng cố quan điểm cải tổ của ông tại Hoa lục.

    Ông Tập đã tập trung nỗ lực để cải thiện hoạt động của đảng Cộng sản TQ, cảnh báo rằng nếu không cải thiện lớn, Bắc Kinh sẽ phải đối phó với những bức xúc ngày càng lớn của xã hội TQ.

    Theo ông Tập, một trong những vấn nạn lớn là các đảng viên Cộng sản mất quá nhiều thời gian xây dựng quan hệ (thường là phi pháp) với các doanh nghiệp trong khi không quan tâm tới nhân dân, xa rời quần chúng.

    Trả lờiXóa
  3. Vấn nạn khác là các quan chức ráng chạy đua lập thành tích tăng trưởng kinh tế bất chấp hậu quả, không chịu thừa nhận rằng GDP tăng không là tấm giấy bảo đảm không có sự bất mãn chính trị.

    Vấn nạn thứ ba là đảng Cộng sản TQ thường thất bại trong việc giao lưu hiệu quả với nhân dân, khi các đảng viên thường có những hành vi hống hách cùng những chỉ đạo đầy tính mệnh lệnh mà không thông cảm được với những bức bách của nhân dân.

    Cả 3 vấn nạn này đều xảy ra ở HK và sự bức xúc đã bùng lên thành cuộc xuống đường biểu tình.

    Đặc khu trưởng Lương đã chọc giận người HK, vì xem ra ông không quan tâm tình trạng cách biệt thu nhập quá lớn, và ông bị nhiều người đánh giá là xa rời quần chúng.

    Mối bận tâm của chính quyền HK là ưu đãi giới doanh nghiệp, cùng các nỗ lực ép buộc người HK phải “yêu mẫu quốc”, càng góp phần vào sự bất tin ngày càng lớn trong tim óc người biểu tình.

    Người phản đối ở HK đã soi rọi nhiều sai sót trong chính quyền mà chính ông Tập cũng chỉ trích. Nay Bắc Kinh đối diện với sự phẫn nộ của người HK, càng khiến quan điểm cần đổi mới Đảng Cộng sản TQ của ông Tập càng tăng thêm ý nghĩa.

    Trả lờiXóa
  4. Các bài xã luận của giới truyền thông chính thức TQ đều nêu: cần thiết phải tuân thủ luật pháp và trật tự trị an ở HK, và sẽ không có chuyện rút lại nghị quyết lựa chọn ứng viên đặc khu trưởng.

    Nhưng đến nay, người biểu tình chưa bị quan điểm cứng rắn trên khuất phục. Nhưng ông Tập có thể sẽ kéo giảm sự căng thẳng bằng cách để ông Lương ra đi.

    Đó là yêu sách của người biểu tình, nhưng ông Tập có thể xem đó không phải là môt sự nhượng bộ. Mà là một ví dụ rõ ràng về việc một công bộc không hiểu được người dân.

    Còn phải chờ xem ông Tập có chọn giải pháp này hay không.

    Ngày 6.10, công chức HK đã có thể trở lại làm việc, các trường học mở cửa trở lại, trong khi nhóm biểu tình lớn “chiếm” đa phần khu trung tâm thành phố suốt một tuần qua đã mỏng dần.
    Các sinh viên biểu tình nói họ đã tiến hành các bước đầu tiên để có thể đối thoại với chính quyền về yêu sách cải tổ chính trị rộng hơn của họ, nhưng cuộc đối thoại chưa bắt đầu và vẫn còn những bất đồng.

    Một số nhà hoạt động không đồng ý rút bớt số người biểu tình trước các trụ sở công quyền, và một liên minh sinh viên nói họ sẽ tiếp tục phản đối, cho đến khi vạch ra được chi tiết cuộc đối thoại.

    Họ nói sẽ tẩy chay cuộc đối thoại ngay lập tức, nếu chính quyền dùng vũ lực để giải tán số người biểu tình còn lại.

    Trả lờiXóa
  5. Thủ lĩnh sinh viên Alex Chow nói anh không ngại việc giảm số người biểu tình: “Vì mọi người cần nghỉ ngơi, nhưng họ sẽ lại ra đường. Không có chuyện phong trào đã xẹp. Vẫn còn nhiều người ủng hộ”.
    Nhưng một số sinh viên dù tính sẽ tiếp tục bám lâu trước các trụ sở công quyền, lại không nghĩ sẽ đạt được yêu sách chính là bầu cử tự do, vì chính quyền HK không có phản ứng và TQ một mực phản đối.
    Trần Trí (theo The Wall Street Journal)

    Trả lờiXóa
  6. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  7. thì cứ cho các vị này đi biểu tình đòi dân chủ, thử xem được bao lâu, hô hào quyết chiến hết lần này đến lần khác như sunthep của thái lan rồi cũng tan chứ mấy vị thanh niên máu nóng này, biểu tình cả tuần rồi ai là người chịu thiệt hại, chính họ chứ không phải ai khác, kinh tế ngưng trệ...học sinh không được đến trường, cuối cùng chính họ lại phải giải quyết những gì đã gây ra

    Trả lờiXóa
  8. biểu tình hàng tuần như thế thì kinh tế suy giảm , rồi còn ai đi làm, những người muốn đi làm cũng không đi được, còn kẻ bỏ học bỏ lao động đi biểu tình cũng chả được cái gì, cuối cùng ngồi đó mà gánh thiệt hại, biểu tình mâu thuẫn hai bên như thế thì lấy đâu ra ôn hòa như mấy vị dâm chủ tuyên truyền

    Trả lờiXóa
  9. Dùng vũ lực giải tán nhóm biểu tình thành công, thì uy tín của Bắc Kinh sẽ bị phai mờ nặng thêm trong mắt dư luận quốc tế, cùng với khả năng cuộc đối thoại với người biểu tình ở HK sẽ không thể bắt đầu một cách hòa bình.

    Trả lờiXóa
  10. cái kết của các biểu tình đa phần là như vậy thôi mà. Mặc dù cuộc biểu tình này có phần khác biệt, người dân có phần ôn hòa, không muốn gây chiến tranh, nhưng nó thiếu một số yếu tố để thay đổi được cách bầu cử. Tuy vậy nó vẫn tạo ra cơ hội cho bọn "rận chủ của nước ta"

    Trả lờiXóa
  11. Ở HongKong người biểu tình là nguyên do chính quyền Bắc Kinh bội ước việc biểu tình ở đây là hoàn toàn có thể hiểu được còn mấy nhà "rận chủ" coi đó như là một tấm gương kêu gọi biểu tình ở Việt Nam đã thể hiện bản chất vô nhân chủ như chính trong câu tuyên truyền cửa miệng ở họ thể hiện bản chất phản phúc của chúng bởi lời kêu gọi ấy không vì quyền lợi nhân dân và vì những mục đích thiếu trong sáng và những lý do dơ bẩn.

    Trả lờiXóa
  12. Sự kiện biểu tình ở HongKong là một sự kiện biểu tình đòi dân chủ khiến cho dư luận rất quan tâm hiện này . đây là vấn đề mà các nhà dân chủ Việt Nam đã và đang tận dụng triệt để để chống phá nhà nước dựa vào sự kiện như thế này bằng các hình thức kích động như" sinh viên Hồng Kong mạnh rẹn vì dân chủ như thế con sinh viên VN thì sao" đó chính là thủ đoạn kích động của bọn dân chủ hại nước mà thôi.

    Trả lờiXóa
  13. Chả hiểu não phẳng mức nào mà cứ đi so HongKong vs Việt Nam nhỉ? 1 sự so sánh khập khiễng đúng là như vậy, ở 2 nước 2 tình hình chính trị khác nhau, 2 nền văn hóa khác nhau cũng như sự hiểu biết của sinh viên với tình hình chính trị là không giông nhau. Nươc ta tuy nghèo nhưng mọi người đoàn kết và biết được đâu là lợi ích quốc gia cần bảo vệ và đâu là những lời nói kích động của lũ rận chủ

    Trả lờiXóa
  14. Chẳng hiểu biểu tình ở HongKong nó có liên quan gì đến Việt Nam mà đám rận trong và ngoài nước chúng nó lại có thể đi lôi kéo hô hào và kích động người dân Việt Nam tham gia biểu tình để giúp đỡ.đúng là vô lí và nực cười thật.những gì mà các ngươi đang làm thật sự là quá vô ích,hãy dừng lại đi lũ rận ạ.

    Trả lờiXóa
  15. Biểu tình mấy ngày hôm nay ở HongKong đang diễn ra vô cùng căng thẳng khi mà nhóm biểu tình vẫn chưa đạt được thỏa thuận với chính quyền,tuy nhiên nhìn vào diễn biến ở đây chúng ta có thể thấy được rằng biểu tình ở HongKong không phải là cuộc biểu tình dân chủ hay đòi dân chủ như một số báo đài hay nói,vậy nên chúng ta cần nhìn nhận thông tin này một cách đúng đắn nhất.

    Trả lờiXóa
  16. Có ai thấy liên quan không, vấn đề biểu tình dân quyền ở Hồng Kong là vấn đề hoàn toàn khác biệt với Việt Nam không liên quan gì đến Việt nam chúng ta bởi thế việc bọn dân chủ lợi dụng việc Hồng Kong biểu tình dân chủ mà lại kích động nhân dân Việt Nam biểu tình dân chủ đó chỉ là cái cớ để chúng gây nhiễu loạn xã hội mà thôi

    Trả lờiXóa
  17. Có thể thấy là mấy thằng bán nước luôn hết lần này đến lần khác lợi dụng mấy vấn đề tư do dân chủ nhân quyền để kích động biểu tình gây rối loạn đất nước mà thôi chứ không được cái gì hay ho cả. thật là không thể chấp nhận được lũ rận chủ ở Việt Nam ta. chúng luôn tìm cách bới móc phá hoại nhà nước tiếp tay cho giặc Mỹ lũ luôn âm mưu diễn biến hòa bình phá hoại đất nước ta.

    Trả lờiXóa
  18. Nghĩ gì mà lại đi so sánh phong trào của các nhà dân chủ Việt với cuộc biểu tình ở Hồng Kông đúng là sự so sánh khập khiễng. Cuộc biểu tình ở Hồng Kông nổ ra là vì sự thất hứa ở phía trung quốc. Còn các nhà dân chủ dởm ở Việt Nam thì lấy cớ gì để tạo ra biểu tình. Mục đích của chúng chỉ là nhằm nói xấu, bôi nhọ ,làm xấu hình ảnh của đất nước ra.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog