Chia sẻ

Tre Làng

MỸ CHÍNH THỨC BÁC YÊU SÁCH "ĐƯỜNG 9 ĐOẠN" CỦA TRUNG QUỐC

(TNO) Bộ Ngoại giao Mỹ công bố báo cáo khẳng định yêu sách “đường 9 đoạn” (đường lưỡi bò) mà Trung Quốc đơn phương đưa ra tại Biển Đông là không phù hợp với luật pháp quốc tế về biển, theo tài liệu chính thức từ trang web Bộ Ngoại giao Mỹ.

Đường 9 đoạn là yêu sách phi lý của Trung Quốc - Ảnh: chụp từ báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ

Báo cáo dài 26 trang, được công bố ngày 5.12 do Cục Đại dương và Các vấn đề môi trường và khoa học quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ tiến hành đã chỉ ra sự phi lý trong yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc.

Báo cáo này được đưa ra ngay trước thời hạn 15.12 mà Toà trọng tài quốc tế yêu cầu Trung Quốc đưa ra tài liệu pháp lý về vụ kiện của Philippines đối với những tuyên bố chủ quyền phi lý và phi pháp của Trung Quốc tại biển Đông.

Năm 2009, Trung Quốc gửi lên Liên Hiệp Quốc tấm bản đồ “đường 9 đoạn”, tuyên bố chủ quyền phi pháp ở biển Đông. Theo yêu sách này, Trung Quốc chiếm khoảng 2 triệu km2 diện tích biển và 13 km2 diện tích đất trên biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bãi cạn Scaborough.

Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho thấy “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc đưa ra nằm gần với đường bờ biển của các quốc gia tiếp giáp biển Đông, trong đó đoạn số 1 (theo báo cáo) chỉ cách bờ biển Việt Nam 50 hải lý và cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 36 hải lý. Các đoạn 3,4,5 lần lượt cách Indonesia, Malaysia, Philippines 75, 24 và 35 hải lý.

Báo cáo cũng chỉ ra nhiều điểm không hợp lý trong tấm bản đồ của Trung Quốc. Các đoạn ở tấm bản đồ năm 2009 đều gần bờ biển các nước láng giềng hơn trong tấm bản đồ năm 1947, tấm bản đồ được cho là lần đầu tiên có “đường lưỡi bò”. Báo cáo dẫn chứng ở đoạn thứ 2 nằm gần bờ biển Việt Nam hơn 45 hải lý so với đoạn gần nhất trên bản đồ năm 1947 trong khi đoạn 1 gần hơn 15 hải lý. 

Tàu hải cảnh và giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc hoạt động phi pháp trong vùng biển Việt Nam tháng 5.2014 - Ảnh: Độc Lập

Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Trung Quốc vẫn chưa làm rõ những đòi hỏi về biển liên quan đến “đường 9 đoạn” theo cách thức phù hợp với luật pháp quốc tế. Báo cáo cho rằng, các luật lệ, tuyên bố và hành động chính thức của Trung Quốc đều thể hiện sự mâu thuẫn đối với bản chất và phạm vi của các yêu sách mà nước này đưa ra. Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra 3 cách diễn giải khác nhau mà Mỹ cho rằng Bắc Kinh muốn thể hiện.

Theo cách diễn giải thứ nhất, “đường 9 đoạn” là khu vực mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với các đảo và vùng biển liên quan được xác lập dựa trên các đảo này theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS). Báo cáo cho rằng nếu đường 9 đoạn thể hiện điều đó thì các đảo và vùng biển trong phạm vi đường 9 đoạn này phải phù hợp với các quy định của UNCLOS về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác lập dựa trên bờ biển và các cấu trúc địa lý theo đúng định nghĩa về “đảo” trong điều 121 của công ước này

Thế nhưng, theo Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn còn có tranh chấp ở các đảo và vùng biển liên quan đến các đảo ở biển Đông. Mặt khác, kể cả nếu Trung Quốc có chủ quyền đối với các đảo tại biển Đông thì ranh giới của bất kỳ vùng biển nào được xác lập dựa trên các đảo này theo điều 121 của UNCLOS cũng đều phải được phân định giữa các nước liên quan.

Ở cách diễn giải thứ hai, “đường 9 đoạn” là các đường ranh giới quốc gia của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng những đoạn mà Trung Quốc đưa ra đều không có cơ sở pháp lý phù hợp với luật biển. Theo luật quốc tế, các ranh giới biển được xác lập dựa trên thỏa thuận giữa các quốc gia láng giềng và do vậy, một quốc gia không thể đơn phương xác lập ranh giới biển với một quốc gia khác.

Thêm vào đó, một đường ranh giới quốc gia như vậy không phù hợp với thực tiễn giữa các nước và luật pháp quốc tế. Bởi lẽ, vị trí của ranh giới biển được xác định dựa trên đường bờ biển đối diện, dài và liên tục chứ không phải dựa trên các hòn đảo rất nhỏ và biệt lập như tại biển Đông.

Tàu công trình hiện đại của Trung Quốc tại Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa - Ảnh: Mai Thanh Hải

Ngoài ra, ở các đoạn 2,3 và 8 trên bản đồ phi pháp năm 2009 của Trung Quốc không chỉ nằm khá gần bờ biển của các nước khác mà tất cả hoặc một phần của những đoạn này đều nằm ngoài phạm vi 200 hải lý tính từ bất kỳ cấu trúc địa lý nào mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền.

Ở cách diễn giải cuối cùng, “đường 9 đoạn” là ranh giới của cái gọi là “các đòi hỏi biển lịch sử” của Trung Quốc. Theo báo cáo, nếu đường 9 đoạn định thể hiện khu vực mà Trung Quốc đòi hỏi cái gọi là “vùng nước lịch sử” hay “quyền lịch sử” thì những yêu sách này cũng không nằm trong mục “đòi hỏi lịch sử” được quy định trong điều 10 và 15 của UNCLOS.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Trung Quốc không đáp ứng được các tiêu chí pháp lý đối với yêu sách về “vùng nước lịch sử”, bao gồm thực thi chủ quyền một cách công khai, được biết đến rộng rãi, liên tục và hiệu quả tại biển Đông và được các nước khác công nhận việc thực thi này.

Với những phân tích trong 26 trang báo cáo, Bộ Ngoại giao Mỹ kết luận rằng yêu sách hiện nay của Trung Quốc về đường 9 đoạn là phi pháp, không phù hợp với luật quốc tế về biển.

Ngọc Mai

24 nhận xét:

  1. Bác bỏ là đúng, chẳng ai có thể công nhận cái đường lưỡi bò vô lý thè lè chiếm trọn biển Đông.

    Trả lờiXóa
  2. Khong chỉ có mỹ đâu, không một quốc gia nào trên thế giới công nhận đường lưỡi bò của Trung Quốc. Mỹ cũng đã nhiều lần lên tiếng về việc này.

    Trả lờiXóa
  3. Trông cái lưỡi vô lý đùng đùng, không một ai công nhận.

    Trả lờiXóa
  4. Trung Quốc mất uy tín nặng trên thế giới vì cái lưỡi bò nhơ bẩn.

    Trả lờiXóa
  5. Mộng chiếm biển Đông khiến cho Trung Quốc u mê, quên hết cả đường về.

    Trả lờiXóa
  6. Mỹ tích cực tham gia vào việc đấu tranh với Trung Quốc cũng là để lợi ích của họ trên biển Đông không bị ảnh hưởng.

    Trả lờiXóa
  7. vậy là Mỹ cuối cùng cững đã lên tiếng.
    mà, việc mỹ lên tiếng về vấn đề biển đông thiết nghĩ là việc vô cùng thiết thực đấy chứ. Lợi ích của Mỹ ở biển đông cũng đâu có phải là ít đâu, vậy nên Mỹ phải nghĩ tới lợi ích của mình chữ. nếu Mỹ không lên tiếng, trung quốc lại càng có thế, có đà, càng bành trướng thêm các hoạt động xâm lược, bành trướng!

    Trả lờiXóa
  8. Không chỉ Mỹ, tất cả các nước trên thế giới cần phải thẳng tay bác bỏ với những yêu sách vô lý như thế này của Trung quốc, ko để chúng tham lam chiếm lĩnh dần Biển đông được. Tuy là Mỹ làm như vậy là vì lợi ích của họ, nhưng dù sao cũng có tiếng nói để tàu khựa bớt phần bành trướng

    Trả lờiXóa
  9. chúng ta không nên dùng những cái câu kiểu như "Đường 9 đoạn là yêu sách phi lý của Trung Quốc" ai cũng biết nó phi lý rồi, nhưng đây là sự phi lý cố tình của TQ chứ không phải do một lý do hay một biện cớ nào cả, TQ đã im lặng mà làm bất chấp tất cả thì chúng ta cũng nên mặc định là "không tôn trọng, và vi phạm chủ quyền" chứ không phi lý gì hết nữa cả

    Trả lờiXóa
  10. tôi thấy rằng những động thái của TQ trước hành động xâm lấn độc chiếm biển vẫn rất thờ ơ và chẳng có cái gì gọi là tỏ phản ứng cả, đồng ý thì không dám rồi, mà phản đối cũng không cơ, sợ mất lòng chủ nợ sao, cho dù là công nhận TQ sai nhưng cũng chỉ là 26 trang do Cục Đại dương và Các vấn đề môi trường và khoa học quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ công bố mà thôi

    Trả lờiXóa
  11. thực tế không chỉ mỹ bác bỏ mà còn rất nhiều nước trên thế giới bác bỏ cái đường lưỡi bò phi lý của trung quốc kia. trung quốc nghĩ mình là ai mà dám đòi hỏi cái đường lưỡi bò vô lý kia cũng như đòi hỏi các nước khác theo mình? thế giới này không phải do trung quốc đứng đầu, vậy nên trung quốc nên sớm từ bỏ cái tư tưởng độc bá ấy đi nếu không muốn bị cô lập hoàn toàn trên trường quốc tế!

    Trả lờiXóa
  12. cái điều đáng ghê tởm ở TQ là các luật lệ, tuyên bố và hành động chính thức của Trung Quốc đều thể hiện sự mâu thuẫn đối với bản chất và phạm vi của các yêu sách của tàu khựa đưa "ngầm" ra, nếu như đã khốn nạn, đã đi làm quân xâm lược thì cứ bày tỏ cái lòng đen của mình ra thì người ta còn đỡ tức, lại còn tử tế "mặt dầy" trước ngôn luận còn làm thì không như nói

    Trả lờiXóa
  13. nếu mà tàu khựa cậy mình to nhất giầu nhất mà chỉ việc gửi lên Liên Hiệp Quốc tấm bản đồ “đường 9 đoạn”, tuyên bố chủ quyền rồi chiếm mà thành thì cứ cho là 1 lần thành công đi ai đảm bảo tàu khựa không tham lam gửi trăm bản nữa lên liên hiệp quốc nhỉ, thế thì gửi luôn bản đồ thế giới đi cho nhanh, sau này bá chủ thế giới rồi thì chẳng phải xin ai nữa

    Trả lờiXóa
  14. TQ biết rõ rằng “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc đưa ra nằm gần với đường bờ biển của các quốc gia tiếp giáp biển Đông mà vẫn cứ làm thì chứng tỏ ông tàu này không muốn quan hệ hay đồng minh với các nước láng giềng mất rồi, thử xem ông có tự lập trên con đường tham vọng mà chưa bao giờ có 1 nước hay đế quốc nào làm được không, rồi đến lúc lên voi xuống chó mà thôi

    Trả lờiXóa
  15. chẳng hiểu nổi TQ có còn là một nước XHCN không đây, ngĩ lại thấy TQ còn bựa hơn cả các nước đế quốc như Mỹ đấy, Mỹ hay đi xâm chiếm thật nhưng bây giờ ít ra thì Mỹ bảo vệ và ủng hộ nhiều thứ cho các nước đồng minh tư bản cùng chí hướng, còn TQ thì sao, các nước XHCN thì ít rồi, đấy chính là chỗ dựa mỗi khi khó khăn mà có mỗi VN thôi TQ cũng không nể tí gì

    Trả lờiXóa
  16. Sau một thời gian im lặng Mỹ đã chính thức lên tiếng thể hiện quan điểm của mình về những âm mưu của Trung Quốc trên biển Đông vì vậy hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền củ Việt Nam trên biển Đông đã bị cả thế giới lên án cho nên Trung Quốc hãy chấm rứt ngay những hành động phi pháp của mình trên biển Đông.

    Trả lờiXóa
  17. Các hành động phi lý của họ không bao giờ trở thành sự thật, nó trái hoàn toàn với đạo đức chân lý. Việc quốc hội Mỹ ra nghị quyết bác đi đường chín đoạn của nước này cho thấy sự bất bình nhân dân tiến bộ thế giới trước hành động ngang ngược của Bắc Kinh. Tuy nhiên, để bảo vệ chủ quyền, không nên chỉ dựa vào ngoại lực mà quan trọng là sức mạnh của chính mình, từ sự đoàn kết dân tộc!

    Trả lờiXóa
  18. Chúng ta không cần quá khó khăn để nhận ra rằng Trung Quốc đã không làm rõ bằng luật lệ, tuyên cáo, hoặc văn kiện chính thức nào khác các cơ sở hay bản chất pháp lý của các yêu sách liên quan đến tấm bản đồ với đường gián đoạn mà chỉ làm càn , gây mất ổn định , hòa bình trong khu vực biển Đông mà thôi.

    Trả lờiXóa
  19. Dĩ nhiên là Mỹ sẽ không để yên cho Trung Quốc tự tung tự tác hoành hành như thế được vì sự nổi loạn của anh bạn Tàu này ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi và tầm ảnh hưởng của Mỹ , và có lẽ cũng chẳng có quốc gia hay vùng lãnh thổ nào có thể ủng hộ được những hành động , chính sách vô lí của Trung Quốc được.

    Trả lờiXóa
  20. Nói thật là sự bành trướng của Trung quốc đang trở thành hiểm họa của khu vực, thế giới , do đó không có quốc gia nào không để ý tới mỗi hành động của Trung quốc đặc biệt là Mĩ khi mà nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích , tầm ảnh hưởng của Mĩ trong khu vực , và cả các đồng minh của Mĩ

    Trả lờiXóa
  21. Ông bạn Trung Quốc này quả thật đưa ra những đòi hỏi, yêu sách rất phi lý. Sự thực của cái gọi là đường chín đoạn của Trung Quốc thực chất là thể hiện cái bản chất bành chướng, cái bản chất thâm độc của chúng để đi xâm chiếm mà thôi, làm gì có cơ sở tồn tại cái thứ gọi là đường chín đoạn lịch sử không, pháp lý không, khi đấu lý trên trường quốc tế Trung Quốc không đưa ra được bằng chứng nào thích đáng để chứng minh điều đó cả, tất cả đề là nói dối của trung quốc mà thôi.

    Trả lờiXóa
  22. Chả phải giải thích gì nhiều vì ai cũng biết rõ ràng là đường chín đoạn của bắc kinh là hoàn toàn không có chút cơ sở nào, không vì thế mà chúng không giám tham gia vụ kiện quốc tế do philippin khởi kiện, khi đưa ra biện luận trước quốc tế trung quốc không có nổi chút lý luận cơ sở nào để chứng minh, và thể hiện bằng hành động ngang ngược của chúng mà thôi.

    Trả lờiXóa
  23. Chẳng tội gì phải nghiên cứu đâu xa, chỉ cần nhìn vào những hành động của trung quốc thì biết được cái thực chất của đường chín đoạn của trung quốc, sự thật thì không bao giờ nếu có bằng chứng xác thực thì sẽ không thể hiện những hành động hung hăng như thế, chỉ có việt nam mới có cơ sở chủ quyền pháp lý đầu đủ để chứng minh mà thôi.

    Trả lờiXóa
  24. Chẳng hiểu sao mà trung quốc luôn đưa ra những cách nhìn nhận hết sức sai trái và phi lí trên biển đông.đường lưỡi bò hay đường chín đoạn chẳng có cơ sở pháp lí nào cả.chính vì thế trung quốc đừng có hoang tưởng và tự nhân vơ nữa.Việt nam và các nước có lợi ích trên biển đông sẽ không bao giờ cho trung quốc đạt được tham vọng đó.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog