Chia sẻ

Tre Làng

HẠT GIỐNG ĐỎ VÀ NHỮNG KỲ VỌNG

KhanhKim@

Hạt giống đỏ và những kỳ vọng

Những ngày qua, khi Đại hội Đảng bộ một số tỉnh thành bế mạc, công bố Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới, dư luận đặc biệt quan tâm đến những gương mặt mới trong cơ cấu lãnh đạo, đặc biệt những người trẻ tuổi được bầu vào những vị trí quan trọng.

Một trong những nhân vật gây bão dư luận là ông Lê Phước Hoài Bảo, (sinh năm 1985), Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư Quảng nam trúng vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam, nhiệm kỳ 2015-2020. Dư luận xôn xao vì đường quan lộ của ông này quá thênh thang, trên con đường danh vọng lúc ông mới tròn 30 tuổi, lại là con trai của Bí thư Tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh. Rồi kết quả Đại hội Đảng ở các tỉnh thành lần lượt được thông báo, lại một dàn danh sách cán bộ trẻ được công bố.

Theo thông tin Đại hội Đảng bộ TP Đà Nẵng ngày 16.10 đã bầu ông Nguyễn Xuân Anh, Phó bí thư thường trực Thành ủy Đà Nẵng giữ chức Bí thư, thay ông Trần Thọ. Đến thời điểm này, có thể nói ông Nguyễn Xuân Anh là Bí thư Thành ủy trẻ nhất nước. Điều mà người ta quan tâm ông Anh lại là con ông Nguyễn văn Chi nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng. 

Cũng ở Đà nẵng người cũng được nhắc nhiều là ông Nguyễn Bá Cảnh. Sinh năm 1983, ông Nguyễn Bá Cảnh, con trai của cố Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh, đã được Đại hội bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020.

Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, những thông tin từ các Đại hội Đảng bộ tỉnh thành được người dân hết sức chú ý. Sự quan tâm ấy, chỉ vì họ muốn biết ai sẽ là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo ở địa phương mình có những gì khác biệt. Chính vì vậy, khi Đại hội Đảng bộ tỉnh Hậu Giang công bố danh sách Ban Chấp hành mới, người ta lại thấy một nhân vật trẻ nữa là ông Huỳnh Thanh Phong, Giám đốc Sở Công Thương Hậu Giang, đạt 226/320 phiếu, xếp thứ 49/52 ứng viên được bầu. Nhiều người còn biết ông là con trai ông Huỳnh Minh Chắc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh này.

Người được chú ý tiếp theo là ông Nguyễn Thanh Nghị, 39 tuổi lại cũng là con trai của Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng. Tiến sĩ khoa học xây dựng, từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng, hiện là Phó bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang. Ông Nghị vừa được bầu vào cương vị mới quan trọng hơn, là Bí thư Tỉnh ủy tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang.

Một nhân vật khác từng thu hút sự chú ý của dư luận đó là ông Nguyễn Minh Triết sinh năm 1990, là con trai út của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã từng tốt nghiệp Thạc sĩ tại Anh quốc. Ông Nguyễn Minh Triết, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bình Định, được coi là Tỉnh ủy viên trẻ nhất nước khi mới 25 tuổi.

Trước tiên phải ghi nhận tinh thần trách nhiệm và sự sáng suốt của các Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở. Họ đã hết sức công tâm, thay mặt người dân, tín nhiệm chọn ra những người đủ sức, đủ tài, đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo chủ chốt tại địa phương.

Tuy nhiên bên cạnh đó, không ít ý kiến ì xèo cho rằng, cán bộ trẻ mới được đề bạt, bổ nhiệm là do mối quan hệ. Dư luận xã hội không phải không có lý, nhưng suy diễn lệch lạc cũng làm vấn đề trở nên phức tạp. 

Không thể phủ nhận thực tế là một số người được bổ nhiệm đều có tuổi đời rất trẻ và điều nhạy cảm nhất lại nằm ở chỗ họ là con của các cán bộ cao cấp ở một số địa phương và cả Trung ương. 

Còn nhớ, cách đây 61 năm (1954), Đảng và Bác Hồ với tầm nhìn chiến lược về công tác cán bộ, đã biết lựa chọn những hạt giống đỏ từ ngay trong lực lượng chính của cách mạng, đó là quần chúng, trong số đó có nhiều người là con em các đồng chí lãnh đạo cách mạng. Ngày 10/9/1954 có 100 người (62 nam,38 nữ) được lựa chọn đưa ra nước ngoài học tập để sau này trở về phục vụ đất nước. Hầu hết họ đều là con em của những người cộng sản đầu tiên, đang nắm giữ vận mệnh của đất nước lúc bấy giờ, như: Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Chu Huy Mân, Đặng Việt Châu, Lê Trọng Tấn, Trần Huy Liệu…Tiếp theo giai đoạn này, nhiều con em miền Nam cũng được ra Bắc, gửi đi Liên Xô, Trung Quốc và các nước khác để học tập, tạo nguồn cho CM miền Nam sau này. Hầu hết, số họ đều trở thành những hạt giống đỏ và hiện vẫn còn những người nắm giữ những cương vị chủ chốt trong bộ máy nhà nước và cả quân đội nhân dân Việt Nam.

Những hạt giống đỏ kể trên được đào tạo bài bản trong môi trường khắc nghiệt và vì thế hầu hết họ đều trưởng thành, mang trong người phẩm chất, nghĩa khí và truyền thống của cách mạng. Thế hệ này đã đi khắp các chiến trường, có mặt trên mọi nẻo đường của tổ quốc, mọi lĩnh vực công tác để cống hiến tài năng, bảo vệ thành quả cách mạng. Sự hi sinh, cống hiến của những con người này đã được lịch sử dân tộc ghi nhận. Bởi vậy, khách quan mà nói, chúng ta không nên quá lo lắng về sự lựa chọn cán bộ trẻ trong giai đoạn hiện nay.

Tất nhiên, sẽ là thảm họa với đất nước nếu cố tình lựa chọn những người là con em cán bộ cao cấp nhưng kém tài, kém đức, thiếu cả tâm lẫn tầm. Lỗi này sẽ thuộc về những người làm công tác cán bộ và họ nhất định sẽ bị lịch sử lên án.

Trăm ngàn lời nói cũng không thể bằng 1 việc làm cụ thể, vì thế, không cách nào khác, những cán bộ trẻ có nhân thân đặc biệt vừa được bổ nhiệm vào những vị trí quan trọng sẽ phải chứng tỏ được đức và tài của mình. Với họ, công việc, truyền thống gia đình và sự theo dõi của dư luận sẽ là áp lực ghê gớm mà họ phải vượt qua.

Người dân có quyền nghi ngờ về tài năng, trí tuệ của họ, nhưng không ít người đang kỳ vọng vào sự nỗ lực của những cán bộ trẻ này. Kết quả công tác của chính họ sẽ là câu trả lời chính xác nhất cho những nghi ngờ của dư luận.


Trên phương diện tổ chức cán bộ, ngoài cơ chế tuyển chọn thông minh, người lãnh đạo cần có sự công tâm, và minh bạch. Hình thức thi tuyển cán bộ lãnh đạo rất có thể phải được khuyến khích và không nên phụ thuộc vào quan điểm "lý lịch", tạo ra sân chơi công bằng cho cả những nhân tài không xuất thân từ những gia đình truyền thống.


Chúng ta vẫn nói "hiền tài là nguyên khí quốc gia" và là sức mạnh của dân tộc. Chính sách thu hút, trọng dụng và đãi ngộ hiền tài là thước đo sự tỉnh táo của người lãnh đạo và chính sách bất công với hiền tài cần được xem như trọng tội.


Với những gì diễn ra trên chính trường trong những ngày qua, người dân đang hi vọng những "hạt giống đỏ" có đủ đức đủ tài thể gánh vác sứ mệnh mà nhân dân và tổ quốc giao phó.

13 nhận xét:

  1. Nói hơi không liên quan một tí nhưng dù sao người ta cũng có câu hổ phụ sinh hổ tử. Ví dụ nói đến Quan Hưng ắt phải nghĩ ngay đến bố nó là Quan Vũ là đã biết nó giỏi rồi. Nói đến GS Nguyễn Lân là nghĩ ngay đến 8 người con Nguyễn Lân đều giỏi rồi (và sự thực là như vậy), nhưng trừ thằng cháu Nguyễn Lân Thắng ra nhé! Vậy nên cha truyền con nối cũng một phần vì vậy. Tuy nhiên ở xã hội hiện đại thì việc truyền ngôi như vua không còn nữa. Mọi thứ được đánh giá qua cả quá trình làm việc. Nếu không có thành tích gì thì chẳng có cơ sở gì để đề bạt cả. Thế nên đừng vội đánh giá các con ông cháu cha qua thân thế của họ . Hãy chờ xem họ làm được những gì.

    Trả lờiXóa
  2. Vẫn biết là" Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", nhân tài cần được trọng dụng, tiến cử. Nhưng trong xã hội này thì làm gì có chuyện người tài được đề bạt vào làm ở chức vụ cao cơ chứ. Tất cả mọi thứ muốn công bằng lựa chọn những hạt giống đỏ thì phải thông qua việc rà soát, đánh giá trình độ năng lực một cách khách quan, đúng sự thực. Còn kiểu con quan lại làm quan thì móc đâu ra người tài thực sự, Thời nay làm gì có kiểu cha truyền con nối, cha chúng thì giỏi thật còn chúng thì toàn là những anh hùng núp dưới cây cao bóng cả mà ngoi lên, cây mà thiếu ánh nắng thì sao mà khỏe mạnh, cứng cáp được. Hy vọng rằng những hạt giống đỏ trên sẽ lập ra được những kỳ tích cho riêng mình.

    Trả lờiXóa
  3. Chúng ta rất lấy làm tự hào vì thế hệ lãnh đạo sắp tới họ là những người rất trẻ, người trẻ có nhiều cái thuận lợi thứ nhất đó là tư duy nhạy bén, dám nghĩ dám làm, có trình độ khoa học công nghệ... Hơn nữa chúng ta thấy họ đều là những cử nhân đại học thậm chí có người được đi du học ở nước ngoài. Nói một cách sòng phẳng những người mà chúng ta nhắc ở trên đều có thân phụ đã và đang giữ trọng trách lớn trong chính quyền. Nếu mà nói họ dựa hơi bố của mình mà lên thì thực sự không hoàn toàn đúng, vì nếu như anh không làm được việc thì người ta không dựng anh lên làm gì như thế người ta cười vào cả tỉnh chứ không cười gì người lãnh đạo. Thứ hai, những người đó họ xuất thân từ những gia đình nền nếp, ngay từ khi còn nhỏ họ được tưới tắm trong môi trường đầy tính giáo dục, vậy chẳng có lý gì mà họ lại không có năng lực cả. Chúng ta hi vọng rằng đó là những hạt giống đỏ của cả nước, họ đóng góp tài năng, sức trẻ của mình cho nước nhà.

    Trả lờiXóa
  4. Sau kì đại hội lần này, ở nhiều đơn vị, tỉnh thành, số cán bộ lãnh đạo trẻ tăng lên đáng kể, hi vọng đó sẽ là lực lượng nòng cốt, đem sức trẻ, tài năng, trí tuệ của mình để cống hiến cho đất nước, không phụ niềm tin của nhân dân

    Trả lờiXóa
  5. Không thể phủ nhận thực tế là một số người được bổ nhiệm đều có tuổi đời rất trẻ và điều nhạy cảm nhất lại nằm ở chỗ họ là con của các cán bộ cao cấp ở một số địa phương và cả Trung ương. Nhưng cũng mong rằng hổ phụ lại sinh hổ tử, các đồng chí sẽ làm tốt vai trò của mình ở cương vị mới

    Trả lờiXóa
  6. Trước khi phán xét điều gì chúng ta hãy đợi, nhìn vào thực tế, những việc các đồng chí lãnh đạo trẻ sẽ làm trong tương lai, lúc đó chúng ta đánh gia cũng chưa muộn

    Trả lờiXóa
  7. Nặc danh11:46 22/10/15

    Ông Nguyễn Minh Triết: 'Phải rèn luyện để xứng đáng truyền thống gia đình'
    - Được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định khóa XIX, nhiệm kỳ 2015-2020, khi 27 tuổi, ông sẽ đóng góp gì cho Bình Định?
    - Tôi rất vinh dự và tự hào vì được tín nhiệm vào Ban chấp hành Đảng bộ khoá XIX. Đó là sự ghi nhận, đánh giá công tác Đoàn trong thời gian qua và sự tin tưởng giao nhiệm vụ của cấp ủy Đảng cho thế hệ trẻ.

    Trong thời gian tới, tôi sẽ đoàn kết cùng Ban chấp hành tỉnh đoàn tiếp tục thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu mà Nghị quyết đại hội Đoàn toàn quốc, Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh...; cụ thể hóa hai phong trào hành động cách mạng "Xung kích phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc", "Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp".

    Tôi cũng sẽ thực hiện một số phần việc mới như: ứng dụng sâu công nghệ thông tin vào công tác Đoàn, tương tác với Đoàn viên qua mạng di động, vận hành quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, đưa Tổ hợp không gian khoa học Quy Nhơn vào hoạt động, xây dựng đảo thanh niên Cù Lao Xanh, đội tàu thanh niên đánh bắt xa bờ bảo vệ chủ quyền tổ quốc, tư vấn việc làm và chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh...

    Trả lờiXóa
  8. Nặc danh11:46 22/10/15

    - Gia đình có truyền thống lãnh đạo, bố là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông bị ảnh hưởng như thế nào?

    - Tôi may mắn được sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng. Ông nội tôi hy sinh năm 1969 - khi là Thường vụ tỉnh ủy, Chính trị viên Tỉnh đội Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang). Ông ngoại hy sinh năm 1972 - khi là huyện ủy viên, Chủ tịch mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang - do trực thăng Mỹ bắn. Còn ba tôi đã tham gia quân giải phóng miền Nam khi mới 12 tuổi, ông trực tiếp chiến đấu và 4 lần bị thương, hiện ba là thương binh 2/4.

    Với truyền thống đó tôi luôn ghi nhớ, rèn luyện và cống hiến trong công tác của mình sao cho xứng đáng với các lớp cha anh đi trước đã hy sinh xương máu cho Tổ quốc, xứng đáng với truyền thống gia đình và xứng đáng với niềm tin của Đảng bộ tỉnh Bình Định.

    Trả lờiXóa
  9. Nặc danh11:47 22/10/15

    - Ước mơ nghề nghiệp của ông khi còn nhỏ là gì?

    - Tôi không nhớ rõ vào độ tuổi nào mình bắt đầu đam mê với kỹ thuật, máy móc, khoa học và những công nghệ mới. Nhưng khi tôi bắt đầu ý thức được thì bản thân đã tò mò, thích thú với môn học này. Chính vì thế, khi đi học tôi chú trọng đến những môn liên quan đến kỹ thuật, khoa học cơ bản… và đam mê đó theo mình suốt thời gian học tập. Đó cũng là lý do tôi chọn ngành kỹ thuật hàng không chế tạo tại Đại học Brunel (Anh) và lấy bằng thạc sĩ ngành học này vào tháng 9/2011.

    Cho đến nay, khi đảm nhận công tác Đoàn, tôi vẫn dành thời gian thực hiện đam mê của mình thông qua việc cập nhật kiến thức mới liên quan đến kỹ thuật động cơ. Và cũng như nhiều bạn trẻ khác, những lúc rảnh, tôi thích chơi thể thao, tìm hiểu, khám phá và đặc biệt thích tìm đến những bài thơ nổi tiếng để chiêm nghiệm.

    Trả lờiXóa
  10. Nặc danh11:47 22/10/15

    - Bảy năm học ở nước ngoài với chuyên ngành kỹ thuật, vì sao ông quyết định về nước để hoạt động Đoàn?

    - Ai cũng có ước mơ là thích ngành nào thì sẽ cống hiến lĩnh vực mình theo học, cá nhân tôi cũng thế. Tuy nhiên, phải nói công tác Đoàn đến với tôi như một cơ duyên. Thời gian học tập tại Anh Quốc, tôi có cơ hội tham gia vào hội sinh Việt Nam tại Anh. Khi đó tôi có nhiều cơ hội thử sức và nhận thấy bản thân có năng khiếu công tác Đoàn, hội. Thế nên sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, tôi chọn về nước làm công tác Đoàn.

    Trước khi đảm nhận chức vụ Bí thư Tỉnh đoàn Bình Định, tôi từng làm Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Anh. Về nước tôi nhận công tác tại Trung tâm hỗ trợ phát triển sinh viên Việt Nam, tham gia Ủy viên BCH Trung ương Đoàn, Phó trưởng ban thanh niên trường học Trung ương Đoàn.

    Tôi được sự hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm của các lớp cán bộ Đoàn đi trước, kiến thức có được từ những cách làm hay, ý tưởng mới khi công tác ở trung ương Đoàn. Có thời gian làm quen với nhiều người trẻ nên khi tiếp nhận công tác về Bình Định, cơ bản tôi không gặp quá nhiều khó khăn.

    Trả lờiXóa
  11. Nặc danh11:47 22/10/15

    Ông ứng dụng được gì từ ngành học kỹ thuật vào công tác hiện nay?

    - Học về kỹ thuật trang bị cho tôi phương pháp tiếp cận vấn đề một cách logic và đó cũng là kỹ năng rất quan trọng đối với người cán bộ Đoàn. Cá nhân tôi thấy giữa công việc trong ngành kỹ thuật và công tác Đoàn cũng có mối liên hệ. Việc có kiến thức về kỹ thuật giúp tôi tiếp cận nhanh hơn và có tham mưu về phong trào đúng đắn, hợp thời đại hơn.

    Ví dụ như Đề án đội tàu thanh niên đánh bắt xa bờ và bảo vệ chủ quyền biển đảo Tỉnh đoàn sẽ là cầu nối giữa ngư dân, nhà sản xuất và cấp lãnh đạo tìm ra phương pháp phát triển đội tàu sao cho hiệu quả kinh tế cao hơn, bảo vệ được vùng biển ngư trường của ta tốt hơn và phù hợp với kỹ thuật đánh bắt truyền thống của thanh niên ngư dân Bình Định. Tỉnh đoàn muốn tham mưu thì cần nắm bắt rõ về mặt kỹ thuật.

    Thứ hai là, xuất phát từ thực tế cho thấy việc tìm hiểu khoa học kỹ thuật của thanh niên còn hạn chế, thời gian qua, với sự hỗ trợ của giáo sư Trần Thanh Vân – Lê Kim Ngọc, tôi đã đề xuất một công trình tổ hợp không gian khoa học với mong muốn giúp thanh niên Việt Nam được tiếp cận, gặp gỡ những kiến thức khoa học kỹ thuật, những nhà khoa học hàng đầu thế giới để đưa khoa học nước nhà đi lên. Năm 2020 đất nước ta sẽ cơ bản là nước công nghiệp hiện đại, muốn như vậy thì thế hệ trẻ phải đi đầu trong việc làm chủ khoa học kỹ thuật và công nghệ.

    Trả lờiXóa
  12. như người viết đã nhắc đến, nghi ngờ là quyền của nhân dân, và điều đó là hết sức bình thường, nếu muốn nhân dân hết nghi ngờ thì các vị đó phải tập trung mà làm việc, mà không phải là việc cá nhân các ông, đó là việc vì nhân dân, đặt lợi ích chính đáng của nhân dân lên hàng đầu. Bên cạnh đó, nhân dân có quyền giám sát, và phải giám sát những cán bộ lãnh đạo này. Đó là việc cần làm lúc này chứ không phải là cái việc suốt ngày xì xào bán tán nói này nói nọ, thiếu niềm tin vào người khác.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog