Chia sẻ

Tre Làng

THÓI XẤU CÔNG CHỨC HÀ NỘI

Khoai@

Nói luôn, sau đây là nhận xét, đánh giá của ông Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Nội Tô Văn Động.

Thói xấu của công chức:

- Bệnh thành tích; 
- Tham nhũng và thiên vị;
- Đi muộn về sớm;
- Sợ "đấu tranh tránh đâu";
- Đố kỵ với người hơn mình; 
- Nịnh trên, nạt dưới; 
- Bè phái cục bộ; 
- Dối trá;
- Nói không đi đôi với làm; 
- Đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.

Nguyên nhân:

- Lãnh đạo thiên vị;
- Lãnh đạo thiếu công bằng;
- Kỷ luật mang tính hình thức;
- Thi đua còn cào bằng.

Những nhận xét này dù chưa đầy đủ, nhưng xác đáng. 

Cũng phải khen ông Động và dám nói lên sự thật mà người Hà Nội không muốn nghe.

Hi vọng được nghe ông trình bày giải pháp xóa bỏ những thói xấu đó cho người dân được nhờ.
-------
Tham khảo: Bài trên Đất Việt

13 nhận xét:

  1. cha ông mình đã đúc kết ra câu "giang sơn dễ đổi,bản tính khó dời", cái thói xấu được hình thành nên từ bản chất xấu trong mỗi người, tham lam, lười biếng, thích hưởng thụ, đố kỵ...ai nói mình không có tí xấu nào thì không ai mà tin cho được, trong tập thể mà không có con sâu thì khéo là chủ nghĩa xã hội thành công mất rồi, lợi ích vẫn còn quá hấp dẫn con người dính vào tội lỗi

    Trả lờiXóa
  2. trong các thói xấu kia thì có mỗi "đi muộn về sớm" là có đáng là thói xấu nhất, còn các mục còn lại thì trên thói xấu mà rất có thể thành tội rồi, đi sớm về muộn là thói lười, vô kỷ luật, và dường như trong các cơ quan hiện giờ các cán bộ cũng khá là nhàn, việc phân bổ công việc không đồng đều nên vẫn có tình trạng chơi dài rồi đợi giờ là về, khách quan và chủ quan đều có cả

    Trả lờiXóa
  3. tôi thấy cái nguyên nhân của bác nêu ra chưa thực chất lắm thì phải, tôi thấy phải thêm lãnh đạo không có năng lực, và lãnh đạo cũng mắc thói xấu trên là 2 nguyên nhân tạo ra cơ hội cho nhân viên cấp dưới mắc thói xấu, nhiều ông lãnh đạo không biết các tiểu sảo của cấp dưới thì làm sao mà đòi thay đổi, sửa chữa cho cấp dưới được cơ chứ

    Trả lờiXóa
  4. giờ nhà văn nhà báo có viết trăm bài phân tích về những thói xấu của công chức, có lấy bao nhiêu dẫn chứng thì theo tôi chắc gì đã bằng một lời thú nhận của ông bộ trưởng đâu, người trong cuộc nói vẫn có trọng lượng hơn là các nhà báo, giờ tội thì phải tự giác mà sửa thôi, nếu làm được như thế thì mới giải quyết được gốc rễ của vấn đề và đi lên được

    Trả lờiXóa
  5. giờ ông Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Nội Tô Văn Động có trình bày giải pháp xóa bỏ những thói xấu đó thì tôi cũng chưa thấy khả quan lắm đâu, tôi không thích cái gì trên giấy tờ, lời nói xuông hay đại loại thế, đến cả phát động phong trào, nghị quyết hay chỉ thị chấn trỉnh mà không đưa ra kết quả khả quan còn chưa được nữa là nói giải pháp không, giờ nhân dân cần kết quả thực tiễn cơ

    Trả lờiXóa
  6. Chẳng phải nói thì ai cũng có thể nhận ra là như thế, có chức có quyền tí là hạnh hoẹ nhau, rồi đi sớm về muộn, thích nhậu nhẹt. haizzz. Cứ làm ăn như này thì bao giờ mới có thể khá hơn được, điều này phụ thuốc vào bản thân mỗi người thôi chứ cũng chằng có luật nào quy định được cái này cả.

    Trả lờiXóa
  7. Thói quen xấu của công chức tại nơi làm việc có thể trở thành những sai lầm to lớn, nhưng bạn lại ít khi chú ý do chúng đã quá đỗi quen thuộc với bạn. Đó là những hành động bạn làm hàng ngày và thật khó từ bỏ. Vì vậy nếu chỉ lên án mà không có hành động khác gì "đánh trống bỏ dùi", mỗi người đều có một tính nết, cá tính riêng nhưng nếu đã biết mình đang sở hữu những điểm không-mấy-tốt-đẹp thì hãy tìm cách bỏ đi, hoặc ít nhất đừng có nó phát triển thêm nữa bạn nhé.

    Trả lờiXóa
  8. hiện nay tại các đơn vị công ty doanh nghiệp nhà nước một số cán bộ nhân viên và cả lãnh đạo đang có những biểu hiện suy thoái về đạo đức dẫn đến hiệu quả làm việc không cao hình ảnh của các cán bộ lãnh đạo ngày càng xấu đi nhân dân ngày một mất niềm tin, do vậy Đảng và nhà nước ta đang phát động cuộc thi đua và học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để nâng cao tinh thần trách nhiệm cho các cán bộ lãnh đạo.

    Trả lờiXóa
  9. Những thói xấu đấy biết là điển hình, vậy chúng ta phải làm gì để khắc phục nó mới là vấn đề, chứ nêu ra mà không có cách chấn chỉnh thì nó vẫn tồn tại.

    Trả lờiXóa
  10. Nặc danh14:54 17/11/14

    Không chỉ công chức Hà Nội mà các công chức trong nước hầu như đều mang trong mình thói xấu đó. Tại sao chúng ta không tạo một môi trường làm việc hòa đồng, giúp đỡ cùng nhau đi lên, là những con người có trí thức cả cơ mà sao lại có những tư duy, suy nghĩ xấu, bẩn như thế. Hãy thay đổi và cùng hòa chung một nhịp đập.

    Trả lờiXóa
  11. Nói thật, đó không phải là thói xấu của riêng công chức Hà Nội mà là của toàn đất nước, nhưng không phải tất cả công chức đều có thói xấu như vậy, cũng có người này người khác, cũng có người xấu, người tốt nhưng quan trọng là những người lãnh đạo phải tự nhìn nhận ra được ai xấu, ai tốt, ai làm được việc, ai không làm được việc chứ đừng có tham lam nhận tiền hoặc xu nịnh để rồi bỏ qua tất cả, coi ai cũng như ai.

    Trả lờiXóa
  12. Ông này nói ra như vậy nhưng quan trọng là phải tìm ra những giải pháp thiết thực giải quyết những vấn đề này, không chỉ là phong trào nhất thời mà nó phải đi sâu vào cuộc sống và ý thức của những công chức.

    Trả lờiXóa
  13. Phải đặt ra câu hỏi là tại sao lãnh đạo thiên vị, lãnh đạo thiếu công bằng ??? Có phải lãnh đạo tham lam, thích xu nịnh, thích được đút lót không?

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog